20 Mar, 2021
Việc đọc và bộ não
Trong nhiều năm các nhà khoa học bao giờ cũng nghĩ rằng cấu trúc não con người không thay đổi sau tuổi thơ ấu. Nhưng trong 20 năm qua, đã có bùng nổ các khảo cứu chỉ ra bộ não người có tính thích ứng thế nào, và một trong những điều làm mê say nhất vừa mới được các nhà khoa học của Carnegie Mellon University công bố.
Viết trong tạp chí Neuron, các nhà nghiên cứu não Marcel Just và Timothy Keller nói rằng chỉ sau sáu thàng hướng dẫn đọc tập trung, trẻ con đã từng là người đọc kém đã không chỉ có khả năng cải tiến kĩ năng của chúng, mà còn tăng trưởng những kết nối chất trắng trong não của chúng. Cho dù một phần ba tới một phần năm học sinh cấp một không đạt tới cùng mức kĩ năng như nhóm các người đọc xuất sắc khác, kết nối chất trắng của chúng trong một con đường đặc thù ở bên trái não chúng đã trở nên vững chắc như những kết nối trong nhóm đọc hàng đầu. Trong khi đó, những người đọc kém, có tham dự các lớp thường mà không có hướng dẫn đọc tập trung không biểu lộ thay đổi nào trong kết nối mô não.
Chất trắng trong các sợi thần kinh chịu trách nhiệm kết nối khu vực “tư duy” này của não với khu vực khác. Nó tạo ra một nửa khối lượng não, và khảo cứu của Carnegie Mellon là một trong vài khảo cứu đã chứng tỏ rằng não thực tế có thể thay đổi các kết nối của nó qua việc học và đặc biệt qua việc đọc. Có nghiên cứu tăng lên về tầm quan trọng thế nào mà những đường nhỏ chất trắng này giúp cho não thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Tổ Just-Keller tại CMU đã chỉ ra trong một khảo cứu sớm hơn rằng miền chất trắng là không được tổ chức trong người lớn có bệnh tâm thần nghiêm trọng. Bây giờ họ đã chỉ ra rằng chất trắng trong trẻ em mà không có khả năng đọc có thể được tái tổ chức cho tốt hơn. Để đo các thay đổi này, các nhà khoa học dùng kĩ thuật quét não có tên là lấy ảnh căng cơ khuếch tán, nó phát hiện những thay đổi trong luồng nước chảy giữa các đường nhỏ chất trắng.
Ts. Just nói ông ấy không đặc biệt ngạc nhiên rằng những đứa trẻ được đào tạo thêm đã không thực hiện được như những đứa có kĩ năng như người đọc giỏi nhất trong lớp của chúng. Ông ấy nói: “Điều đó giống đưa những người khuyết tật thân thể, cho họ đào tạo nào đó nhưng rồi nói họ vẫn không đủ giỏi như vận động viên chuyên nghiệp.” Kết luận là những cải tiến chất trắng có liên quan nhiều tới bao nhiêu giờ chúng đọc hơn là chúng đọc tốt thế nào. Không có hoài nghi rằng mọi người đều có khả năng cải tiến não của họ bằng việc đọc nhiều hơn. Có một khảo cứu khác tại Oxford đem so sánh thành công của sinh viên đại học với khối lượng tài liệu mà họ đọc và thấy rằng đa số những người chiếm hàng đầu ở đại học, những người bao giờ cũng đứng đầu lớp họ, cũng là những người khao khát đọc. Một trong những sinh viên giỏi nhất thừa nhận rằng anh ta đọc trung bình hai cuốn sách một tuần trong mười năm qua. Các nhà khoa học bây giờ tin rằng việc học, đặc biệt việc đọc thực tế có thể làm thay đổi tình trạng thể chất của não và cải tiến hiệu năng. Một nhà khoa học Oxford nói: “Chúng tôi đã không có khả năng chứng minh rằng những người đọc nhiều hơn là giỏi hơn, tinh nhanh hơn hay thành công hơn nhưng chúng tôi có thể chứng minh được rằng việc đọc có thể làm tăng các mô kết nối trên não và có nhiều bằng chứng là những kết nối này có cái gì đó liên quan tới việc học cho nên chúng tôi có thể nói một cách an toàn rằng bạn càng đọc nhiều, bạn càng biết nhiều.”
Một điều mà Ts. Just và Ts. Keller của CMU vẫn đang cố làm sáng tỏ là đường nhỏ chất trắng được cải thiện trong những người đọc có thể tương ứng với khu vực chất xám vẫn được biết là “mạch thông minh”. Liệu có thể là bạn càng đọc nhiều, bạn sẽ càng trở nên tinh nhanh hơn không?
—-English version—-
Reading and the brain
For many years scientists always think that the structure of the human brain did not change after infancy. But in the past 20 years, there has been an explosion of studies showing just how adaptable the human brain is, and one of the most intriguing was just published by Carnegie Mellon University scientists.
Writing in the journal Neuron, brain researchers Marcel Just and Timothy Keller said that after just six months of intensive reading instruction, children who had been poor readers were not only able to improve their skills, but grew new white-matter connections in their brains. Even though these third- and fifth-graders did not achieve the same skill level as another group of excellent readers, their white-matter connections in one particular pathway on the left side of their brains became just as strong as those in the top reading group. Meanwhile, poor readers who attended regular classes without intensive reading instruction showed no change in the connecting brain tissue.
White matter in the nerve fibers is responsible to connect one “thinking” area of the brain with another. It makes up half the brain’s volume, and the Carnegie Mellon study is one of the few that have shown that the brain can actually change its connections through learning and especially reading. There is a growing research on how important these white-matter pathways are helping the brain perform complex tasks. The Just-Keller team at CMU had already shown in an earlier study that the white-matter tracts are disorganized in adults with autism. Now they have shown that the white matter in children with reading disabilities can be reorganized for the better. To measure the changes, the scientists used a brain-scanning technique called diffusion tensor imaging, which detects the changes in water flow along the white-matter pathways.
Dr. Just said he was not particularly surprised that the children who got additional training did not perform as skilled as the best readers in their classes. He said: “It is like taking people with a physical disability, giving them some training but then saying they are still not as good as professional athletes.” The conclusion was the white-matter improvements had more to do with how many hours they read than how good they were. There is no doubt that people are able to improve in their brains with more reading. There was another study at Oxford that compare the success of college students with the amount of materials that they read and found that a majority of top performers in college, the ones that always stay at the top of their classes are also avid readers. One of the best student admitted that he read on the average two books a week for the past ten years. Scientists now believe that learning, especially reading can actually change the physical contours of the brain and improve the performance. An Oxford scientist said: “We have not be able to prove that people who read more are better, smarter or more success but we can prove that reading can increase the connection tissues on the brain and there are many evidence that these connection has something to do with learning so we can safely saying that the more you read, the more you learn.”
One thing that Dr. Just and Dr. Keller of CMU are still trying to unravel is the white-matter pathway that improved in the readers may correspond to the gray-matter areas that are known as the “intelligent circuit.” Is it possible that the more you read, the smarter you will become?