17 Jan, 2021
Trước khi tốt nghiệp
Một sinh viên phần mềm năm thứ tư gửi cho tôi một email: “Đây là năm cuối của em ở đại học, vài tháng nữa kể từ nay em sẽ đi tìm việc làm. Em lo lắng nhiều vì có nhiều thông tin xung đột về thị trường việc làm. Một số bạn sinh viên bảo em rằng không có việc làm có sẵn cho sinh viên tốt nghiệp đại học như em nhưng thầy giáo của em lại nói rằng có nhiều. Em KHÔNG biết tin ai, đôi khi em tự hỏi mình liệu em có chọn đúng lĩnh vực học tập hay không. Nhìn vào các việc làm được quảng cáo rằng chỉ yêu cầu kĩ năng lập trình, em KHÔNG chắc về chọn lựa của mình để dành ra bốn năm trong đại học? Xin thầy cho lời khuyên.”
Trả lời: ĐỪNG nghe những lời khuyên tiêu cực. ĐỪNG lo lắng vì những tin đồn giả. Nhìn vào sự kiện đi, có thiếu hụt người có phẩm chất trong công nghệ thông tin trong thế giới ngày nay. Bạn đang chọn ĐÚNG lĩnh vực rồi, bạn đang làm chọn lựa ĐÚNG, và bạn gần hoàn thành bằng cấp ĐÚNG của mình. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thành công và làm cho gia đình bạn tự hào cho nên xin dừng lo lắng. Tôi KHÔNG biết liệu đó có là “mưu đồ bất lương” hay không nhưng sự kiện là ở Ấn Độ và Trung Quốc, có nhiều trường hướng nghề “được quảng cáo giả” đầy những việc làm lập trình và kiểm thử mà chỉ yêu cầu đào tạo sáu tháng. Những việc làm này KHÔNG thực, nhưng chúng cám dỗ nhiều thanh niên đăng tuyển vào những trường này với hi vọng “làm tiền nhanh chóng” thay vì xây dựng nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp của họ. Từ điều tôi biết, phần lớn việc làm phần mềm tốt đều yêu cầu bằng đại học là tối thiểu. Đây là vài điều bạn có thể làm được trước khi tốt nghiệp:
1) KHÔNG đợi cho tới khi tốt nghiệp rồi mới tìm việc làm, bạn cần chuẩn bị và bắt đầu tìm việc từ BÂY GIỜ.
2) Bắt đầu tới thăm người doanh nghiệp và người chủ công ti, phỏng vấn họ về nghề nghiệp của họ và thu được cơ hội nói chuyện với người quản lí của họ. (Bạn có thể nói với họ rằng bạn đang làm nghiên cứu cho trường và xin 15 phút phỏng vấn cho công việc của trường của bạn. Nếu bạn lễ phép, họ sẽ cho bạn thời gian đó.)
3) Chọn chỉ những công ti bạn quan tâm và để cho họ biết rằng bạn sẽ đi tìm việc sớm. Làm cho họ quan tâm tới bạn bằng việc chia sẻ với họ tri thức của bạn và hỏi họ lời khuyên, điều đó có thể biến thành cuộc phỏng vấn việc làm. (Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng kĩ thuật này có tác dụng tốt.)
4) ĐỪNG dừng lại vì cái gì đó dường như đơn giản. Tìm những việc thách thức bởi vì việc dễ sẽ sớm làm bạn chán, cho bạn địa vị thấp và bạn chẳng học được gì.
5) Hỏi các câu hỏi. Là “sinh viên” bạn có thể có cớ về cái gì đó bạn KHÔNG biết. Sự việc sẽ khó hơn sau khi tốt nghiệp vì họ mong đợi bạn biết nhiều thứ.
6) Chuẩn bị câu hỏi của bạn một cách cẩn thận. Hỏi họ đã bắt đầu thế nào trong nghề này; điều gì họ thích và không thích; loại dự án nào họ làm việc; điều gì giúp cho họ đi theo con đường này, điều gì họ ước muốn họ đã làm được, lời khuyên nào họ có thể cho bạn. Nếu có thể, hỏi xin cơ hội được làm thực tập (có trả tiền hay không).
7) Tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp ở trường như quản lí diễn đàn phần mềm, tổ chức ngày công nghệ, mặc cho lịch biểu học tập nặng của bạn. Nhiều người sử dụng lao động tìm những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai sáng tạo, năng nổ. Quyền lãnh đạo trong các hoạt động nhà trường chứng tỏ rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo và chứng tỏ cố găng, động cơ và khả năng của bạn để làm việc với mọi người, xử trí xung đột và giải quyết vấn đề.
8) Dùng Trung tâm nghề ở trường để biết thông tin thêm và lời khuyên. Đăng kí tham gia các khoá tập huấn được cung cấp, như phỏng vấn thử hay cách làm đơn xin việc. ĐỪNG thụ động cho dù trong các khoá tập huấn này; tham gia ngay cả khi nó không thuận tiện cho bạn để bắt đầu thực hành điều họ dạy.
9) Nếu bạn vẫn KHÔNG biết nên chọn việc làm nào sau khi tốt nghiệp, ĐỪNG thất vọng bởi vì phần lớn sinh viên đều trải qua cùng điều đó. Chọn lấy vài tuỳ chọn. Bạn không bao giờ biết tuỳ chọn nào sẽ dẫn tới lời mời việc làm. Đi theo trái tim của bạn và trực giác của bạn.
10) Khi bạn tham gia phỏng vấn tìm việc, ĐỪNG thụ động bằng việc trả lời chỉ các câu hỏi được hỏi. Lấy mọi cơ hội để giải thích điều bạn đã học trong lớp và bên ngoài, điều đó sẽ giúp bạn đóng góp như một nhân viên lớn. Trong khi bạn không thể giả vờ biết mọi thứ, bạn phải biểu lộ nhiệt tình và sự chuẩn bị. Và, cuối cùng hỏi xin việc làm. Nếu họ nói họ đang phỏng vấn người khác, hỏi về cơ hội của bạn và bất kì mối quan tâm nào họ có về bạn để cho bạn có thể cải tiến khả năng của mình.
11) Đừng dựa quá nhiều vào danh tiếng trường của bạn hay chương trình học của bạn. Học “xoay xở” bằng việc làm cho mối quan tâm của bạn, khả năng của bạn và tri thức thị trường của bạn được họ biết tới. Chứng minh cho họ rằng bạn rất nghiêm chỉnh về nghề nghiệp KHÔNG chỉ việc làm.
Cuộc sống không bao giờ là cuộc hành trình trôi chảy từ việc này sang việc khác. Thay vì thế, nó bao giờ cũng là cái gì đó “không biết” yêu cầu thám hiểm và phiêu lưu. Đó là lí do tại sao bạn dành bốn năm ở đại học để chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Làm cho mọi sự xảy ra đí!
—-English version—-
Before graduation
A fourth year software student sent me an email: “This is my last year in college, few months from now I will be looking for job. I worried a lot since there are many conflicting information about the job market. Some students told me that there is no jobs available for college graduates like me but my professor said there are many. I do NOT know who to believe, sometime I ask myself whether I chose the right field to study or not. Looking at the advertised jobs that only requires programming skills, I am NOT sure about my choice to spend four year in college? Please advise.”
Answer: Do NOT listen to negative advices. Do NOT worry because of false rumors. Look at the fact, there is a shortage of qualified people in information technology in the world today. You are selecting the RIGHT field, you are making the RIGHT choice, and you almost complete your RIGHT degree. I am sure that you will be successful and make your family proud so please stop worry. I do NOT know whether it is a “Scam” or not but the fact is in India and China, there are many vocational schools “falsely advertised” plenty of programming and testing jobs that only require six months training. These jobs are NOT real, but they lure many young people to enroll in these schools with the hope of making “quick money” instead of building a solid foundation for their careers. From what I know, most good software jobs do require a bachelor degree as minimum. Here are few things that you could do before your graduation:
1) Do NOT wait until graduation then looking for job, you need to prepare and start looking NOW.
2) Start to visit business people and company owners, interview them about their careers and gain a chance to talk with their managers. (You may tell them that you are doing a research for school and ask for a 15 minutes interview for your school assignment. If you are polite, they will grant you the time).
3) Choose only companies that you are interested in and let them know that you will be looking for work soon. Get them to interest in you by share with them your knowledge and ask them for advices, it may turn into a job interview. (Most students told me that this technique works well)
4) Do NOT settle for something that seems simple. Look for challenging works because easy things will soon bore you, give you a lower position, and you learn nothing.
5) Ask questions. As “student” you could have an excuse on something that you do NOT know. It would be harder after graduation as they expect you to know many things.
6) Prepare your questions carefully. Ask how they got started in this career; what do they like and do not like; what kind of projects they work on; what help they got along the way, what they wish they had done, what advice they can give you. If possible, ask for a chance to be an intern (paid or not).
7) Get involved with professional activities in school such as manage a software forum, organize a technology day, despite your heavy academic schedules. Many employers are looking for aggressive, creative, entrepreneurial future leaders. Leadership in school activities proves that you can do more than follow directions and demonstrate your drive, motivation, and ability to work with people, deal with conflict and solve problems.
8) Use the Career Center in school for additional information and advices. Sign up for any workshops offered, such as mock-up interview or how to apply for jobs. Do NOT be passive even in these workshops; participate even if it is uncomfortable for you to start practicing what they teach.
9) If you still do NOT know what job to choose after graduation, do NOT despair because most students are experiencing the same thing. Choose several options. You never know which one will lead to a job offer. Follow your heart and your intuition.
10) When you are interviewing for a job, do NOT act passively by answering just the questions asked. Take every chance to explain what you have learned in class and outside that will help you contribute as a great employee. While you cannot pretend to know everything, you do have to show enthusiasm and preparation. And, finally ask for the job. If they say they are interviewing others, ask about your chances and any concerns they have about you so you can improve your odds.
11) Do NOT rely too much on the prestige of your school or your program. Learn to “hustle” by making your interests, your abilities, and your markets knowledge known to them. Prove to them that you are very serious about a career NOT just a job.
Life is never a smooth journey from one thing to the next. Instead, it always be something “unknown” that requires exploration and adventure. That is why you spend four years in college to prepare for this journey. Make things happen!