Sau khi tới thăm sinh viên mới tuyển, một người quản lí thuê người nói với tôi: “Phần lớn sinh viên châu Á có tri thức kĩ thuật rất tốt nhưng họ chỉ biết điều được dạy trong trường. Rất ít người biết về những điều bên ngoài lĩnh vực học tập của họ. Dường như là nhiều người không đi theo xu hướng toàn cầu. Đó là nhược điểm chính bởi vì ngày nay, công ti mong đợi nhiều điều từ công nhân hơn chỉ là tri thức kĩ thuật.” Ông ấy gợi ý là tôi khuyến khích sinh viên chú ý nhiều hơn tới xu hướng toàn cầu.

Một người quản lí khác kể cho tôi về cuộc phỏng vấn việc làm khi anh ta đòi hỏi sinh viên châu Á bình luận về “thế giới phẳng”. Sinh viên này nghĩ đó là câu hỏi xỏ. Cô ấy nói: “Thế giới tròn, đâu có phẳng.” Khi anh ta giải thích rằng điều anh ta ngụ ý là thuật ngữ “Thế giới phẳng” như nó được dùng trong toàn cầu hoá, sinh viên này trả lời: “Tôi chưa bao giờ nghe nói tới thuật ngữ ‘Thế giới phẳng’ hay ‘Toàn cầu hoá’. Chúng không được dạy về điều đó trong lớp.” Người quản lí thuê người bị choáng.

Khi tôi nhắc tới tình huống này cho sinh viên châu Á, một người trong số họ giải thích: “Bố mẹ chúng em bảo chúng em tập trung chỉ vào công việc nhà trường và không chú ý tới bất kì cái gì khác. Chúng em ở đây để học tập; bố mẹ chúng em sẽ chăm nom mọi thứ khác.” Một sinh viên khác nói: “Chúng em được bảo đừng lo nghĩ về kinh tế hay điều xảy ra ở đâu đó khác chừng nào chúng em chưa tốt nghiệp. Tập trung của chúng em chỉ toàn vào công việc nhà trường.”

Tôi giải thích: “Điều bố mẹ các bạn khuyên các bạn là không để “những thứ không cần thiết” làm sao lãng các bạn khỏi học tập. Họ không ngụ ý rằng bạn phải bỏ qua các biến cố mà có thể tác động tới tương lai của bạn. Ngày nay, tri thức kĩ thuật là không đủ; bạn cần có tri thức về thế giới quanh bạn. Bạn cần hiểu xu hướng kinh tế mà sẽ tác động lên bạn. Bạn cần biết về toàn cầu hoá và cách nó vận hành vì bạn là một phần của nó. Bạn cần biết về xu hướng công nghiệp vì nó ảnh hưởng tới nghề nghiệp của bạn. Ngày nay có nhiều thông tin sẵn có trên internet. Có nhiều sách, bài báo, và websites mà bạn nên đọc. Bạn không nên chờ đợi cho tới khi tốt nghiệp mới học chúng. Điều đó sẽ quá trễ. Đại học là thời gian để học; phát triển kĩ năng và mở rộng tri thức và xây dựng nhân cách của bạn. Chỉ bằng việc có tri thức đúng bạn mới có thể ra quyết định đúng được. Chỉ bằng việc có tri thức rộng bạn mới có thể đặt chiều hướng đúng cho nghề nghiệp của bạn.”

Một sinh viên hỏi: “Tại sao chúng em cần biết về toàn cầu hoá? Chúng em là sinh viên công nghệ thông tin (CNTT), không phải sinh viên kinh tế hay kinh doanh.”

Tôi giải thích: “Có hai điều làm thay đổi triệt để thế giới trong 30 năm qua: toàn cầu hoá và công nghệ. Thế kỉ 21 bị chi phối bởi toàn cầu hoá. Nhưng ít người hiểu rằng toàn cầu hoá được bắt rễ trong công nghệ thông tin. Không có CNTT, bạn có thể không hiểu được toàn cầu hoá và cách công nghệ tạo khả năng cho chuyển động của các ý tưởng và sản phẩm trên khắp thế giới. CNTT đang làm thay đổi cách các công ti làm kinh doanh. Là sinh viên CNTT, bạn cần biết về hiện tượng này để cho bạn có thể tận dụng ưu thế của nó.”

“Trong hàng trăm năm qua, các nhà kinh tế thường chủ trương rằng cách tốt nhất để tăng trưởng kinh tế là tạo ra nhiều sản phẩm hơn, bán nhiều thứ hơn, và xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn. Để làm điều đó một nước cần nhiều cơ xưởng, nhiều sản phẩm và nhiều người hay phát triển nhiều việc làm hơn. Cho nên tạo việc làm là biểu tượng của nền kinh tế mạnh. Phần lớn các nước đã phát triển đều đi theo lời khuyên này. Từ Mĩ, Anh, Pháp, tới Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v. Nhiều cơ xưởng đã được xây dựng, nhiều sản phẩm đã được phát triển để xuất khẩu và nhiều việc làm đã được tạo ra. Khi mọi người có việc làm, họ muốn mua nhiều thứ hơn cho nên nền kinh tế cũng tuỳ thuộc vào “tiêu thụ các thứ” nữa. Xuất khẩu ra thị trường bên ngoài và tiêu thụ ở thị trường nội địa là các dẫn lái chính cho tăng trưởng nền kinh tế mạnh.”

Với toàn cầu hoá, nguyên lí cơ sở không thay đổi nhưng có thay đổi tinh tế mà không mấy người để ý. Để tiếp tục tăng trưởng, các công ti phải bành trướng kinh doanh của họ vì thế giới là thị trường lớn những cũng dẫn tới nhiều cạnh tranh giữa các công ti. Để cạnh tranh họ phải hạ thấp chi phí và nhiều công ti khoán ngoài ra các cơ xưởng hải ngoại nơi chi phí là thấp hơn. Trong trường hợp đó, các công ti đang tạo ra việc làm ở nước khác trong khi giảm việc làm ở trong nước. Để tăng trưởng kinh doanh, các công ti phải phát minh trong công nghệ như robotic, tự động hoá qui trình tạo khả năng sản xuất hiệu quả sản phẩm và dịch vụ. Tính hiệu quả cũng giảm số việc làm lao động. Vì tốc độ là quan trọng khi hầu hết các giao tác doanh nghiệp được thực hiện bằng máy tính, các công ti phải hợp lí hoá mọi vận hành, dùng công nghệ thông tin để tự động hoá luồng dữ liệu cho xử lí nhanh hơn và ra quyết định. Điều này cũng giảm nhiều việc làm văn phòng. Về căn bản nguyên lí nền tảng của việc tạo ra nhiều hơn, bán nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn để làm tăng lợi nhuận vẫn là như cũ nhưng nó không còn tập trung vào việc tạo ra việc làm nữa. Ngày nay, chúng ta đang trải nghiệm thất nghiệp của công nhân lao động trên khắp thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhưng nó bắt đầu lan rộng sang các nước khác nữa.”

“Dịch chuyển từ thời đại công nghiệp, nơi cơ xưởng và công nhân lao động chi phối doanh nghiệp, sang thời đại thông tin, nơi công nghệ thông tin và tự động hoá thay thế công nhân lao động đã bắt đầu. Toàn cầu hoá là về cạnh tranh ngang qua biên giới. Khi mọi người mua hai sản phẩm tương tự, phần lớn chọn sản phẩm với giá thấp hơn. Công ti có giải pháp hiệu quả đưa tới sản phẩm có giá thấp hơn sẽ thành công. Bản chất của kinh doanh mới này không phải là về tăng trưởng việc làm mà là về tính hiệu quả. Vấn đề là tính hiệu quả từ đâu tới? Nó tới từ công nghệ thông tin. Ngày nay các công ti đang tăng dần việc tìm công nhân có bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, có tri thức doanh nghiệp vững chắc và kĩ năng mềm như trao đổi và khả năng lắng nghe. Sinh viên CNTT phải hiểu nhu cầu này.”

“Kĩ năng trao đổi là điều tiên quyết cho mọi công nhân CNTT. Vì công ti đang bành trướng ra khắp thế giới, kĩ năng giỏi về tiếng Anh là cần thiết. Công nhân phải hiểu qui trình doanh nghiệp, cách nó vận hành và cách dữ liệu chảy qua các khu vực chức năng. Công nhân cũng phải hiểu về kế toán và tài chính để xây dựng tri thức sâu về cách doanh nghiệp được quản lí. Bởi vì công nghệ là phức tạp, nó yêu cầu tổ chuyên gia làm việc cùng nhau cho nên làm việc tổ là kĩ năng khác mà mọi công nhân đều phải có. Sinh viên CNTT phải hiểu các yêu cầu này.”

Ngày nay, phần lớn các công ti không thể tìm được đủ người có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của họ. Trên mọi  báo chí, thường có hai dòng tiêu đề: “Thất nghiệp cao” và “Cung không bắt kịp với cầu về công nhân có kĩ năng.” Nếu bạn nhìn vào thống kê thất nghiệp mới nhất, bạn sẽ thấy rằng số cầu về công nhân CNTT đang tăng lên với tỉ lệ nhanh hơn là tổng lực lượng lao động. Điều đó đã đẩy lương của việc làm CNTT lên cao ở mọi thời điểm, không có dấu hiệu chậm lại sớm vào bất kì lúc nào. Hiện thời Mĩ có xấp xỉ 4 triệu công nhân CNTT nhưng nhu cầu được ước lượng là 5 triệu năm 2010 và 8 triệu năm 2015. Họ tìm những người này ở đâu? Khoán ngoài CNTT chỉ là một giải pháp. Giải pháp khác là thay đổi luật di trú để đưa các công nhân có kĩ năng CNTT từ các nước khác vào. Tháng trước cả Canada và Mĩ đã thông qua luật mới để cho phép công nhân có kĩ năng cao được di cư và làm việc ở nước họ. Năm ngoái, một mình Mĩ đã tiêu trên $200 tỉ đô la vào khoán ngoài CNTT. Điều được dự báo là chi tiêu này có thể lên tới $400 tỉ đô la trong năm năm tới nếu vấn đề công nhân kĩ năng CNTT không được giải quyết. Tuy nhiên, trong năm tuyển cử này, việc khoán ngoài bị coi là “chính sách xấu” vì nó có nghĩa là đem nhiều việc làm xa khỏi công dân Mĩ cho nên chính phủ Mĩ đã tuyên bố rằng họ ưa thích có nhiều công nhân có kĩ năng hơn tới và làm việc (và đóng thuế) thay vì khoán ngoài. Trong danh sách các nghề CNTT mấu chốt có nhu cầu cao, có: Người quản lí dự án phần mềm; nhà khoa học máy tính (Kiến trúc sư); kĩ sư phần mềm, người phân tích hệ thống doanh nghiệp; người quản lí hệ thông tin; chuyên viên hỗ trợ máy tính (SQA – đảm bảo chất lượng phần mềm, CM – quản lí cấu hình, an ninh v.v.); người quản trị cơ sở dữ liệu, người quản  trị hệ thống mạng; người phân tích truyền thông dữ liệu; và người lập trình máy tính/kiểm thử. Là sinh viên CNTT, các bạn cần biết về các xu hướng này nữa.”

Với toàn cầu hoá, nhiều công nhân CNTT có thể không làm việc ở nước họ hay ở thị trường địa phương. Một số người sẽ làm việc cho các công ti toàn cầu và có lẽ được tái định cư ở đâu đó có nhu cầu. Trong trường hợp đó, họ phải được chuẩn bị và sẵn sàng khi cơ hội việc làm tới. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có sẵn sàng cho cơ hội này không?” Nếu không thì “Khi nào bạn sẽ sẵn sàng?”

—-English version—-

Global knowledge

After a visit to recruit students, a hiring manager told me: “Most Asian students have very good technical knowledge but they only know what are taught in school. Very few know about things outside of their field of study. It seems that many do not follow global trends. That is a major weakness because today, company expects more from workers than just technical knowledge.” He suggested that I encourage students to pay more attention to global trends.

Another manager told me about a job interview when he asked an Asian student to comment on the “flat world”. The student thought it was a trick question. She said: “The world is round, not flat”. When he explained that what he meant was the term “Flat world” as it is used in globalization. The student answered: “I never heard of the term “Flat world” or “Globalization”. They are not taught in our class.” The hiring manager was shocked.

When I mentioned about this situation to Asian students, one of them explained: “Our parents told us to focus only on school works and do not pay attention to anything else. We are here to study; our parents will take care of other things.” Another student said: “We are told to not worry about the economy or what happen somewhere else until we graduate. Our focus is strictly on school work.”

I explained: “What your parents advised you was not to let “unnecessary things” distract you from your study. They did not mean that you should ignore events that may impact your future. Today, technical knowledge is not enough; you need to have knowledge about the world around you. You need to understand the economy trends that will impact you. You need to know about globalization and how it operates since you are part of it. You need to know about industry trend as it influences your career. Today there is much information available on the internet. There are so many books, articles, and websites that you should read. You should not wait until graduate to learn about them. It will be too late. College is the time to learn; to develop skills and expand knowledge and to build your character. Only by having proper knowledge then you can make the right decision. Only by having broad knowledge than you can set the right direction for your career.”

A student asked: “Why do we need to know about globalization? We are information technology (IT) students, not economic or business students.”

I explained: “There are two things that change our world dramatically in the past 30 years: globalization and technology. The 21st century is dominated by globalization. But few people understand that globalization is rooted in Information Technology (IT). Without understand IT, you may not understand globalization and how technology enables the movement of ideas and products all over the world. IT is changing the way companies do business. As IT students, you need to know about this phenomenon so you can take advantage of it.”

“In past hundred years, economists often advocated that the best way to grow the economy is to create more products, sell more things, and export more products. To do that a country needs more factories, more products, and more people or growing more jobs. So job creation is the symbol of a strong economy. Most developed countries were following this advice. From the U.S., UK, France, to Germany, Japan, S. Korea etc. Many factories were built, many products were developed to export and many jobs were created. When people have jobs, they want to buy more things so the economy is depending on the “Consuming of things” also. Export to outside market and consume in internal market are the main drivers for growing a strong economy.”

With globalization, the basic principle does not change but there is a subtle change that not many people notice. To continue growing, companies must expand their business because the world is a big market but it also leads to more competition among companies. To compete they have to lower costs and many companies outsource to overseas factories where cost is lower. In that case, companies are creating jobs in another country while reducing jobs at home. To grow the business, companies must invest in technology such as robotics, process automation that enabling efficient production of products and services. Efficiency also reduces number of labor jobs. Since speed is important as most business transactions are done by computer, companies must streamline all operations, using information technology to automate the flow of data for faster processing and decision making. This also reduces a lot of office jobs. Basically the fundamental principles of create more, sell more, export more to increase profits are still the same but it is no longer focusing on creating jobs anymore. Today, we are experiencing the unemployment of labor workers all over the world, especially in developed country but it began to spread to others as well.”

“The transition from the industrial age, where factory and labor workers dominate the business, to the information age, where information technology and automation replace labor workers already began. Globalization is about competition across borders. When people buy two similar products, most choose the one with the lower price. The company that has efficient solutions leading to lower priced products will succeed. The essence of this new business is not about job growth but efficiency. The question is where efficiency comes from? It came from information technology. Today companies are increasingly looking for workers who have, in addition to technical skills, solid business knowledge and soft skills such as communication and listening abilities. IT students must understand this need.”

“Communication skills are a requisite for all IT workers. Since companies are expanding all over the world, a strong skill in English language is necessary. Workers must understand business process, how it operates and how data flow across functional areas. Workers must also understand accounting and finance to build a deep knowledge of how the business is managed. Because technology is complex, it requires team of experts to work together so teamwork is another skill that every worker must have. IT Students must understand these requirements.”

Today, most companies cannot find enough skilled people to meet their needs. In every newspaper, there are often two different headlines: “High unemployment” and “Supply is not keeping up with demand for skilled workers”. If you look at the latest employment statistics, you will find that the number of demand for IT workers is growing at a faster rate than the overall workforce. That has pushed the salary for IT employment to an all time high, with no signs of slowdown anytime soon. Currently the U.S. has approximately 4 million IT workers but the demand is estimated at 5 million in 2010 and 8 million in 1015. Where do they find these people? IT outsourcing is only one possible solution. Another solution is changing immigration law to bring in skilled IT workers from another country. Last month both Canada and the U.S passed new laws to allow highly skilled workers to immigrate and work in their countries. Last year, the U.S alone spent over $200 billion dollars on IT outsourcing. It is predicted that it could go to $400 billion dollars in the next five years if the IT skilled workers could not be solved. However, in this election year, outsourcing is consider a “bad policy” as it means taking jobs away from its citizens so the U.S government stated that they prefer to have more skilled workers to come and work (and pay taxes) rather than to outsource. Among the list of critical IT occupations that are in high demand includes: Software project managers; Computer scientists (Architect); Software engineers; Business systems analysts; Information System Manager; Computer support specialists (SQA, CM, Security etc.); Database administrators, Network systems administrators; Data communications analysts; and computer programmers/Testers. As IT students, you need to know about this trend too.”

With globalization, many IT workers may not work in their country or in local market. Some will work for global companies and probably being relocated to wherever there are demands. In that case, they must be prepared and ready when job opportunity come. My question is: “Are you ready for this opportunity?” If not then “When will you be ready?”.