Viễn kiến là phương hướng của công ti khởi nghiệp. Nó phải rõ ràng và đơn giản, viễn kiến phức tạp làm cho mọi người khó hiểu. Viễn kiến của Bill Gates là đơn giản: “Đưa máy tính cá nhân vào trong từng và mọi doanh nghiệp và gia đình để trợ giúp cho họ trong công việc hàng ngày, và chắc tất cả máy tính đều dùng phần mềm của Microsoft.”

Trong cuộc phỏng vấn về thành công của Microsoft, Bill Gates giải thích: “Chính viễn kiến của chúng tôi đã không thay đổi từ ngày công ti được thành lập.” Ông ấy biết trước về phần mềm có thể trở thành cái gì - bởi vì mọi người có thể mua PC từ nhiều công ti phần cứng nhưng tất cả sẽ làm việc trên cùng một phần mềm, phần mềm của ông ấy. Vào thời đó (1982) khi phần lớn các công ti đều hội tụ vào phần cứng (IBM, HP, Apple, và Atari v.v.) ông ấy đã định vị công ti của mình để chi phối ngành công nghiệp bằng phần mềm của ông ấy. Đó là điều viễn kiến lớn phải vậy – nhìn về trước tới tương lai và nhắm đích thị trường lớn nhất có thể được.

Để vượt qua nhiều nhiệm vụ thách thức, Bill Gates và tổ của ông ấy đã phát triển phần mềm 24 giờ trong những ngày đầu của Microsoft để làm cho công ti của ông ấy tăng trưởng nhanh. Ông ấy nói: “Chúng tôi không muốn có sản phẩm mà không phải là sản phẩm chi phối.” Là công ti khởi nghiệp, Gates bao giờ cũng muốn thuê nhiều người phần mềm để tạo ra bộ đầy đủ các sản phẩm phần mềm. Điều này mâu thuẫn với lí thuyết kinh doanh về “đi chậm và tránh rủi ro.” Ông ấy nói: “Chúng tôi đã không né tránh rủi ro, trong khởi nghiệp bạn phải nhận rủi ro.” Bên cạnh việc làm điều đó, Gates nhắm tới mục tiêu cao bằng việc khởi đầu ở thị trường địa phương với MS DOS, nhanh chóng chuyển sang thị trường quốc gia bằng cách khử PC DOS và thâu tóm thị trường bị IBM kiểm soát, và chung cuộc thâu tóm thị trường thế giới bằng Window. Và ông ấy đã làm điều đó với cùng viễn kiến đơn giản nhưng mạnh mẽ. Ông ấy muốn Microsoft xây dựng nhiều sản phẩm chất lượng như nó có thể làm. Ông ấy nói: “Chúng tôi chưa bao giờ nhìn bản thân chúng tôi như bị giới hạn. Chúng tôi theo công thức thần kì riêng của mình để đặt phần mềm chất lượng vào mọi thứ chúng tôi làm.”

Ngay cả khi ông ấy từ chức khỏi Microsoft năm 2008, ông ấy vẫn tiếp tục động viên người của ông ấy. Ông ấy tuyên bố: “Đây mới chỉ là bắt đầu. Trong tương lai, máy tính sẽ trở nên được tham gia vào nhiều trong việc xã hội hoá con người, giáo dục các cá nhân, cho phép mọi người làm nhiều điều hơn và tham gia vào những cách thức theo đó các phân đoạn thị trường được cấu trúc và Microsoft sẽ đóng vai trò quan trọng đối với điều này.”

Đơn giản bởi việc hội tụ vào phần mềm máy tính, là cái gì đó mà ông ấy hiểu rõ, ông ấy nhận ra có cơ hội đặc biệt mà người khác bỏ quan và đã xây dựng một công ti theo nó và đã nổi lên như một trong những nhà doanh nghiệp thành công nhất của thế kỉ 21. Khi ông ấy mới bước qua tuổi 32 năm 1987, ông ấy đã là tỉ phú trẻ nhất của đất nước với $1.5 tỉ đô la. Vài năm sau đó, ông ấy là người giầu nhất trên trái đất với $64 tỉ đô la. Khi ông ấy viếng thăm CMU, ông ấy đã khuyên các sinh viên: “Có viễn kiến là mọi thứ. Nó đặt ra phương hướng cho công ti của bạn và bạn phải chắc rằng mọi người hiểu nó.”

Nhiều nhà doanh nghiệp giả định rằng người của họ hiểu viễn kiến của họ. Thường có lỗ hổng lớn giữa viễn kiến của họ và điều người của họ thấy như viễn kiến. Không may nhiều nhà doanh nghiệp không biết họ đã diễn đạt viễn kiến của họ tốt đến đâu cho người của họ. Nhiều nhà doanh nghiệp lẫn lộn viễn kiến và diễn văn. Tôi đã thấy viễn kiến được viết trong nhiều trang giấy dựa trên bài nói mà họ nói cho người của họ. Điều này dẫn tới lẫn lộn về phương hướng của công ti vì mọi người cảm nhận mọi sự khác nhau. Nhà doanh nghiệp thành công là những người có thể trao đổi rõ ràng viễn kiến theo cách là mọi người trong công ti có thể dễ dàng hiểu được. Họ không giả định rằng điều họ nói là điều mọi người nghe. Họ thường kiểm tra lại để chắc rằng viễn kiến họ nói là cùng viễn kiến mọi người có. Khi viễn kiến không rõ ràng, mọi người có thể có ý kiến khác về nó là gì rồi làm bất kì cái gì dường như là tốt nhất cho họ.

Trong lớp nhà doanh nghiệp của tôi, tôi bao giờ cũng nhắc sinh viên rằng nếu họ không thể phát biểu viễn kiến trong một hay hai câu thì họ không có viễn kiến. Một cách đơn giản để kiểm tra viễn kiến của công ti khởi nghiệp là đề nghị mọi người viết ra viễn kiến trên một mảnh giấy. Nếu họ có thể viết ra nó đúng đắn, thì bạn làm một việc tốt trong trao đổi về viễn kiến của bạn. Nếu không bạn có thể chuẩn bị cho bản thân mình trao đổi tốt hơn về viễn kiến của bạn trong tương lai.

—-English version—-

Startup Vision

The vision is the direction of the startup. It must be clear and simple, a complex vision make it difficult for people to understand. The vision of Bill Gates is simple: “Put a personal computer within each and every business or home in order to assist them in their everyday work, and make sure all of them use Microsoft software.”

In an interview about the success of Microsoft, Bill Gates explained: “It is our vision which has not altered since the day the company had been founded”. He knew ahead of what software could become - because people can buy PCs from a lot of hardware companies but all will work on the same software, his software. At that time (1982) when most companies were focusing on hardware (IBM, HP, Apple, and Atari etc.) he already positioned his company to dominate the industry with his software. That was what a great vision should be – looking forward to the future and target the largest market possible.

In order to overcame many challenging tasks, Bill Gates and his team developed software 24 hours in the earlier days of Microsoft to make his company grew fast. He said: “We did not want to have product which was not a dominant product”. As a startup, Gates had always wanted to hire far more software people to create a complete collection of software products. This contradict with business theories about “moving slowly and avoid risk” He said: “We did not avoid risks, in entrepreneurship you must take risk.” Besides doing that, Gates aimed high by starting at the local market with MS DOS, quickly move to the national market by eliminate PC DOS and captured the market controlled by IBM, and ultimately captured the world market with Window. And he did it with the same simple but powerful vision. He wanted Microsoft to build a lot of quality products as it possibly can. He said: “We never saw ourselves as confined. We follow our own magic formula to put quality software in everything we do.”

Even when he resigned from Microsoft in 2008, he continued to motivate his people. He declared: “This is only the beginning. In the future, computers would become a lot more involved with socializing people, educating individuals, allowing people to do more things and engaging the manners in which market segments are structured and Microsoft will play a very important role in regard to this.”

Simply by focusing on computer software which was something that he understood well, he realized there is a special opportunity that others overlooked and built a company on it and emerged as one of the most successful entrepreneurs of the 21st century. Just when he turned 32 in 1987, He was the country’s youngest billionaire with $1.5 billion. Few years after that, he was the richest person on earth with $64 billion. When he was visiting CMU, he advised students: “Having a vision is everything. It sets the direction for your company and you must make sure that everybody understands it.”

Many entrepreneurs assume that their people understand their vision. Often there is a big gap between their vision and what their people see as the vision. Unfortunately many entrepreneurs do not know how well they have expressed their vision to their people. Many entrepreneurs confused vision and speech. I have seen vision written in several pages based on a speech that they gave to their people. This lead to confusion about the direction of the company as people perceives things differently. The successful entrepreneurs are those who can clearly communicate the vision in a way that everybody in the company can easily understand. They do not assume that what they said is what people heard. They often check to make sure that the vision they said is the same vision that the people have. When the vision is not clear, people may have different opinion on what it is then do whatever seems best to them.

In my Entrepreneur class, I always remind students that if they cannot state a vision in one or two sentence than they do not have a vision. A simple way to test a startup’s vision is asking people to write down the vision on a piece of paper. If they can write it correctly, than you are doing a good job in communicate your vision. If not you can prepare yourself to better communicate your vision in the future.