21 Jan, 2021
Thói quen đọc
Tuần trước, Ts. Karl Helstrom một nhà nghiên cứu có chia sẻ với tôi nghiên cứu của ông ấy về thói quen đọc của những người đang làm việc trong công nghiệp phần mềm. Ông ấy đã dành vài năm để tiến hành nghiên cứu này và đã điều tra trên mười nghìn người phần mềm.
Điều ông ấy thấy là rất thú vị cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn:
Theo nghiên cứu này, phần lớn người phát triển phần mềm Mĩ đều đọc không đến một cuốn sách kĩ thuật một năm, (78% chưa bao giờ đọc xong cuốn sách mà họ mua). Ngay cả với nhiều bài báo kĩ thuật sẵn có trên internet, trên 82% số họ không đọc chúng sau khi họ hoàn thành học ở trường và có việc làm. Nhiều người thú nhận rằng họ chỉ đọc khi họ phải đọc, thường là khi họ phải theo lệnh của người quản lí của họ hay khi họ phải đi tới các khoá đào tạo kĩ thuật thêm. Không phải là vì họ bận rộn và không có thời gian bởi vì 72% số họ thường đọc các bài báo về sự kiện thể thao, tin tức về ngôi sao điện ảnh hay ngôi sao nhạc rock và 63% số họ cũng thừa nhận rằng họ chơi trò chơi video thường xuyên (hơn 10 giờ một tuần). Việc thiếu quan tâm tới nâng cấp tri thức và kĩ năng của họ có thể giải thích tại sao có thiếu hụt trầm trọng người phần mềm có kĩ năng ở Mĩ, nhưng đồng thời, có một số lớn người phần mềm thất nghiệp ở đó.
Về trung bình, người phát triển phần mềm châu Âu đọc ba tới năm sách kĩ thuật hàng năm để theo kịp. Trong số họ, những người phát triển Scandinavian đọc nhiều nhất (hơn 5 sách kĩ thuật) và những người phát triển Pháp và Italian đọc ít hơn (ít hơn 2 cuốn sách). Tương tự như người phát triển Mĩ, 76% số họ không đọc bài báo kĩ thuật thêm trên internet hay theo dõi các xu hướng công nghệ. Nhiều người không cập nhật tri thức của họ chừng nào họ chưa phải làm. Cuộc điều tra này cũng thấy 65% số họ đọc bài báo về sự kiện thể thao, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao nhạc rock nhưng không thường xuyên như người Mĩ. Chỉ 40% số họ thừa nhận chơi trò chơi video hơn 10 giờ một tuần. Tuy nhiên, người phát triển châu Âu dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động xã hội như tiệc tùng, quán rượu, quán cà phê, câu lạc bộ nhảy múa v.v hơn người Mĩ. Hiện thời, châu Âu cũng có thiếu hụt người có kĩ năng và một số lớn công nhân phần mềm thất nghiệp.
Những người phát triển châu Á là trong số các độc giả thèm khát đọc nhất. Trung bình, những người phát triển châu Á đọc 8 tới 15 sách kĩ thuật hàng năm. Trong số họ người Nhật Bản và Hàn Quốc đọc nhiều nhất (10 tới 18 sách), người Ấn Độ và Singapore (5 tới 12 sách). Sinh viên Trung Quốc cũng đọc nhiều nhưng sách kĩ thuật bị hạn chế không sẵn có ở Trung Quốc. Sinh viên ở Bắc Kinh, Thượng Hài, và các thành phố lớn có nhiều cơ hội và việc truy nhập tốt hơn vào các sách kĩ thuật so với các thành phố khác. Theo nghiên cứu này, nhiều sinh viên Trung Quốc lên internet tìm các bài báo kĩ thuật nhưng vì hầu hết các bài đều bằng tiếng Anh, và nhiều người không có kĩ năng tiếng Anh tốt cho nên họ gặp phải bất lợi. Nghiên cứu này cũng thấy rằng đa số người châu Á (83%) theo dõi các tin tức kĩ thuật mới sẵn có trên internet trên cơ sở thường xuyên. Ít hơn 32% người phát triển châu Á theo dõi tin tức thể thao, ngôi sao điện ảnh và ngôi sao nhạc rock nhưng 85% số họ chơi trò chơi video – thường hơn 10 giờ một tuần. Người châu Á chơi nhiều videogames hơn bất kì nước nào. Khi tôi tới thăm Nhật Bản năm ngoài, một người bạn than phiền: “Videogames phí thời gian. Nhiều trò chơi cực kì bạo hành và khởi xướng tình dục bừa bãi nhưng dường như không ai dừng điều đó lại.” Một giáo sư khác phàn nàn: “Nhiều sinh viên đâm nghiện videogames. Nếu họ chỉ dành cùng thời gian đó cho học tập và canh tân mọi thứ, chúng tôi có thể vượt qua Mĩ bây giờ.”
Ngày nay công nghệ thay đổi rất nhanh chóng và công nghiệp phần mềm là công nghiệp năng động nhất với các xu hướng mới xuất hiện mọi lúc. Nếu người phần mềm không muốn bị tụt lại, họ phải bắt theo bằng việc đọc nhiều sách và bài báo kĩ thuật. Lời khuyên của tôi cho sinh viên phần mềm là bạn phải làm việc đọc thành thói quen, cố đọc nhiều nhất có thể được và làm nó thành cơ sở tiếp diễn mãi vì mọi sự bạn đọc hôm nay sẽ lạc hậu trong vòng ba tới năm năm. Bạn phải nhớ rằng bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho nghề nghiệp kĩ thuật của riêng minh, nếu bạn không theo kịp, bạn sẽ bị bỏ lại sau. Trong thị trường việc làm cạnh tranh cao này, tri thức và kĩ năng là những thứ duy nhất giữ cho bạn còn được sử dụng làm việc. Phần lớn các công ti sẽ thuê nhân viên mới với kĩ năng mới rồi sa thải những người có kĩ năng lạc hậu vì họ không còn có giá trị nữa. Đó là lí do tại sao tỉ lệ thay người trong những người làm phần mềm là cao nhiều thế ở một số nước hơn một số nước khác.
Có câu ngạn ngữ cổ: “Cách tốt để hiểu nhân cách của ai đó là nhìn vào sách người đó đọc.” Tôi nghĩ chúng ta có thể đổi nó lại thành “Cách tốt để biết tương lai của người phần mềm là nhìn vào bao nhiêu bài báo người đó đọc trong vài năm qua.” Là người chuyên nghiệp phần mềm, tất cả chúng ta đều làm việc trong lĩnh vực thay đổi thường xuyên, bằng việc hiểu mọi sự đang thay đổi, bằng việc thấy trước thay đổi, chúng ta có thể điều chỉnh kĩ năng của mình và cải tiến tri thức của chúng ta tương ứng. Với toàn cầu hoá, cạnh tranh sẽ đẩy nhiều người phần mềm ra ngoài công việc, như vài năm trước cạnh tranh của Nhật Bản đã đẩy công nhân ô tô và công nhân điện Mĩ ra khỏi công việc. Cũng như ô tô, điện tử, thép, dệt, công nghiệp chế tạo bị choáng và không được chuẩn bị cho tổn thất của họ, tôi tin công nghiệp phần mềm cũng sẽ thay đổi nhanh chóng trong vài năm tới tuy nhiên lần này sẽ không có quốc gia chi phối bởi vì với xu hướng phát triển toàn cầu, công nhân có kĩ năng sẽ tới từ khắp thế giới. Tôi được thuyết phục rằng nhiều người còn chưa hiểu đầy đủ rằng với toàn cầu hoá, tri thức và kĩ năng là tài sản then chốt xác định ra tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của một quốc gia trong thế kỉ 21. Cải tiến tri thức này nghĩa là mọi người phải đọc nhiều, học nhiều, đi theo các xu hướng kĩ thuật nhiều hơn, vì mọi sự thay đổi rất nhanh chóng.
—-English version—-
Reading habit
Last week, Dr. Karl Helstrom a researcher shared with me his study on the reading habit of people who work in the software industry. He spent several years to conduct this study and had surveyed over ten thousand software people. What he found was very interesting so I like to share with you:
According to the research, most American software developers read less than one technical book a year, (78% never finish the book that they bought). Even with many technical articles available on the internet, over 82% of them do not read them after they completed schools and had jobs. Many confessed that they only read when they have too, usually when they were order by their managers or when they have to go to additional technical trainings. It was not because they were busy and did not have time because 72% of them frequently read articles about sport events, movies stars or rock stars news and 63% of them also admitted that they play video games often (More than 10 hours a week). This lack of concern about upgrading their knowledge and skills may explain why there is a critical shortage of skilled software people in the U.S. but at the same time, there is a massive number of unemployed software people there.
On the average, European software developers read three to five technical books a year to keep up. Among them, Scandinavian developers read the most (More than 5 technical books) and France and Italian developers read less (less than 2 books). Similar to American developers, 76% of them do not read additional technical articles on the internet or following technology trends. Many do not update their knowledge unless they have to. The survey also found 65% of them do read articles about sport events, movies stars, rock stars but not as often as the Americans. Only 40% of them admit of playing video games more than 10 hours a week. However, European developers spent more time in social activities such as parties, bars, coffee shops, dancing clubs etc. than American. Currently, Europe also has a shortage of skilled people and a large number of unemployed software workers.
Asian developers are among the most avid readers. On the average, Asian developers read 8 to 15 technical books a year. Among them Japanese and S. Korean read the most (10 to 18 books), India and Singaporean (5 to 12 books). Chinese students also read more but there were limited technical books available in Chinese. Students in Beijing, Shanghai, and larger cities had more opportunities and better access to technical books than other cities. According to the research, more Chinese students went to the internet for technical articles but since most were written in English, and many did not have good English skill so they were at a disadvantage. The research also found that a majority of Asians (83%) follow technical news available on the internet on a frequent basis. Less than 32% of Asian developers follow news on sports, movies stars and rock stars but 85% of them do play video games – often more than 10 hours a week. Asians play more videogames than any country. When I visited Japan last year, a friend lamented: “Videogames wasting time. Many games are extremely violent and promote sexual promiscuous but it seems no one can stop it”. Another professor complained: “Many students are addicted to videogames. If they just spend the same time on learning and innovate things, we could overpasses the U.S. by now”.
Today technology changes very fast and software industry is the most dynamic industry with new trends occur all the time. If software people do not want to get behind, they must keep up by read more technical books and articles. My advice for software students is you must make reading a habit, try to read as much as possible and make it an on-going basis as things that you read today will be obsolete within three to five years. You must remember that you are solely responsible for your own technical career, if you do not keep up, you will be left behind. In the highly competitive job market, knowledge and skills are the only things that keep you employed. Most companies will hire new employees with new skills then fire people with obsolete skills as they are no longer valuable. That is why the turn-over rate among software people is so much higher in some countries than others.
There is an old saying: “A good way to understand someone’s personality is to look at the books that he or she read”. I think we can change it to “A good way to know the future of a software people is to look at how many articles that he or she read in the past few years”. As software professionals, we all work in a field that changes often, by understand how things change, by anticipate the change, we can adjust our skills and improve our knowledge accordingly. With globalization, competition will put many software people out of work, just as few years ago Japanese competition put American’s automobile workers and electronic workers out of work. Just as the automobile, electronics, steels, textiles, manufacturing industries were shocked and unprepared for their loss, I believe the software industry will also change quickly in the next few years however this time there will be no dominant country because with global development trends, skilled workers will come from all over the world. I am convinced that many people do not yet fully understand that with globalization, knowledge and skills are the key assets that determine the economic growth and prosperity of a country in the 21st century. To improve this knowledge means people must read more, learn more, following technical trends more, as things are changing very quickly.