22 Apr, 2021
Vấn đề của công nghiệp CNTT Ấn Độ phần 2
Theo báo cáo công nghiệp của Ấn Độ, quãng hơn nửa số người tốt nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) từ các đại học của Ấn Độ sẽ phải nhận việc làm thấp hơn nhiều so với chất lượng bằng cấp của họ và quãng một phần ba số họ sẽ KHÔNG có khả năng kiếm được việc làm cho dù có thiếu hụt trầm trọng công nhân có kĩ năng ở đó.
Lí do là trong vài năm qua, Ấn Độ đã có nhiều đại học thế cung cấp đủ loại bằng cấp nhưng không có bằng cấp nào có kĩ năng thực hành đáp ứng được cho nhu cầu của thị trường. Báo cáo này để lộ rằng hiện thời Ấn Độ sản xuất ra quãng 1.5 triệu người phát triển phần mềm mỗi năm, nhiều hơn cả Mĩ, và Trung Quốc cộng lại nhưng phần lớn trong số họ không có kĩ năng để làm việc trong công nghiệp CNTT. Theo báo cáo này năm 1998, đã có 1,300 đại học trong toàn Ấn Độ, cho tốt nghiệp trên 200,000 người phát triển phần mềm một năm. Khi nhu cầu tăng lên, đặc biệt trong thị trường làm khoán ngoài $120 tỉ đô la, hàng nghìn đại học mới đã được tạo ra, phần lớn là các cao đẳng hai năm trước đây, các trường hướng nghề, hay trung tâm đào tạo được biến đổi thành đại học với mục đích làm tiền. Cho dù không có giáo sư có kĩ năng và chương trình đúng, họ vẫn thâu tóm thị trường giáo dục và cấp bằng một cách bừa bãi. Kể từ đó con số người tốt nghiệp đại học đã tăng gấp đôi và gấp ba trong việc dự báo đáp ứng cho nhu cầu cao của ngành công nghiệp. Việc dịch chuyển từ chất lượng sang số lượng đã tạo ra vấn đề chính cho thanh niên Ấn Độ người mơ ước làm việc trong công nghiệp CNTT với niềm tin rằng bằng việc có bằng cấp sẽ cho phép họ kiếm được việc làm tốt. Năm 2007, Hiệp hội các công ti phần mềm và dịch vụ quốc gia (NASSCOM) đã cảnh báo về việc thiếu đào tạo có chất lượng và việc cung cấp quá mức “công nhân có bằng cấp mà không có kĩ năng” nhưng xu hướng này vẫn tiếp tục làm nảy sinh ra số lớn những người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm.
Một quan chức điều hành CNTT cấp cao giải thích: “Mười năm trước, nếu bạn có thể viết mã và kiểm thử bạn có việc làm nhưng ngày nay nhu cầu đã thay đổi. Khách hàng đang đòi hỏi các kĩ năng khác như di động, tính toán mây và tích hợp hệ thống cho nên điều hàng triệu người tốt nghiệp đại học đã học trong trường đột nhiên bị lạc hậu. Với những người tốt nghiệp mà học từ các đại học tốt, họ có thể được đào tạo lại bởi vì họ đã có nền tảng tốt. Không may phần lớn các công ti không muốn cung cấp đào tạo thêm nữa vì sau đào tạo phần lớn trong họ sẽ chuyển việc làm để được lương tốt hơn. Với những người tốt nghiệp học từ các đại học “vì lợi nhuận nhưng đào tạo tồi”, họ thậm chí không học các khái niệm cơ bản mà chỉ các thủ thuật và lối tắt chỉ để có bằng cho nên không có hi vọng cho họ. Họ sẽ không bao giờ có khả năng làm bất kì cái gì với bằng cấp vô giá trị của họ. Ngày nay phần mềm đang trở nên lớn hơn, phức tạp hơn, và yêu cầu các kĩ năng khác, ngay cả đào tạo ở các đại học hàng đầu cũng không có khả năng bắt kịp. Cuộc khủng hoảng này đang ngày càng trầm trọng hơn vì số người tốt nghiệp bị thất nghiệp đã đạt tới vài triệu. Nhiều người thất vọng và quay sang phạm tội; báo chí đầy những bài tường trình về người tốt nghiệp đại học tham gia vào trộm cắp, cướp bóc, bán hay dùng ma tuý bất hợp pháp.
Một nhà phân tích công nghiệp than: “Việc thuê người đang chậm lại vì khách hàng đang thay đổi nhu cầu của họ cho nên bằng cấp trong máy tính hay kĩ nghệ không còn là điều đảm bảo cho việc làm. Với toàn cầu hoá, người tốt nghiệp Ấn Độ phải cạnh tranh với những người tốt nghiệp khác từ các nước khác như Trung Quốc, Nga, Đông Âu và thậm chí các nước châu Phi. Ngày nay phần lớn các công ti không quan tâm bạn có bằng cấp nào hay bạn biết gì, họ chỉ tập trung vào điều bạn có thể làm với tri thức đó.” Trong số hàng trăm đại học mới đã được thiết lập trong sáu hay tám năm qua, quãng một phần ba trong số này bị đóng cửa; nhiều trường còn lại thì ở trên bờ nộp đơn xin phá sản. Một nhà đầu tư than: “Có lẽ những trường này có giá trị nhiều hơn mảnh đất mà họ dựng trường lên. Đầu tư vào giáo dục vì lợi nhuận cũng giống như thị trường chứng khoán. Nó lên rồi nó sập và ông mất mọi thứ.” Một phụ huynh phàn nàn: “Làm sao chính phủ có thể cho phép mọi người lừa bịp và đánh bạc với tương lai của con em chúng ta mà không có giám sát hay kiểm soát nào?” Nhiều người tốt nghiệp bây giờ rất giận, chán nản, vô vọng và khía cạnh xã hội của việc thất nghiệp số đông này có thể sớm bùng nổ.
Hiện thời việc chậm dần kinh tế toàn cầu do tác động của suy sụp kinh tế châu Âu có thể làm tồi tệ hơn điều đã là vấn đề tồi tệ khi một phần ba các doanh nghiệp CNTT đang phụ thuộc vào thị trường châu Âu. Ngay cả với phục hồi kinh tế ở Mĩ nhiều doanh nghiệp CNTT Ấn Độ đang chậm dần lại do xu hướng “khoán trong” và thay đổi trong luật di trú. Thay vì khoán ngoài, nhiều công ti Mĩ thà đi thuê sinh viên hàng đầu và để cho họ tới làm việc ở Mĩ.
—-English version—-
India’s IT Problems part 2
According to India’s industry report, about more than half of the Information Technology (IT) graduates from India’ universities will have to take jobs well below their degree qualifications and about a third of them will NOT be able to get jobs even there is a critical shortage of skilled workers there. The reason is in the past few years, India had so many universities offering all types of degree but without any real practical skills to meet the demand of the market. The report reveals that currently India produces about 1.5 million software developers each year, which is more than the U.S, and China combined but most of them have no skills to work in the IT industry. According to the report in 1998, there were 1,300 universities across India, graduating over 200,000 software developers a year. As demand increases, especially in the $120 Billion dollars outsourcing market, thousands of new universities were created, most were formerly two years colleges, vocational schools, or training centers transformed into universities for the purpose of making money. Even without skilled professors and proper curricula they still captured the education market and issued degrees indiscriminately. Since then the number of college graduates have double and triple in anticipate of meeting the high demand of the industry. The shift from quality to quantitive has created a major problem for young Indians who dream to work in the IT industry with a belief that by having a degree will allow them to get good jobs. In 2007, the National Association of Software and Services Companies (NASSCOM) has warned about the lack of quality training and the oversupply of “degreed but unskilled workers” but the trend continued resulting in a high number of university graduates without jobs.
A senior IT executive explains: “Ten years ago, if you can code and test you have a job but today the demand has changed. Customers are asking for different skills such as mobile, cloud computing and system integration so what million of college graduates learned in school are suddenly obsolete. For graduates who learn from good universities, they can be retrained because they already have good foundation. Unfortunately most companies do not want to provide training anymore because after training most of them would switch job to get better salary. For graduates who learn from “For profit but poorly train” universities, they are not even learn the basic concept but only tricks and short cuts just to get the degree so there is no hope for them. They will never be able to do anything with their worthless degrees. Today software is getting bigger, more complex, and requires different skills, even top university’s training has not be able to catch up. The crisis is getting critical as the number of unemployed graduates have reached several millions. Many are frustrated and turn into crime; newspapers are full of reports about college graduates involve in theft, robbery, selling or using illegal drugs.
An industry analyst laments: “Hiring is slowing down because customers are changing their needs so a degree in computer or engineering are no longer guarantee for jobs. With globalization, Indian graduates have to compete with graduates from other countries such as China, Russia, Eastern Europe and even African countries. Today most companies do not care what degree that you have or what you know, they only focus on what you can do with that knowledge.” Among hundreds of new universities that have been established in the past six or eight years, about a third of them are closed; many remaining are on the verge of file for bankruptcy. An investor laments: “Perhaps these schools worth more for the land they situate on than the school that they built. Investment in education for profit is like the stock market. It goes up then it crashes and you lose everything.” A parent complains: “How could government allow people to cheat and gamble with the future of our children without any oversight or monitor?” Many graduates are now very angry, desperate, hopeless and the social aspect of this massive unemployment may soon explode.
Currently the global economic slowdown due to the impact of European economic downturn could have worsened what is already a bad problem where a third of the IT business is depending on the European market. Even with the economic recovery in the U.S. many Indian‘s IT businesses are slowing down due to the “Insourcing” trend and the change in immigration laws. Instead of outsourcing, many U.S. companies would rather hire top students and have they come to work in the U.S instead.