Có nhiều đề xướng về “tính toán mây” từ các nhà tư vấn và nhà cung cấp và chúng còn rất lẫn lộn.

Những người khác nhau giải thích nó theo cách khác nhau, tuỳ theo bạn nói chuyện với ai. Nhiều người thậm chí còn đề xướng nó như công nghệ mới hay loại phần mềm mới. Về căn bản, “tính toán mây” là “mô hình kinh doanh” nơi mọi hệ thống tính toán – máy phục vụ, mạng, ứng dụng và những thứ khác là sẵn có cho người dùng qua Internet. Như một mô hình kinh doanh, nó cho phép công ti mua chỉ kiểu và khối lượng dịch vụ tính toán mà họ cần và khi họ cần chúng. Khái niệm này là đơn giản: Thay vì mua phần cứng, phần mềm, trang bị mạng, và thuê nhóm người kĩ thuật để quản lí chúng, công ti có thể “cắm” vào “mây” (Internet hay ứng dụng vận hành cục bộ) rồi họ có mọi thứ họ cần. Khách hàng có thể thương lượng với nhà cung cấp về khối lượng lưu giữ, năng lực tính toán, an ninh và các chức năng công nghệ khác mà họ cần dựa trên giá họ có thể đảm đương được.

Có ba kiểu tính toán mây:

1)     Kết cấu nền như dịch vụ – Infrastructure as a Service: Mô hình này cung cấp kết cấu nền công nghệ thông tin (IT) cho khách hàng như máy phục vụ, mạng, và phần mềm hệ thống.

2)     Nền như dịch vụ – Platform as a Service: Mô hình này cung cấp mọi “nhu cầu nền” cho khách hàng để cho họ có thể chạy ứng dụng hiện có hay phát triển ứng dụng mới mà không phải lo nghĩ về việc bảo trì hệ điều hành, phần cứng máy phục vụ, cân bằng tải hay năng lực tính toán.

3)     Phần mềm như dịch vụ – Software as a Service (SaaS): Mô hình này là dạng sử dụng rộng rãi nhất của tính toán mây bởi vì nó cung cấp gần như mọi thứ mà công ti sẽ cần tới qua trình duyệt Web, KHÔNG phải là ứng dụng được cài đặt cục bộ. Nó hỗ trợ phần cứng, phần mềm, ứng dụng, mạng, lưu giữ, viễn thông và nhiều điều nữa như một tổ chức công nghệ thông tin truyền thống.

Ưu điểm của tính toán mây là đơn giản: Khách hàng có thể có được mọi dịch vụ công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, lưu giữ, mạng v.v.) khi họ muốn, với khối lượng họ cần, với giá họ có thể trả được, với mức dịch vụ họ đặt ra cho nhà cung cấp.

Nhược điểm của tính toán mây là: Khách hàng không có kiểm soát trên dữ liệu riêng của họ và ứng dụng “được chuyên biệt hoá” mà họ có thể cần. Họ không thể thay đổi được qui trình và chính sách khi họ muốn vì họ phải tuân theo các hợp đồng với nhà cung cấp. Từng nhà cung cấp có thể thiết lập phần cứng của họ và cấu hình khác nhau, cho nên lưu giữ dữ liệu và sử dụng có thể tuỳ thuộc vào qui trình và hiệu năng của họ. Điều này có thể là vấn đề cho các qui trình nghiệp vụ của khách hàng nào đó. Khách hàng có thể mất dữ liệu nào đó bởi vì chúng được lưu theo dạng thức của nhà cung cấp nào đó. Họ có thể mất kiểm soát trên dữ liệu bởi vì các công cụ họ dùng có thể là không thích hợp, và họ không có ý tưởng gì nếu dữ liệu của họ có bị tổn hại hay không vì an ninh do nhà cung cấp kiểm soát.

Không có chuẩn trong tính toán mây. Ít nhất, còn chưa có cho nên từng nhà cung cấp có thể dùng công nghệ khác nhau, các chuẩn khác nhau, và các qui trình khác nhau và mối quan hệ với từng nhà cung cấp sẽ khác nhau. Không thể chỉ “cắm vào” và hi vọng rằng mọi thứ sẽ làm việc. Nếu khách hàng có nhiều ứng dụng “tự làm” và cần giao tiếp với hệ thống của nhà cung cấp thì điều đó có thể là vấn đề tích hợp chính. Khách hàng không thể chuyển ứng dụng của họ lên mây và mong đợi chúng chạy tốt. Bất kì việc tích hợp nào cũng yêu cầu khối lượng công việc lớn với thiết kế lại, tái cấu hình, và tái cấu trúc lại kết cấu nền CNTT của họ. Đây là nơi nhiều nhà tư vấn sẽ tới và đưa ra lời khuyên và hỗ trợ. Tất nhiên, cách tốt nhất cho tính toán mây sẽ là cho công ti KHÔNG có ứng dụng hệ thông tin chuyên biệt nào hay chỉ dùng kiểu giao tác chuẩn của công việc.

Có nhiều vấn đề mà các nhà cung cấp ‘tính toán mây’ phải giải quyết trước khi nó có thể được công nghiệp chấp nhận như an ninh dữ liệu, lưu giữ và truyền dữ liệu (tính di động dữ liệu), tích hợp giữa các ứng dụng tự làm và ứng dụng của nhà cung cấp (tính liên tác) cũng như hiệu năng, chuyên biệt hoá và mức dịch vụ. Với mọi “xúc tiến và quảng cáo” từ nhà cung cấp và các tư vấn như là “thứ công nghệ lớn lao nhất”, tôi nghĩ cần thêm vài năm nữa trước khi “tính toán mây” có thể được chấp nhận rộng rãi.

—-English version—-

Cloud computing

There are so many promotions of “Cloud computing” from consultants and vendors and they are very confusing. Different people explain it differently, depend on who do you talk to. Many people even promote it as new technology or new kind of software. Basically, “Cloud computing” is a “business model” where all computing systems – servers, networks, applications and others are available to users via the Internet. As a business model, it allows company to buy only the type and amount of computing services that they need and when they need them. The concept is simple: Instead of buying hardwares, softwares, network equipments, and hire a group of technical people to manage them, company can “Plug” into the “Cloud” (Internet or locally operate applications) then they have everything that they need. Customer can negotiate with vendors on the amount of storage, computing power, security and other technology functions that they need base on a price that they can afford.

There are three types of cloud computing:

1)     Infrastructure as a Service: This model provides the information technology (IT) infrastructure to customers such as servers, networks, storage and systems software.

2)     Platform as a Service: This model provides all “platform needs” to customers so they can run existing applications or develop new ones without having to worry about maintaining the operating systems, server hardware, load balancing or computing capacity.

3)     Software as a Service (SaaS): This model is most widely use form of cloud computing because it provides almost everything that a company would need through a Web browser, NOT a locally-installed application. It supports hardwares, softwares, applications, networks, storage, telecommunication, and more just like a traditional information technology (IT) organization.

The advantage of cloud computing are simple: Customers can get all information technology services (Hardwares, Software, Storage, Networks etc.) when they want, in the amount they need, at a price that they can pay for, at service levels they set with vendors.

The disadvantages of cloud computing are: Customers do not have control over their own data and the “Customized” applications that they may need. They can not change the processes and policies when they want as they must follow their contracts with vendors. Each vendor may set up their hardwares and configuration differently, so data storage and used may depend on their processes and performance. This could be a problem for some customer’s business processes. Customers may lose some data because they are stored into certain vendor’s formats. They may lose control over data because the tools that they used may be inadequate, and they have no idea if their data has been compromised or not since the security is controlled by vendors.

There is no standard in cloud computing. At least, not yet so each vendor may use different technology, different standards, and different processes and each vendor relationship will be different. It would be impossible to “Plug in” and hope that everything would work. If customer have a lot of “In-house” applications and need to interface with the vendor’s systems then it could be a major integration issue. Customer can not move their applications to the cloud and expect them to run well. Any integration requires significant amount of work with redesign, re-configuration, and restructure of their IT infrastructures. This is where many consultants would come in and provide advices and supports. Of course, the best way for cloud computing would be for company that do NOT have any customized information system applications or only use standard transaction type of works.

There are many issues that “Cloud computing” vendors must solved before it can be accepted by the industry such as Data security, storage and transfer of data (Data mobility), integration between in-house applications and vendor’s applications (Interoperability) as well as performance, customization and service levels. With all the “promotions and advertisings” from vendors and consultants as the “Biggest technology thing”, I think it would be few more years before “Cloud Computing” can be widely accepted.