07 May, 2021
Vấn đề phỏng vấn việc làm
Thomas Lewis là người quản lí thuê người cho một công ti phần mềm lớn của Mĩ, người thường tới CMU để tuyển sinh viên cho công ti của anh ta. Tuần trước tôi đã mời anh ấy tới cho bài nói về các kĩ thuật phỏng vấn việc làm cho sinh viên của tôi, lúc đó anh ấy cũng đã trả lời các câu hỏi từ sinh viên:
Sinh viên A: “Em đã làm tốt trong nhiều cuộc phỏng vấn kĩ thuật, nhưng vẫn cứ bị bác bỏ và em không biết tại sao?”
Thomas: “Các công ti thuê người không bao giờ nói cho bạn tại sao họ không thuê bạn. Tuy nhiên câu trả lời của bạn cho các câu hỏi kĩ thuật trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của quá trình đánh giá. Công ti không ra quyết định chỉ dựa và kĩ năng kĩ thuật của bạn. Có những điều khác mà bạn có thể cần chú ý tới. Sai lầm thông thường mà sinh viên công nghệ thường phạm phải là họ hội tụ quá nhiều vào khía cạnh kĩ thuật. Một số người tin nếu họ có thể trả lời mọi câu hỏi kĩ thuật thì họ sẽ qua được phỏng vấn việc làm nhưng họ quên mất các khía cạnh khác như dáng vẻ hay hành vi của họ. Là người quản lí thuê người, ấn tượng đầu tiên của tôi về bất kì ứng cử viên nào trước khi tôi thậm chí nói với họ là dáng vẻ của họ. Nếu họ ăn mặc cẩu thả, không là quần áo, hay không chải đầu thì điều đó nghĩa là “Tôi không quan tâm.” Trong trường hợp đó tại sao tôi phải quan tâm tới họ? Nếu một ứng cử viên tới cuộc phỏng vấn sau trận đá bóng trong bộ đồ thể thao đầy mồ hôi, điều đó nghĩa là gì với người quản lí thuê người? Nếu một người như anh ta chỉ thức dậy sau giấc ngủ dài, không rửa mặt, hay không đánh răng thì người quản lí thuê người nghĩ gì về anh ta? Nhiều sinh viên không biết rằng dáng vẻ là rất quan trọng trong phỏng vấn việc làm. Nếu người quản lí thuê người không thích cách bạn xuất hiện bạn có cho rằng họ sẽ thuê bạn không? Một số sinh viên đi tới cuộc phỏng vấn vẫn đeo tai nghe nối với iPod của họ rồi đi quanh chỗ ngồi, gật gù theo nhạc họ đang nghe, hay dậm chân khi chờ được gọi vào phỏng vấn. Bạn nghĩ người quản lí thuê người sẽ phản ứng thế nào với những người như thế? Mặc dầu kĩ năng kĩ thuật là quan trọng nhưng dáng vẻ và hành vi của bạn cũng quan trọng chứ. Cho nên được chuẩn bị để trông và hành động như nhà chuyên môn đi và KHÔNG như sinh viên đại học.”
Sinh viên B: “Em có một cuộc phỏng vấn với một công ti phần mềm nhưng họ chỉ hỏi về việc làm mùa hè của em khi em làm việc ở cửa hàng quần áo. Nó có liên quan gì với việc làm kĩ thuật không?”
Thomas: “Họ có lẽ muốn biết về thái độ làm việc của bạn. Cho dù nó có thể làm việc làm tạm thời nhưng nó vẫn là việc làm. Nếu bạn không thích việc làm đó và bạn nói những điều xấu về ông chủ của bạn hay về công ti thì đó là tín hiệu rằng bạn có thái độ tiêu cực. Cho dù ông chủ của bạn là người độc đoán và công ti trước của bạn đã không đối xử tốt với bạn, bạn vẫn phải giữ điều đó riêng cho bạn. Đừng bao giờ nói cái gì xấu về bất kì ai hay bất kì cái gì trong cuộc phỏng vấn. Bạn phải nhã nhặn vì họ có thể hỏi ý kiến của bạn về người khác để xác định thái độ của bạn liệu bạn là con người tích cực hay tiêu cực. Nếu bạn nói điều xấu về ông chủ của bạn, bạn có thể làm cùng điều đó với họ nữa và điều đó có thể là lí do tại sao họ đã không thuê bạn.”
Sinh viên C: “Em đã làm tốt trong cuộc phỏng vấn và đã rất lịch sự trong cuộc phỏng vấn nhưng vẫn không kiếm được việc làm?”
Thomas: “Có các lí do khác. Có thể bạn đã không đọc mô tả việc làm một cách cẩn thận hay lắng nghe câu hỏi của họ một cách rõ ràng cho nên bạn cho họ “câu trả lời sai”. Chẳng hạn, việc làm yêu cầu kĩ năng lập trình C++ nhưng bạn nói về lập trình C hay lập trình Java. Nếu việc làm yêu cầu tri thức về cơ sở dữ liệu và bạn chỉ nói về cấu trúc dữ liệu thì bạn có thể bỏ lỡ cái gì đó. Điều rất quan trọng là lắng nghe cẩn thận từng câu hỏi, nếu bạn không chắc, đề nghị họ nhắc lại câu hỏi.”
Sinh viên C: “Nhưng em đã làm mọi thứ đúng và họ đã hỏi em về mong đợi của em cho nên em nói với họ về lương ….”
Thomas: “Ồ! Bạn phạm phải sai lầm lớn rồi. Đừng bao giờ nói về lương. Họ còn CHƯA cung cấp cho bạn việc làm cho nên đừng bao giờ khơi chuyện lương lên. Cho dù họ muốn biết yêu cầu lương của bạn; bạn cần đề cập rằng bạn đã không nghĩ gì ngoài mối quan tâm duy nhất về xây dựng nghề nghiệp cùng họ. Trong trường hợp này, bạn né tránh thảo luận về tiền nhưng mở ra thương lượng khi họ cung cấp cho bạn việc làm.”
Sinh viên B: “Chúng em cần tránh cái gì khác trong phỏng vấn việc làm?”
Thomas: “Sai lầm thông thường khác trong các sinh viên là bạn đã không hỏi họ câu hỏi nào. Phỏng vấn việc làm là chỗ công ti biết về bạn và bạn cũng biết về họ. Họ phải quyết định liệu họ có muốn thuê bạn hay không nhưng bạn cũng phải quyết định liệu bạn có muốn làm việc cho họ hay không. Bạn nên hỏi các câu hỏi về kinh doanh của công ti, mục đích của nó và môi trường làm việc. Điều đó nghĩa là bạn phải làm nghiên cứu nào đó trước cuộc phỏng vấn để đi tới những câu hỏi hay để hỏi. Bằng việc có vài câu hỏi hay điều đó chứng minh rằng bạn quan tâm tới công ti và muốn làm việc cho họ.”
Sinh viên A: “Điều gì sẽ xảy ra nếu em làm mọi thứ đều đúng nhưng vẫn không có được việc làm?”
Thomas: “Thỉnh thoảng sự kiện là người quản lí thuê người không thích bạn. Cho dù bạn có kĩ năng và có thể trả lời được mọi thứ nhưng bởi lí do bất kì nào đó người quản lí thuê người không thích bạn và không nghĩ bạn “khớp” với công ti. Bạn có thể có phẩm chất cho việc làm nhưng nhân cách của bạn không khớp với người quản lí thuê người. Trong trường hợp đặc biệt này, bạn chẳng thể làm gì được về điều đó.”
—English version—
Job interview issues
Thomas Lewis is a hiring manager for a large U.S. software company who often come to CMU to recruit students for his company. Last week I invited him to give a talk about job interview techniques to my students when he also answered questions from students:
Student A: “I did well in several technical interviews, but still got rejected and I did not know why?
Thomas: “Hiring companies never tell you why they do not hire you. However your answers to technical questions in the interview are only part of the evaluation process. Company does not make decision solely on your technical skills. There are other things that you may need to pay attention. The common mistake technology students often made is they focus too much on the technical aspect. Some believe if they can answer all technical questions than they will pass the job interview but they forget about other aspects such as their appearance or behavior. As a hiring manager, my first impression of any applicant before I even talk to them is their appearance. If they dress sloppily, do not iron their clothes, or comb their hair than it means “I do not care.” In that case why should I care about them? If a candidate comes to the interview after playing soccer in sporting clothes full of sweats, what does it means to the hiring manager? If a person looks like he just wakes up after a long sleep, not washing their face, or brushing their teeth then what do hiring manager think of him? Many students do not know that appearance is very important in a job interview. If hiring managers do not like the way you appear do you think they would hire you? Some students go to the interview still wearing headphone connect to their iPods then move around in the seat, shaking their heads with the music that they listen, or tapping their foot when waiting to be called in for the interview. How do you think hiring managers would react to people like that? Although technical skills are important but your appearance and behavior are also important too. So be prepared to look and act like a professional and NOT like a college student.”
Student B: “I had an interview with a software company but they only asked about my summer job when I worked for a clothing store. What does it has to do with a technical job?
Thomas: “They probably want to know about your working attitude. Even it may be a temporary job but it is still a job. If you do not like that job and you say bad things about your boss or the company than it is a signal that you have a negative attitude. Even if your boss was a dictator and your former company did not treat you well, you must keep it to yourself. Never say anything bad about anybody or anything in the interview. You must be courteous because they may ask your opinions about others to determine your attitude whether you a positive or negative person. If you say bad thing about your boss, you could do the same to them too and it could be the reason why they did not hire you.”
Student C: “I did well in the interview and was very polite during the interview but still did not get the job?”
Thomas: “There are other reasons. Maybe you did not read the job description carefully or listen to their question clearly so you give them the “wrong answers”. For example, the job requires C++ programming skills but you talk about C programming or Java programming. If the job requires database knowledge and you only talk about data structures than you may miss something. It is very important to listen carefully to each question, if you are not sure, ask them to repeat the question.”
Student C: “But I did everything correct and they asked me about my expectation so I told them about the salary ….”
Thomas: “Oh! You make a big mistake. Never talk about salary. They have NOT offered you the job yet so never bring up salary. Even they want to know your salary requirements; you need to mention that you have not thought about anything but only care about building a career with them. In this case, you avoid discussion about money but open for negotiation when they offer you a job.
Student B: “What else we need to avoid in a job interview?
Thomas: “Another common mistake among students is you did not ask them any question. A job interview is where companies learn about you and you also learn about them. They have to decide whether or not they want to hire you but you also have to decide whether you want to work for them or not. You should ask questions about the company business, its goals and work environment. That means you must do some research before the interview to come up with good questions to ask. By having several good questions it proves that you care about the company and want to work for them. “
Student A: “What will happen if you do everything right but still not get the job?”
Thomas: “Sometimes the fact is the hiring manager does not like you. Even you have skills and can answer everything but for whatever reason the hiring manager does not like you and does not think you “fit in” the company. You may qualify for the job but your personality does not fit with the hiring manager. In this special case, nothing you can do about it.”