Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.”
Từ bóng tối của chế độ cũ, Chế Lan Viên bước theo vầng sáng chói lọi của lý tưởng. Trong chỗ khuất của hồn thơ, bóng tối của cái cũ vẫn náu lại, không phải dễ dàng rũ sạch, “Hai câu hỏi” đã giúp ông tìm thấy chính mình, thấy ánh sáng của Đảng soi đường, đưa ông từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui của một cuộc đời mới, tươi tắn hơn, hạnh phúc hơn. Không phải riêng gì Chế Lan Viên mà bất cứ ai trong chúng ta cũng vậy, cũng đã và đang băn khoăn đi tìm lẽ sống cho riêng mình. Nhưng có mấy ai hiểu được chính mình hay vẫn đang huyền huyễn, ảo tưởng, mơ hồ về bản thân? Cùng đọc cuốn sách Tự do đầu tiên và cuối cùng của Jiddu Krishnamurti, bạn sẽ có cái nhìn minh triết hơn về vấn đề này.
Một cuốn sách mỏng, chỉ tầm 150 trang thôi nhưng chứa đựng trong đó là những tư tưởng đạo lý của vị triết gia nổi tiếng này. Nhiều điều mới lạ và trái ngược hoàn toàn với thứ mà bạn được dạy trước đó sẽ thể hiện qua góc nhìn của tác giả ở trong cuốn sách. Đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo dục và ý nghĩa của cuộc sống. Bởi lẽ, muốn tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn, ta phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó.
Những câu hỏi như vậy chắc hẳn không ít lần bạn đã đặt ra để tự hỏi chính mình. Có người chỉ mất vài chục năm, cũng có người thì phải dành cả cuộc đời chỉ để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng phải mất một khoảng thời gian dài để chiêm nghiệm kia. Có đôi lúc tưởng chừng như ta đã hiểu rõ chính mình trong lòng bàn tay, sau cùng mới nhận ra ta chẳng hiểu gì hết. Kỳ thực, phần lớn chúng ta đều cho rằng việc thấu hiểu bản thân là công việc đơn giản nhất nhưng nó lại là việc mà ta khó có thể thực hiện tốt nhất.