Theo một khảo cứu công nghiệp, “Thời đại thông tin” sắp chấm dứt sớm khi chúng ta đi vào thời đại khác “Thời đại tri thức”. Khảo cứu này nói rằng “Thời đại thông tin” bắt đầu từ những năm 1940 với máy tính lớn; trưởng thành nhanh chóng trong những năm 1980 với máy tính cá nhân; bùng nổ trong những năm 1990 với Internet, rồi đạt tới đỉnh trong những năm 2000 với điện thoại di động, và tích hợp nhiều dịch vụ vào một máy (iPhone, iPads v.v.).

Bằng chứng cho thời đại thông tin là hiển nhiên:  Trên một tỉ điện thoại thông minh đang được dùng trên khắp thế giới ngày nay và con số này vẫn đang tăng lên; tốc độ internet đang càng nhanh hơn khi nhiều nước chấp nhận băng rộng; thông tin chảy liên tục và kết nối mọi thứ. Tuy nhiên, một mình thông tin không có ngữ cảnh là vô dụng, trừ phi nó làm thay đổi tri thức có nghĩa. Có thông tin mà không ngữ cảnh làm cho mọi người lẫn lộn và hành động một cách hấp tấp. Chúng ta đã thấy bằng chứng về những vụ vay nợ xấu trong công nghiệp ngân hàng nơi mọi người chỉ nhìn vào con số mà không hiểu chúng; hay thị trường chứng khoán với chỉ số nào đó lên xuống mọi giây. Không hiểu rõ ràng những chỉ báo này mà chỉ nhìn vào dữ liệu thô đã tạo ra lẫn lộn và thông tin giả thường làm lẩy cò hoảng hoạn. Đó là lí do tại sao thị trường chứng khoán sập, suy thoái kinh tế, điều đóng góp vào cho khủng hoảng tài chính gần đây.

Một quan chức điều hành công ti tài chính giải thích: “Chúng tôi có dữ liệu, nhiều dữ liệu nhưng không có tri thức để hiểu chúng. Vài năm trước, mọi người nhìn vào con số và hoảng loạn và đó là lí do tại sao công nghiệp ngân hàng tan chảy. Ngay cả ngày nay với nhiều dữ liệu thế sẵn có nhưng ít người phân tích và tạo ra nghĩa từ chúng. Đó là lí do tại sao chúng tôi cần phân tích Big Data. Trong Thời đại thông tin, internet và điện thoại di động là “yếu tố tạo khả năng then chốt” nhưng trong Thời đại tri thức, yếu tố tạo khả năng then chốt là công cụ phân tích Big Data. Ngày nay chúng ta mới mở cửa vào thời đại tri thức này nhưng chẳng mấy chốc chúng ta sẽ có khả năng làm quyết định tốt hơn.”

Có các vấn đề với việc dịch chuyển từ Thời đại thông tin sang Thời đại tri thức. Trong một cuộc hội nghị về Big Data tuần trước ở New York, ai đó hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho các nước vừa mới vào thời đại thông tin? Điều gì sẽ xảy ra cho những người bắt đầu dùng công nghệ thông tin hay những người vẫn đang sống trong thời đại nông nghiệp hay thời đại công nghiệp? Làm sao họ có thể bắt kịp được?” Sau nhiều thảo luận nghiêm chỉnh giữa những người tham gia thảo luận, câu trả lời là “Ai đó sẽ bị bỏ lại sau vì họ sẽ KHÔNG có khả năng bắt kịp, vì họ tụt lại sau xa thế.”

Với Big Data ít nhất chúng ta biết rằng một tỉ dữ liệu riêng lẻ mà không có ngữ cảnh có thể tràn ngập, làm lẫn lộn và dẫn sai đường thay vì giúp đỡ. Nói cách khác, chúng ta bắt đầu biết điều chúng ta không biết và bắt đầu thu được tri thức đó.

—English version—

The Knowledge Age

According to industry study, the “Information Age” is about to end soon as we are entering another age “The Knowledge Age”. The study stated that “Information Age” began in the 1940s with mainframe computers; grew quickly in the 1980s with the personal computer; exploded in the 1990s with the Internet, then reached the top in 2000s with mobile phones, and the integration of several devices into one (The iPhone, iPads etc.).

The evident of the information age is obvious:  Over one billion smartphones are being used around the world today and the number is still growing; the internet speed is getting faster as more countries are adopting broadband; information is flowing continuously and connecting everything. However, information alone without context is useless, unless it is changing into meaningful knowledge. Having information without context often makes people confuse and act hastily. We have seen evident of bad loans in the banking industry where people only look at the numbers without understand them; or the stock markets with certain index numbers go up and down every few seconds. Without clear understanding of these indicators but only look at raw data has created confusion and false information often can trigger panic. That is why stock market crashes, economic recesses, which contributed to the recent financial crisis.

A financial company executive explained: “We had the data, a lot of data but without the knowledge to understand them. Few years ago, people looked at the numbers and panicked and that was why the banking industry meltdown. Even today with so much data available but few people to analyze and to make sense out of them. That is why we need Big Data analytics. In the Information Age, internet and mobile phone are “key enablers” but in the Knowledge Age, key enabler is Big Data analytic tools. Today we just open the door into this knowledge age but soon we will be able to make better decisions.”

There are issues with the transition from the Information Age to the Knowledge Age. In a Big Data Conference last week in New York, someone asked: “What will happen to countries that just enter the information age? What will happen to people who begin to use information technology or people who are still living in the agriculture age or the industrial age? How could they catch up? After several serious discussions among the panelists, the answer was “Some will be left behind as they will NOT be able to catch up, as they are so far behind.”

With Big Data at least we know that billion of stand-alone data without context can overwhelm, confuse and mislead rather than helping. In other words, we begin to know what we do not know and begin to obtain that knowledge.