25 Mar, 2021
Vấn đề với khoán ngoài
Trong hai mươi năm qua, nhiều nhà chế tạo muốn giảm chi phí sẽ khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp như Trung Quốc, Malaysia, hay Thái lan. Ngày nay nhiều công ti đang nhận ra rằng công việc khoán ngoài không phải là điều họ nghĩ họ thu được và làm kinh doanh hải ngoại nhiều rắc rối hơn là nó xứng đáng.
Một người chủ công ti giải thích: “Nhiều nước không sẵn sàng làm kinh doanh toàn cầu. Khoán ngoài là việc kinh doanh dài hạn nhưng họ chỉ nhìn vào nó như ngắn hạn. Họ hứa hẹn nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, phần lớn các sản phẩm có chất lượng thấp, nhiều vật tư bị mất hay bị đánh cắp, việc lạm dụng công nhân lao động thấp cũng tạo ra hình ảnh xấu cho công ti chúng tôi, và nhiều quan chức chính phủ đòi hỏi hối lộ. Đó không phải là điều chúng tôi mong đợi.”
Một đại diện công nghiệp phàn nàn: “Như một chiến lược dài hạn, chúng tôi đào tạo họ, đầu tư cho họ, và giúp họ xây dựng sản phẩm và hi vọng chúng tôi có thể làm kinh doanh như đối tác cho thời gian dài. Điều chúng tôi không biết là sau tất cả những đầu tư khởi đầu này; họ sao chép sản phẩm của chúng tôi rồi tạo ra công ti riêng của họ để cạnh tranh với chúng tôi. Họ bán chúng với giá thấp hơn để thâu tóm thị trường. Kết quả là chúng tôi bây giờ nhận ra rằng khoán ngoài là kinh doanh tồi. Đó là lí do tại sao chúng tôi đang đem cơ xưởng trở lại Mĩ.”
Một người chủ công ti giải thích: “Những công ti này không có cảnh quan dài hạn, Họ chỉ làm bất kì cái gì làm tăng lợi nhuận cho bản thân họ, kể cả gian lận và làm giả tài liệu. Hầu hết mọi công ti khoán ngoài đều phải giải quyết với vấn đề chất lượng. Năm 2003, công ti chúng tôi khoán ngoài công việc cho công ti Trung Quốc để làm mạch điện tử với đặc tả đích xác. Nhưng mỗi lần chuyển hàng lại hoá ra bị lỗi, với nhiều bo mạch được làm từ vật liệu sai, hay được dán nhãn giả “đã xác nhận.” Điều làm phức tạp thêm vấn đề là ở chỗ chúng tôi đòi hỏi bo mạch chất lượng cao cho các trang thiết bị điện tử của chúng tôi. Chúng tôi cần hàng triệu bo mạch vào một lúc nhưng chúng tôi đã phải bác bỏ quãng một nửa do chất lượng kém. Họ cứ nói rằng: “Nó là đủ tốt rồi và chẳng ai biết đâu.” Vì chúng tôi bán hầu hết sản phẩm vào lúc Nô en, nếu chúng tôi không có đủ bo mạch điện tử chúng tôi không thể sản xuất đủ sản phẩm để bán và chung cuộc bỏ lỡ việc bán hàng. Sau vài năm, chúng tôi mất nhiều tiền, khách hàng của chúng tôi rất không hài lòng về chất lượng cho nên chúng tôi thôi khoán ngoài.”
Một người chủ công ti khác nói: “Khi ông làm kinh doanh hải ngoại, có các vấn đề hậu cần, vấn đề ngôn ngữ, và vấn đề văn hoá. Ông phải giải quyết với chuyện trộm cắp và hối lộ nữa nhưng điều tệ nhất là qua thời gian đối tác của ông trở thành đối thủ cạnh tranh của ông. Sớm hay muộn ông sẽ thấy rằng họ sao chép sản phẩm của ông và bán chúng với giá thấp hơn. Ông không thể kiện được họ, đưa họ ra toà vì luật pháp bảo vệ họ. Chế tạo được khoán ngoài là câu chuyện kinh hoàng.”
Những vấn đề này đã buộc nhiều công ti chuyển sản xuất trở lại Mĩ và châu Âu. Đưa việc làm về nhà không chỉ cải tiến chất lượng mà nó còn làm cho kinh doanh bớt rủi ro hơn. Hai mươi năm trước, lương trung bình ở Trung Quốc là quãng một phần mười của Mĩ và các công ti Trung Quốc thường nói: “Tại sao thuê một công nhân Mĩ khi chúng ta có thể thuê 10 công nhân Trung Quốc.” Ngày nay, chi phí làm kinh doanh ở Trung Quốc đã nhảy từ 10 tới 25 phần trăm một năm, lương trung bình là quãng một nửa của Mĩ. Khi thêm vận chuyển và chi phí nhiên liệu cao thì chế tạo khoán ngoài không còn là món hời.
Việc đưa sản xuất chế tạo trở về Mĩ và châu Âu là nhân tố gây ngạc nhiên cho các chính phủ của họ. Việc đưa trở lại việc làm có thể tạo ra cơ hội mới cho hàng nghìn công nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, khi nhiều công ti đang đem công việc trở lại, nó tạo ra sự không chắc chắn và sợ hãi trong các nước chi phí thấp, đặc biệt nơi nền kinh tế phụ thuộc vào chế tạo khoán ngoài như Trung Quốc, Malaysia, và Thái lan. Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng việc rút việc về sẽ làm cho các nền kinh tế của những nước này trở nên không ổn định, do số công nhân thất nghiệp cao. Một nhà kinh tế nói: “Chính phủ có thể giải quyết được hàng nghìn hay hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp nhưng khi con số này lên tới cả triệu hay vài triệu thì bạn sẽ có bạo loạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho bất kì chính phủ nào. Trong nhiều năm người của họ tận hưởng thịnh vượng kinh tế và đột nhiên nó mất đi. Nếu bạn không chuẩn bị đối phó với tình huống này ngày nay, thế thì có thể là quá trễ rồi.”
—-English version—-
The issues with Outsourcing
In the past twenty years, many manufacturers that wanted to reduce costs would outsource to low-cost countries such as China, Malaysia, or Thailand. Today more companies are realizing that outsource works is not what they think they are getting and doing business overseas is more trouble than it is worth.
A company owner explained: “Many countries are not ready to do business globally. Outsource is a long term business but they only look at it as short term. They promise a lot but never keep their word, most products are low quality, many materials get lost or stolen, the abuse of low labor workers also create bad image for our company, and many government officials demanded a bribe. That is not what we expected.”
An industry representative complained: “As a long term strategy, we trained them, invested in them, and helped them to build products and hope we could do business as partner for a long time. What we did not know was after all these initial investments; they copy our products then created their own companies to compete with us. They sell them at lower price to capture the market. As a result, we now realize that outsourcing is bad business. That is why we are bringing our factories back to the United States.”
A company owner explained: “These companies have no long term perspective. They only do whatever to increase profit for themselves, including cheating and falsify documents. Almost every company that outsource have to deal with quality issues. In 2003, my company outsourced works to Chinese company to make electronic circuit board with exacting specifications. But each shipment turned up flawed, with many boards made of the wrong material, or falsely labeled “certified.” What complicated matter was that we demand high quality boards for our electronic equipments. We needed million of them at a time but we had to reject about half due to poor quality. They kept saying that: “It is good enough and no one will know.” Since we sell most products in Christmas time, if we do not have enough electronic boards we cannot produce enough products to sell and eventually missed the sales. After several years, we lost a lot of money, our customers were very unhappy about quality so we stop outsource.”
Another company owner said: “When you are doing business oversea, there are logistical issues, language issues, and cultural issues. You have to deal with theft and bribery too but the worst thing is overtime your partners become your competitors. You will find out sooner or later that they copy your products and sell them at lower price. You cannot sue them; take them to court as their laws protect them. Outsourced manufacturing is a horror story.”
These issues have forced many companies to move production back to the U.S and Europe. Returning works home not only improve the quality but it is also making business less risky. Twenty years ago, average wages in China was about one-tenth of the U.S and Chinese companies often said: “Why hire one U.S workers when you can have 10 Chinese workers.” Today, the cost of doing business in China has jumped 10 to 25 percent a year, the average wage is about half of the U.S. When adding in shipping and high fuel costs then outsourced manufacturing is no longer a bargain.
The return of manufacturing production to America and Europe is a surprising factor to their governments. Returning jobs could create new opportunities for thousands of unemployed workers. However, as more companies are bringing work back, it creates an uncertain and fear in low cost countries, especially where the economy is dependent on outsourcing manufacturing such as China, Malaysia, and Thailand. Some economists warn that re-shoring will make the economies of these countries become unstable, due to high number of unemployed workers. An economist said: “Government can deal with thousand or hundred thousand unemployed workers but when the number reaching million or several millions then you will have riots. That will create a lot of problems for any government. For many years their people enjoy economic prosperity and suddenly it is gone. If you are not preparing to deal with this situation today, then it may be too late.”