Nhiều người tin “Toàn cầu hoá” là bán và mua mọi thứ trên khắp thế giới nhưng nó còn nhiều hơn chỉ là “Nhập khẩu và xuất khẩu”.

Một số người tin “Toàn cầu hoá” là về làm kinh doanh ở các nước “chi phí thấp” để thu được ưu thế nhưng điều này sẽ KHÔNG kéo dài lâu bởi vì chẳng chóng thì chầy mọi người sẽ làm cùng một thứ, và những kẻ cạnh tranh cuối cùng sẽ bắt kịp. Cho nên bất kì cái gì bạn làm, kẻ cạnh tranh với bạn cũng có thể làm cùng điều đó. Cho nên “Toàn cầu hoá” thực sự có nghĩa gì? Nó có nghĩa là trong thế giới cạnh tranh cao này, mọi thứ sẽ xảy ra rất nhanh, mọi thứ sẽ thay đổi với tốc độ của công nghệ, và khách hàng có thể đổi ý họ cũng nhanh nữa. Dù doanh nghiệp của bạn là bất kì cái gì, bạn đều phải chắc chắn rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn đang tạo ra những giá trị tốt cho khách hàng hơn là kẻ cạnh tranh của bạn.

Để tạo ra giá trị tốt hơn, bạn phải hiểu và chấp nhận thay đổi là cách làm kinh doanh trong thế giới toàn cầu này. Thay đổi nghĩa là làm cho bản thân bạn khác biệt với người khác bằng việc có chiến lược toàn cầu để vẫn còn sống động và mạnh mẽ. Tất nhiên, kẻ cạnh tranh của bạn cũng có thể làm cùng điều đó cho nên chiến lược của bạn phải dựa trên khả năng của bạn để phát kiến, điều ngụ ý bạn phải tìm kiếm, thuê, và giữ người giỏi nhất. Để làm điều đó bạn phải nhìn vào hệ thống giáo dục của mọi nước và nhận diện nước nào có người giỏi nhất rồi tới đó để tìm các tài năng này. Ngày nay, giáo dục của Mĩ và châu Âu vẫn có một số ưu thế nhưng lỗ hổng đang hẹp hơn khi ngày càng nhiều nước đang cải tiến giáo dục của họ. Trước khi đi xa hơn, có vài điều về phát kiến mà tôi muốn thảo luận với các bạn:

1)    Nhiều người tin phát kiến có thể chỉ được tìm thấy tại đại học có “phòng thí nghiệm hiện đại” với các “thiên tài” người làm việc yên tĩnh để phát minh ra cái gì đó. Vì duy nhất các nước đã phát triển mới có thể đảm đương được loại công việc này, các nước khác chẳng bao giờ có cơ hội. Điều này là sai bởi vì phát kiến là hoạt động tổ và nó tuỳ thuộc vào việc chia sẻ và cộng tác giữa các thành viên tổ để đạt tới mục đích chung. Chẳng hạn, nhiều phát minh của thế kỉ này được tạo ra trong ga ra hay tầng hầm của ai đó, không trong phòng thí nghiệm hiện đại và bởi các thiên tài. Công ti điện tử khổng lồ HP được tạo ra trong ga ra của hai kĩ sư có tên Bill Hewlett và David Packard. Apple Computer được tạo ra trong tầng hầm của một sinh viên có tên Steven Jobs. Không ai trong những người này đã từng tự coi mình là “thiên tài”.

2)    Nhiều người tin rằng phát kiến là về công nghệ và chỉ người kĩ thuật mới biết cách phát kiến. Sự kiện là Phát kiến có thể xảy ra trong bất kì khu vực nào và có thể chẳng liên quan gì tới công nghệ cả. Ý tưởng xây dựng máy tính cá nhân dựa trên đơn hàng của khách hàng đã bắt đầu với Michael Dell khi anh ta còn là sinh viên tại đại học Texas. Anh ta đã mua nhiều linh kiện điện tử để lắp ráp máy tính cá nhân trong kí túc xá và bán cho sinh viên ở đó. Việc kinh doanh này tốt tới mức anh ta thu nhận nhiều người để giúp đỡ và rồi cuối cùng đã phát minh ra dây chuyền cung cấp và thành lập nên máy tính Dell.

3)    Nhiều người tin phát kiến là tạo ra cái gì đó mới, chưa bao giờ tồn tại trước đây. Điều này thực sự là tưởng tượng thuần tuý bởi vì các ý tưởng có thể được dõi về tri thức và kĩ năng sâu sắc của những người đang làm cái gì đó rồi đi tới cải tiến để làm cho nó nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Phần lớn các phát kiến ngày nay đều là những cải tiến tăng dần. Trong khi những tăng dần nhỏ dường như không có nghĩa mấy nhưng khi được tổ hợp lại, chúng là cốt yếu và mở ra nhiều cơ hội hơn. Honda bắt đầu như công ti nhỏ làm động cơ máy bơm rồi sang làm xe máy rồi ô tô, rồi tầu thuỷ và cuối cùng là máy bay. Bạn có thể đoán được cái gì sẽ tiếp nữa đây?

4)    Nhiều người tin phát kiến là việc của các nhà khoa học và các nhà phát minh cho nên nó không thể được quản lí. Sự kiện là mọi phát kiến phải được đối xử như một phần của việc làm của mọi người và bất kì ai cũng có thể đi tới ý tưởng mới để làm cho sự việc tốt hơn. Khi Sam Walton thấy mọi người đang làm kiểm kho trên giấy và gửi chúng từ văn phòng này sang văn phòng khác, ông ta hỏi tại sao họ không dùng máy tính để tự động nó. Ông ta dùng hệ thống thông tin để quản lí mọi thứ và đã tạo ra kinh doanh bán lẻ lớn nhất thế giới: Wal-Mart.

Vậy phát kiến tới từ đâu? Chúng tất cả đều tới từ con người và ngày nay những người có hiểu biết là tài sản của công ti. Trong quá khứ, tư bản là tài sản vì chế tạo cần tiền đầu tư vào máy móc và trang thiết bị nhưng thời đại công nghiệp đã qua rồi và ngày nay chúng ta ở trong thời đại thông tin nơi tri thức là qui tắc. Để lấy ưu thế của toàn cầu hoá, chúng ta cần những người có hiểu biết và người hiểu biết tới từ giáo dục và đào tạo.

Tôi nhớ tới trong cuốn sách “Thế giới phẳng”, Tom Friedman đã viết rằng toàn cầu hoá đã làm cho Thượng Hải, Bangalore, và San Jose thành hàng xóm liền cửa vì trong “thế giới phẳng” không có biên giới. Ngày nay các công ti có thể thuê công nhân có phẩm chất trên khắp thế giới và mọi người có thể làm việc từ bất kì đâu có truy nhập vào internet. Trong vài năm, thuật ngữ “khoán ngoài” sẽ lạc hậu vì chẳng thành vấn đề người ta sống ở đâu, nhiều người sẽ đi làm bằng cách “nháy chuột” trên máy tính nhà của họ. Tôi tin rằng mọi người sẽ KHÔNG phải đi tới nơi có việc làm mà việc làm phải đi tới nơi người có kĩ năng SỐNG. Đó là lí do tại sao tôi tin rằng đầu tư vào giáo dục để phát triển người có kĩ năng là đầu tư tốt nhất mà từng người, từng công ti hay từng nước có thể làm.

—-English version—-

Globalization and innovation

Many people believe “Globalization” as selling and buying things all over the world but it is more than just “Import and Export”. Some believe “Globalization” is about doing business in “Low-cost” countries to gain advantage but this will NOT last long because sooner or later everybody will be doing the same thing, and competitors will eventually catch up. So whatever you do, your competitors could do the same. So what does “Globalization” really means? It means that in this highly competition world, everything will happen very fast, things will change at the speed of technology, and customers can change their minds fast too. Whatever your business is, you must make sure that your products and services are creating better values to the customers than your competitors.

To create better value, you must understand and accept changes as the way to do business in this global world. To change means to differentiate yourself from others by having a global strategy to remain viable and strong. Of course, your competitors can also doing the same so your strategy must based on your ability to innovate which mean you must seek, hire, and retain the best people. To do that you must look at the education systems of every countries and identify which has the best then go there to find these talents. Today, the U.S and Europe’s education still have some advantages but the gap is narrower as more and more countries are improving their education. Before going further there are several things about innovation that I would like to discuss with you:

1)    Many people believe innovation can only be found at university that has “Modern laboratory” with “Genius” who is working quietly to invent something. Since only developed countries can afford this kind of works, others never have a chance. This is wrong because innovation is a team work activities and it depends on the sharing and collaborating among team members to achieve a common goals. For example, many inventions of this century is created in garage or basement of somebody, not in the modern laboratory and by geniuses. The giant electronic company HP is created in the garage of two engineers named Bill Hewlett and David Packard. Apple Computer is created in the basement of a students named Steven Jobs. None of these people ever consider themselves “genius”.

2)    Many people believe that innovation is about technology and only technical people know how to innovate. The fact is Innovation can happen in any areas and may have nothing to do with technology. The idea of building personal computer based on customer order started with Michael Dell when he was a student in University of Texas. He brought many electronic components to assembled Personal Computer in the dormitory and sell to students there. The business was so good that he enlisted more people to help then eventually invented a supply chains and formed Dell computer.

3)    Many people believe innovation is create something new, never exist before. This is really pure fantasy because most innovative ideas can be traced to the profound knowledge and skills of people who already doing something then come up with improvement to make it faster, better and cheaper. Most innovations today are incremental improvements. While small increments may seem insignificant but when combined, they are critical and open more opportunities. Honda started as a small company that make pump engines then go to motorcycles then cars, then ships and eventually airplanes. Can you guess what will be next?

4)    Many people believe innovation is the job of scientists and inventors so it can not be managed. The fact is every innovation should be treated as part of everybody’s job and anybody can come up with new idea to make thing better. When Sam Walton saw people doing inventory on paper and sent them from one office to others, he asked why don’t they use computer to automate it. He use information system to manage everything and created the largest retail business in the world: Wal-Mart.

So where do innovation come from? They all come from people and today knowledgeable people is the asset of the company. In the past, capital is the asset as the manufactures needed money to invest in machines and equipment but the industrial age is gone and today we are in the information age where knowledge is the rule. To take advantage of globalization, we need knowledgeable people and knowledgeable people come from education and training.

I remember in the book “The World is Flat”, Tom Friedman wrote that globalization has made Shanghai, Bangalore, and San Jose the next-door neighbors as in the “Flat world” there is no border. Today companies can hire qualified workers from all over the world and people can work from anywhere that has access to the internet. In few years, the term “Outsourcing” will be obsolete as it does not matter where people live, many will go to work by “clicking a mouse” on their home computers. I believe that people will NOT have to go where the jobs are but the jobs have to go where the skilled people LIVE. That is why I believe that investing in education to develop skilled people is the best investment a person, a company, or a country could make.