11 Apr, 2021
Viết blog
Một bạn trẻ hỏi tôi: “Sao thầy không viết sách giáo khoa như các giáo sư khác? Sao thầy viết các blog, những bài ngắn cho sinh viên? Sách chắc có tính chuyên nghiệp hơn và danh giá hơn là phong cách của những câu hỏi và câu trả lời ngắn. Nếu thầy muốn, em có thể giới thiệu thầy cho các nhà xuất bản những người muốn có sách giáo khoa của thầy.”
Tôi giải thích: “Tôi đã viết bốn cuốn sách giáo khoa rồi. Tôi phải mất tới một năm rưỡi để hoàn thành một cuốn sách. Nhà xuất bản lại mất thêm nửa năm nữa để làm cho nó được xuất bản cho nên đến lúc cuốn sách sẵn sàng nó đã bị chậm mất hai năm. Ngày nay công nghệ thay đổi rất nhanh, hai năm là thời gian dài. Ở Mĩ phần lớn các sách giáo khoa đều đắt vì các thứ thay đổi nhanh cho nên đời sách giáo khoa thường kéo dài quãng ba năm rồi nó có thể bị lạc hậu. Nhà xuất bản trong kinh doanh làm tiền cho nên với sách giáo khoa mà chỉ kéo dài ba năm họ phải tính giá rất cao. Tôi không muốn sinh viên trả giá cao cho nên tôi thôi viết sách giáo khoa. Với internet và website, tôi có thể viết các blog và những bài ngắn mà sinh viên có thể học không mất phí nào. Ngày nay phần lớn các blog của tôi và những bài báo ngắn đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Chúng rất phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kì vì tôi cũng dạy ở các nước đó. Ở Trung Quốc, chúng được thu thập và xuất bản như những sách giáo khoa ngắn và bán với giá rất phải chăng.
Có lí do để giữ nó ngắn và cô đọng. Có vài nghiên cứu về cách sinh viên đại học đọc sách giáo khoa nhưng về căn bản có hai kiểu sinh viên. Kiểu thứ nhất đọc sách một cách chậm rãi, từng chương một, từng chủ đề một và cho phép tài liệu được “hấp thu” vào kí ức họ. Kiểu thứ hai đọc nhanh; nhảy qua nhiều trang và chương để đi tới kết luận hay phần tóm tắt với hi vọng rằng việc học sẽ xảy ra “một cách kì diệu” trong kí ức của họ. Nhiều sinh viên đại học ngày nay thuộc vào kiểu thứ hai cho nên việc học của họ không đủ sâu để nói được một cách có ý thức về các ý tưởng chính. Không may, nhiều giáo sư viết sách giáo khoa muốn sách của họ là hiểu được với nhiều chi tiết và nhà xuất bản cũng muốn sách càng dầy nhất có thể được để cho họ có thể làm được nhiều tiền. Sách càng dầy, họ càng có thể bán được nhiều tiền. Điều đó làm nản lòng sinh viên không dám đọc vì dường như là sách càng dầy, tài liệu càng khó hơn. Phần lớn sinh viên đã sợ sách giáo khoa và mong đợi tài liệu khó cho nên họ không được khuyến khích đọc sách dầy. Đó là lí do tại sao tôi thích giữ cho các thứ ngắn và cô đọng để khuyến khích sinh viên đọc. Tôi cố gắng viết thường xuyên để giữ cho tài liệu được thời sự để sinh viên sẽ có những điều cập nhật nhất. Tất nhiên, một số bạn tôi nói rằng chúng không đủ tốt để là bài báo chuyên môn của giáo sư đại học, tôi không viết bài báo để được xuất bản trong tạp chí hàn lâm, đây là các blog chứ không là bài báo nghiên cứu. Hi vọng của tôi là để cho nhiều sinh viên đọc và chia sẻ thông tin về điều đang xảy ra trong thế giới công nghệ vì họ sẽ cần thông tin này để lập kế hoạch cho nghề nghiệp của họ, lựa chọn học cái gì và mở rộng tri thức của họ trong thời đại thông tin này.
—-English version—-
Writing blog
A young friend asked me: “Why don’t you write textbooks like other professors? Why do you write blogs, short articles for your students? A book would be more professional and more prestige than the short questions and answers style. If you want, I can introduce you to publishers who would like to have your textbooks.
I explained: “I have written four textbooks already. It took me about one and a half year to complete one book. It took the publisher another half year to have it published so by the time the book was ready it is already two year late. Today technology changes very fast, two years is a long time. In the U.S. most textbooks are expensive because things change fast so the life of a textbook usually lasted about three years than it can be obsolete. Publisher is in the business to make money so for textbook that only lasted three years they have to charge very high prices. I did not want students to pay high prices so I stopped writing textbooks. With the internet and website, I can write blogs and short articles that students can learn at no charge. Today most of my blogs and short articles have been translated to several languages. They are quite popular in China, Korea, Japan, Vietnam and Turkey since I also taught in those countries. In China, they are collected and published as a short textbooks and sell at very reasonable prices.
There is a reason to keep it short and concise. There are several studies about how college students read textbooks but basically there are two types of students. The first type reads the book slowly, chapter by chapter, topic by topic and allows the material to be “absorbed” in to their memories. The second type reads quickly; skip pages and chapters to go to the conclusion or summary part hoping that learning will happen “miraculously” in their memories. Many college students today are the second type so their learning is not deep enough to consciously articulate the main ideas. Unfortunately, many professors who write textbooks want their books to be comprehensive with a lot of details and publishers also want the book to be as long as possible so they can make more money. The thicker the book, the more money they can sell. That will discourage students to read because it seems that the thicker the book, the more difficult the material. Most students already fear textbooks and expect materials to be difficult so they are not motivated to read a thick book. That is why I like to keep thing short and concise to encourage students to read. I try to write often to keep the materials current so students will have the most up to date. Of course, some of my friends said that they are not good enough to be a professional paper of a college professor, I do not write articles to be published in academic journal, these are blogs not research paper. My hope is to have more students to read and share information about what is happening in the technology world as they will need this information to plan for their careers, select what to study and broaden their knowledge in this information age.