Mọi học kì, tôi mời các nhà chuyên môn công nghiệp tới và cho bài giảng cho sinh viên của tôi để cho họ biết cái gì đang xảy ra trong công nghiệp. Hôm qua Ts. Chakra Vishnu, một giáo sư từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là diễn giả mời trong lớp của tôi. Sau đây là điều ông ấy chia sẻ với sinh viên của tôi:

“Đến năm 2020 Mĩ sẽ cần thêm 1.4 triệu việc làm công nghệ thông tin (CNTT) mới, nhưng chỉ có thể rót vào một phần ba số đó cho nên họ sẽ phải thuê nhiều công nhân CNTT có kĩ năng từ các nước khác để đáp ứng cho nhu cầu này và có lẽ phần lớn số này sẽ tới từ Ấn Độ. Tôi chắc là các bạn có thể hỏi tại sao Ấn Độ? Cho nên để tôi chia sẻ với các bạn về hệ thống giáo dục trong một trong những đại học hàng đầu của Ấn Độ và tại sao sinh viên của họ đang được tuyển mộ trên khắp thế giới.”

“Ấn Độ có trên 1.3 tỉ người và dân số vẫn đang tăng lên cho nên cuộc sống là vất vả và cạnh tranh là dữ dội trong gần như mọi thứ. Từ tuổi trẻ, trẻ em Ấn Độ đã được dạy rằng cách duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn là giáo dục cho nên cạnh tranh để có được giáo dục tốt là dữ dội. Có vài trường tiểu học hàng đầu trong các trường tiểu học, vài trường trung học hàng đầu trong các trường trung học, và tất nhiên, có vài trường đại học hàng đầu. Tất cả các trường hàng đầu này đều có những chủ đề chung: Họ tất cả  đều hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) cho nên người tốt nghiệp của họ rất giỏi trong các khu vực này, khi so sánh với học sinh của các trường khác. Bạn có thể hình dung sức ép và cạnh tranh để vào được các trường này. Không thể nào vào được các trường trung học hàng đầu nếu bạn không xuất thân từ các trường tiểu học hàng đầu, và rất khó vào các đại học hàng đầu nếu bạn không tốt nghiệp từ các trường trung học hàng đầu. Trong số các đại học hàng đầu của Ấn Độ có Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), một hệ thống gồm 16 đại học độc lập ở các thành phố khác nhau ở Ấn Độ.”

“Mơ ước của mọi học sinh trung học là được nhận vào Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) vì người tốt nghiệp từ viện này được tuyển mộ nhiều từ các công ti trên khắp thế giới. Mỗi năm quãng một triệu sinh viên Ấn Độ lấy kì thi vào IIT nhưng chỉ 10,000 được nhận. Ngay cả họ vào rồi, cạnh tranh vẫn dữ dội giữa các sinh viên để qua các kì thi, câu hỏi và được điểm tốt. Phần lớn các sinh viên dành trung bình 14 giờ học tập một ngày, bẩy ngày một tuần trong toàn bộ năm học vì có các bài kiểm tra hàng tuần và nhiều thách thức mà sinh viên phải vượt qua để là người giỏi nhất của Ấn Độ. Với một đất nước có 1.3 tỉ người, người giỏi nhất thực sự là rất giỏi.”

“IIT được xếp hạng là hệ thống đại học tốt nhất với các chương trình đào tạo tốt nhất. Bên cạnh đào tạo kĩ thuật, sinh viên phải đọc nhiều tin tức và bài báo công nghệ để tham gia vào trong tranh luận để mở rộng tri thức của họ cho nên họ bao giờ cũng được thông tin về điều đang xảy ra trên khắp thế giới. Trong thời gian cuối tuần, có các tranh luận theo tổ trên khắp các trường về các chủ đề khác nhau dưới sự giám sát của các giáo sư. Các tổ thắng thu được nhiều chú ý hơn cho nên sinh viên học các kĩ năng mềm như kĩ năng trình bày, kĩ năng trao đổi, kĩ năng nói chỗ công cộng và kĩ năng lãnh đạo v.v. Là một giáo sư, tôi cho các tổ này các chủ đề và họ phải nghiên cứu để học rồi trình bày cho toàn trường trong các cuộc tranh luận. Vì có nhiều tổ cạnh tranh, sinh viên phải học kĩ về chủ đề nếu không họ sẽ thua các tổ khác vì cạnh tranh cũng là dữ dội. Phần lớn các chủ đề là về công nghệ mới, xu hướng mới và bằng việc tham gia vào trong tranh luận, sinh viên học nhiều về cách hiểu của họ và điều đó khuyến khích thái độ học liên tục. Chẳng hạn, chủ đề có thể là: “Phân tích dữ liệu lớn và trinh sát doanh nghiệp truyền thống” nơi họ phải thảo luận về khác biệt giữa hai điều này cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng điều này; “Toàn cầu hoá và xã hội tri thức”, nơi họ học rút ra các kết luận về các xu hướng hiện thời; “Di động và phát kiến tiếp” v.v. Tranh luận là cách khác để khuyến khích việc học cả đời từ năm đầu cho nên sinh viên được điều chỉnh tốt với các xu hướng trong công nghiệp. Đó là lí do tại sao sinh viên của chúng tôi phát triển cả tri thức chiều rộng và chiều sâu về nhiều chủ đề. Đó là lí do tại sao họ được các công ti công nghệ hàng đầu tìm kiếm và phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi hiện đang làm việc ở các vị trí hàng đầu trong những công ti này.”

“Trong nhiều năm, IIT bị phê bình là chỗ hỗ trợ cho hiện tượng “chảy não.” Vì nhiều người tốt nghiệp IIT liên tục theo đuổi bằng cấp cao hơn ở Mĩ hay châu Âu rồi sau khi tốt nghiệp, phần lớn ở lại và làm việc trong các nước đó, cho nên chúng tôi mất nhiều người tài giỏi nhất. Khi danh tiếng của IIT lan rộng do các chương trình đào tạo xuất sắc, Ấn Độ đã trải qua việc di dân qui mô lớn của những người tốt nghiệp IIT sang Mĩ, đặc biệt là tới thung lũng Silicon nơi một phần ba các công ti công nghệ cao bây giờ được làm chủ và quản lí bởi người Ấn Độ. Tất nhiên, chính phủ Ấn Độ phàn nàn rằng Mĩ được lợi từ giáo dục tốt nhất được trả bằng tiền thuế của người đóng thuế Ấn Độ. Mĩ biện minh rằng tiền được gửi về nhà của người Ấn Độ hải ngoại đã là nguồn chính đóng góp cho sự thịnh vượng kinh tế của Ấn Độ. Bất kể tới vấn đề chính trị, có một xu hướng mới rằng nhiều người tốt nghiệp IIT người thành công ở Mĩ đã trở về Ấn Độ và phát triển công nghiệp công nghệ thành công ở Bangalore và Hyderabad và nó bắt đầu lan rộng sang các thành phố khác. Tình huống này đã xảy ra trong những năm 1990 khi chính phủ Ấn Độ đã thay đổi một số luật để mở cho kinh tế Ấn Độ bằng việc khuyến khích nhiều công ti tư vận hành từ các thị trường đóng trước đây. Những sáng kiến này khuyến khích sinh viên IIT đi vào làm doanh nghiệp bằng việc tạo ra công ti riêng của họ và khuyến khích nhiều người nước ngoài đầu tư vào những công ti này. Việc làm khoán ngoài các việc kĩ thuật từ Mĩ và Tây Âu cũng đã tạo ra các cơ hội cho người tốt nghiệp IIT ở Ấn Độ đi vào kinh doanh này và với lực lượng lao động có kĩ năng đã sẵn có, “phép màu kinh tế” xảy ra và liên tục tới ngày nay, việc làm khoán ngoài CNTT đem về nhà quãng $100 tỉ đô là một năm và hỗ trợ cho năm triệu người có việc làm được trả lương cao cho nền kinh tế của Ấn Độ.”

“Với việc bổ nhiệm Satya Nadella làm giám đốc điều hành của Microsoft, nhiều người bây giờ nhận ra rằng nhiều công ti lớn đang được quản lí bởi những người quản lí gốc Ấn Độ. Danh sách này bao gồm những công ti khổng lồ như Pepsi Cola, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, Diageo, Food giant Reckitt Benckiser và Global Foundries. Nếu bạn nhìn kĩ hơn vào trong những người quản lí hàng đầu Ấn Độ thành công này, bạn sẽ thấy rằng phần lớn trong họ vẫn trong độ tuổi 40 trẻ hơn nhiều khi so sánh với những người quản lí Mĩ hàng đầu đang ở độ tuổi cuối 50. Hầu hết tất cả họ đều tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của Mĩ và Anh bên cạnh các trường Ấn Độ của họ. Gần như tất cả họ đều bắt đầu là người kĩ thuật rồi leo lên các vị trí quản lí. Phần lớn trong họ trưởng thành với công nghệ và chính tri thức chuyên gia về công nghệ cho họ chiếc thang để đi lên. Về căn bản, họ tất cả đều có được vị trí đúng vào thời điểm đúng vì đây là thời đại Thông tin nơi tri thức và kĩ năng kĩ thuật là yếu tố then chốt cho thành công. Như Steve Jobs đã nói “kết nối mọi chấm để thấy tương lai” nếu bạn nhìn kĩ vào trong những người quản lí hàng đầu này, cũng như điều bạn thấy ngày nay và nơi bạn muốn đi, thì bạn sẽ thấy rằng chính tri thức và kĩ năng của bạn đưa bạn đi xa trong nghề nghiệp hơn những người khác.”

“Tôi tin lí do những người này có được vị trí hàng đầu vì tri thức và kĩ năng của họ vì họ liên tục học suốt cuộc đời của họ. Họ phạm sai lầm nhưng học từ nó và tại IIT, chúng ta dạy sinh viên kiên nhẫn và học từ sai lầm. Bạn có thể thấy rằng những quan chức điều hành Ấn Độ hàng đầu đã vươn lên qua xếp hạng tại công ti của họ; họ liên tục học qua thời gian. Chẳng hạn, Nooyi gia nhập Pepsi năm 1994, Jain nhận việc đầu tiên tại Deutsche Bank năm 1995, Menezes đã ở cùng Diageo từ 1997, Narayen được thuê bởi Adobe năm 1998, và Nadella dành 22-năm với Microsoft. Tất cả họ đều đi lên qua nỗ lực riêng của họ. Không có gì đặc biệt về họ bên cạnh tri thức và kĩ năng của họ mà tất cả họ đều nhận được từ viện giáo dục tốt nhất như IIT. Tất nhiên, họ không chỉ học kĩ năng kĩ thuật mà họ cũng kế thừa từ văn hoá phong phú của chúng tôi, điều dạy cho họ khiêm tốn, bền bỉ, kiên nhẫn, và làm việc chăm chỉ. Tôi nghĩ trong thời đại thông tin này, sẽ có nhiều người từ châu Á sẽ sớm nổi lên để lãnh đạo xã hội tri thức và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhiều người sẽ tới từ Ấn Độ.”

—English version—

The Indian Institute of Technology

Every semester, I invite industry professionals to come and give lecture to my students so they know what is happening in the industry. Yesterday Dr. Chakra Vishnu, a Professor from Indian Institutes of Technology (IIT) is a guest speaker in my class. Following was what he shared with my students:

“By the year 2020 the U.S will need additional 1.4 million new Information Technology (IT) jobs, but can only fill a third of them so they will have to hire more skilled IT workers from other countries to meet the needs and probably most of them will come from India. I am sure you may ask why India? So let me share with you about the education system in one of India’s top universities and why their students are being recruited all over the world.”

“India has over 1.3 billion people and the population is still increasing so life is hard and competition is fierce on almost everything. From young age, Indian children are taught that the only way to escape poverty is education so competition to get the best education is fierce. There are few top elementary schools among elementary schools, few top high schools among high schools, and of course, few top universities. All these top schools share common themes: They all focus in science, technology, engineering and math (STEM) so their graduates are very good in these areas, as compare with students from other schools. You can imagine the pressure and competition to get into these schools. It is impossible to get into top high schools if you do not come from top elementary schools, and it is very difficult to get into top universities if you do not graduate from top high schools. Among India’s top universities is the Indian Institutes of Technology (IIT), a system of 16 independent universities locate in different cities in India.”

“The dream of every high school students is to win admission to the Indian Institutes of Technology (IITs) because graduates from this institute are highly recruited by companies all over the world. Each year about one million Indian students take the entrance exam to IIT but only 10,000 get accepted. Even they get in, competition is fierce among students to pass tests, quizzes and get good grades. Most students spends on the average 14 hours of study a day, seven days a week during the entire school years because there are weekly tests and many challenges that students must overcome to be the best of India. For a country of 1.3 billion people, the best is really the very best.”

“IIT is ranked as the best university system with the best training programs. Beside technical trainings, students must read a lot of technology news and articles to engage in debates to broaden their knowledge so they are always informed on what is happening all over the world. During weekend, there are team debates all over the school in different topics under the supervision of professors. The winning teams get more attention so students learn soft-skills such as presentation skills, communication skills, public speaking skills and leadership skills etc. As professor, I give these teams topics and they have to research to learn then present to the entire school during the debate. Since there are several teams in the competition, students must learn the topic well else they will lose to others as competition is also fierce. Most of the topics are about new technology, new trends and by participate in the debate, students learn a lot on their own and that encourages the continuous learning attitude. For example, topics could be: “Big data analytics and traditional business intelligence” where they have to discuss the difference between the two as well as advantages and disadvantages of each; “Globalization and the knowledge society”, where they learn to draw conclusion on current trends; “Mobility and the next innovation” etc. The debate is another way to encourage lifelong learning from the early year so students are well-adjusted to the trends in industry. That is why our students develop both wide and deep knowledge on several subjects. That is why they are sought after by top technology companies and most of our graduates are now working in top positions in these companies.”

“For several years, IIT is being criticized as the place that supports the “brain drain” phenomena. Because many IIT graduates continue pursuing higher degrees in the U.S or Europe then after graduated, most stay and work in those countries, so we lost a lot of the best talented people. As the reputation of IIT spread due to the excellent training programs, India experienced a large scale emigration of IIT graduates to the U.S. especially to Silicon Valley where a third of the high tech companies are now owned and run by Indian. Of course, India government complained that the U.S is benefited from the best education paid for by Indian taxpayers’ money. The U.S argued that the money sent home by Indian oversea has been a major source that contributes to the India’s economic prosperity. Regardless the political issue, there is a new trend that many IIT graduates who succeed in the U.S. have returned to India and develop successful technology industry in Bangalore and Hyderabad and it begins to spread to other cities. This situation happened in 1990s when India’s government changed some laws to open up the Indian economy by encourage more private companies to operate from previously closed markets. This initiatives encourage IIT students to get into entrepreneurship by create their own companies and encourage more foreigners to invest in these companies. The outsourcing of technical jobs from the U.S. and Western Europe have also created opportunities for IIT graduates in India to get into this business and with the skilled workforce already available, the “economic miracle” happened and continue to today, the IT outsourcing bring home about $100 billion a year and support over five million high paying jobs for India’s economy.”

“With the appointment of Satya Nadella as chief executive officer of Microsoft, many people now realize that many large companies are managed by Indian-born managers. The list includes giants such as Pepsi Cola, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, Diageo, Food giant Reckitt Benckiser and Global Foundries. If you look closely into these successful Indian top managers, you will find that most of them are still in the 40s which is much younger as compare to other top U.S managers who are in the late 50s. Almost all of them graduated from top U.S. and U.K. universities in addition to their Indian schools. Almost all of them started as technical person then climb up into management positions. Most of them grow up with technology and it is technology expertise that gives them the ladder to move up. Basically, they are all get to the right place at the right time because this is the Information age where technical knowledge and skills are the key factors to succeed. As Steve Jobs often said “connect all the dots to see the future” if you look closely into these top managers, as well as what you see today and where you want to go, then you will see that it is your knowledge and skills that take you further in your careers than others.”

“I believe the reason these people get to the top position because of their knowledge and skills as they continue to learn all their lives. They make mistakes but learn from it and at IIT, we teach student to be persevere and learn from mistakes. You can see that most top Indian executives had risen through the ranks at their companies; they continue to learn thoroughly over time. For example, Nooyi joined Pepsi in 1994, Jain took his first job at Deutsche Bank in 1995, Menezes has been with Diageo since 1997, Narayen was hired by Adobe in 1998, and Nadella spent 22-year with Microsoft. They all moved up through their own efforts. There is nothing special about them beside their knowledge and skills that they all received from the best education institutions such as IIT. Of course, they do not just learn technical skills but they also inherit from our rich culture that taught them to be humbled, persevere, patience and working hard. I think in this information age, there will be more people from Asia will emerged soon to lead the knowledge society and I will not be surprised if more will come from India.”