Tự Do Vượt Trên Sự Hiểu Biết
- Tác giả: J. Krishnamurti
- Biên dịch: Hoàng Huấn
Số lượng:
Từ lâu, con người đã bàn về tự do và xem tự do là một trong những giá trị quan trọng nhất phải theo đuổi. Tuy vậy, khái niệm về “tự do” tới tận cùng vẫn là sự tranh cãi của các chính trị gia và là cuộc chiến tư tưởng của những nhà nghiên cứu lịch sử, tâm lý, triết học.
Là một tác gia, nhà diễn thuyết được vinh danh là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX, Krishnamurti đặc biệt quan tâm tới vấn đề tự do đích thực của con người. Bởi hơn ai hết, ông thấu hiểu phần lớn nhân loại - kể cả trong đời sống đầy đủ vật chất, vẫn bị ràng buộc bởi tôn giáo, xã hội, ý thức hệ… Đó là những thứ ăn sâu vào từng suy nghĩ, “lập trình” cho từng hành động, lời nói, trở thành một phần “bản năng” trong mỗi người. Từ đó, làm con người đánh mất đi sự tự do nguyên bản của chính mình.
Vì vậy, “Tự do vượt trên sự hiểu biết” là một cuộc trao đổi giữa Krishnamurti với tất cả nhân loại quan tâm đến việc giải phóng con người ra khỏi những trở lực, chướng ngại khiến nhân loại ở trong tình trạng mất tự do. Ông chỉ ra rằng, những trở lực đó là những suy nghĩ sai lệch, tri kiến cũ kỹ, sự ảnh hưởng của mối quan hệ cá nhân, quyền lực hay thậm chí chính là hình tượng ảo ảnh do chính chúng ta tự tạo dựng nên. Và trong hoàn cảnh đó, con người bị che mắt, dẫn dụ và mê mải trong thỏa nguyện hoặc bất mãn, khó mở lòng ra với những điều mới mẻ, rung cảm với những điều chân – thiện – mỹ.
“Tự do vượt trên sự hiểu biết” còn đề cập đến vấn đề tâm lý từng cá nhân cũng chính là vấn đề toàn cầu của nhân loại. Bởi chính những nhận thức thiếu hoàn thiện đã điều khiển và chi phối chúng ta. Nhưng cũng vì vậy, đã thay đổi được nhận thức của từng con người, để có sức mạnh thay đổi gốc rễ của những vấn đề toàn cầu.
Krishnamurti cho rằng, chúng ta trước hết là con người như nhau, trước khi bị phân biệt bằng tín ngưỡng, ý thức hệ chính trị, truyền thống văn hóa… Nếu ta có thể có chung một tâm thức để đối diện với những thử thách, nhọc nhằn, sướng khổ cùng nhau ta sẽ không tạo ra sự cô đơn, sợ hãi, hung hãn tiềm tàng – mầm mống tạo ra những vấn đề “hoang phí sức lực” như chiến tranh, xung đột, phân biệt chủng tộc…
Nói về những vấn đề lớn lao, nhưng ngôn từ của Krishnamurti thể hiện trong tác phẩm “Tự do vượt trên sự hiểu biết” lại dung dị, giản đơn. Bởi, Krishnamurti không chủ định nhồi nhét đầu óc ai những tư tưởng của ông mà ông giống như mời gọi mọi người cùng tham gia, chất vấn những điều ông nói và đặt lại câu hỏi cho những vấn đề ta thường mặc định chấp nhận và bỏ qua.
Đây là cuốn sách không hẳn là dễ đọc, nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thực tại và nền tảng những giá trị quan trọng nhất mà bạn theo đuổi.
Đôi nét về tác giả:
Jiddu Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần, các chủ đề bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội.
Được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập.
Nhận xét từ khách hàng
Gợi ý cho bạn
Số lượng:
Từ lâu, con người đã bàn về tự do và xem tự do là một trong những giá trị quan trọng nhất phải theo đuổi. Tuy vậy, khái niệm về “tự do” tới tận cùng vẫn là sự tranh cãi của các chính trị gia và là cuộc chiến tư tưởng của những nhà nghiên cứu lịch sử, tâm lý, triết học.
Là một tác gia, nhà diễn thuyết được vinh danh là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX, Krishnamurti đặc biệt quan tâm tới vấn đề tự do đích thực của con người. Bởi hơn ai hết, ông thấu hiểu phần lớn nhân loại - kể cả trong đời sống đầy đủ vật chất, vẫn bị ràng buộc bởi tôn giáo, xã hội, ý thức hệ… Đó là những thứ ăn sâu vào từng suy nghĩ, “lập trình” cho từng hành động, lời nói, trở thành một phần “bản năng” trong mỗi người. Từ đó, làm con người đánh mất đi sự tự do nguyên bản của chính mình.
Vì vậy, “Tự do vượt trên sự hiểu biết” là một cuộc trao đổi giữa Krishnamurti với tất cả nhân loại quan tâm đến việc giải phóng con người ra khỏi những trở lực, chướng ngại khiến nhân loại ở trong tình trạng mất tự do. Ông chỉ ra rằng, những trở lực đó là những suy nghĩ sai lệch, tri kiến cũ kỹ, sự ảnh hưởng của mối quan hệ cá nhân, quyền lực hay thậm chí chính là hình tượng ảo ảnh do chính chúng ta tự tạo dựng nên. Và trong hoàn cảnh đó, con người bị che mắt, dẫn dụ và mê mải trong thỏa nguyện hoặc bất mãn, khó mở lòng ra với những điều mới mẻ, rung cảm với những điều chân – thiện – mỹ.
“Tự do vượt trên sự hiểu biết” còn đề cập đến vấn đề tâm lý từng cá nhân cũng chính là vấn đề toàn cầu của nhân loại. Bởi chính những nhận thức thiếu hoàn thiện đã điều khiển và chi phối chúng ta. Nhưng cũng vì vậy, đã thay đổi được nhận thức của từng con người, để có sức mạnh thay đổi gốc rễ của những vấn đề toàn cầu.
Krishnamurti cho rằng, chúng ta trước hết là con người như nhau, trước khi bị phân biệt bằng tín ngưỡng, ý thức hệ chính trị, truyền thống văn hóa… Nếu ta có thể có chung một tâm thức để đối diện với những thử thách, nhọc nhằn, sướng khổ cùng nhau ta sẽ không tạo ra sự cô đơn, sợ hãi, hung hãn tiềm tàng – mầm mống tạo ra những vấn đề “hoang phí sức lực” như chiến tranh, xung đột, phân biệt chủng tộc…
Nói về những vấn đề lớn lao, nhưng ngôn từ của Krishnamurti thể hiện trong tác phẩm “Tự do vượt trên sự hiểu biết” lại dung dị, giản đơn. Bởi, Krishnamurti không chủ định nhồi nhét đầu óc ai những tư tưởng của ông mà ông giống như mời gọi mọi người cùng tham gia, chất vấn những điều ông nói và đặt lại câu hỏi cho những vấn đề ta thường mặc định chấp nhận và bỏ qua.
Đây là cuốn sách không hẳn là dễ đọc, nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thực tại và nền tảng những giá trị quan trọng nhất mà bạn theo đuổi.
Đôi nét về tác giả:
Jiddu Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần, các chủ đề bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội.
Được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập.
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này