12 May, 2021
Thiếu hụt kĩ năng tại châu Âu
Ngày nay châu Âu có thất nghiệp rất cao trong những người tốt nghiệp đại học nhưng đồng thời có thiếu hụt trầm trọng công nhân kĩ thuật. Trong năm năm qua, nhu cầu về “công nhân có kĩ năng kĩ thuật” đã tăng từ 16% năm 2012 tới 25% năm 2013.
Hội kĩ sư Đức báo cáo rằng việc thiếu hụt kĩ sư điện, kĩ sư cơ khí và người phát triển phần mềm là “trầm trọng lắm,” với trên 20,000 việc làm mở ra trong năm 2012 và ít người xin vào có đủ tư cách. Khi nhiều kĩ sư Đức về hưu, hay gần về hưu, ngành công nghiệp đang trong rắc rối sâu với việc không có kĩ sư để thay thế họ. Ngày nay hầu hết các đại học không thể tạo ra đủ các kĩ sư bởi vì tỉ lệ bỏ học trong sinh viên đại học là 50 phần trăm. Một giáo sư than: “Có cái gì đó sai với sinh viên trẻ ngày nay, phần lớn không muốn học kĩ nghệ, toán học và khoa học nữa.” Báo cáo này nói rằng phần lớn các công ti Đức không thể tìm được người họ cần ở Đức cho nên nhiều công ti phải “nhập khẩu” kĩ sư từ các nước khác, phần lớn là từ châu Á nơi có nhiều kĩ sư. Điều này là đặc biệt khó cho Đức, nước mà trong nhiều thập kỉ đã được biết tới là nước xuất sắc “kĩ nghệ” và là nước công nghệ lớn thứ tư thế giới.
Năm ngoái, luật di trú mới đã được thông qua trong Liên hợp châu Âu để giúp lấp đầy những chỗ trống việc làm này. Thẻ lam EU được thiết kế để làm cho các kĩ sư “có giáo dục cao” và công nhân công nghệ thông tin từ các nước khác có được phép làm việc ở các nước châu Âu. Một quan chức chính phủ giải thích: “Điều mấu chốt cho kinh tế Đức cũng như kinh tế EU là cho phép nhiều công nhân có kĩ năng cao di trú tới làm việc ở đây.” Để làm việc dịch chuyển một cách êm thấm cho các kĩ sư “nước ngoài”, các công ti Đức cung cấp chương trình đặc biệt bao gồm thông tin về việc sống ở Đức, kèm cặp, và các lớp ngôn ngữ.
Tuy nhiên, có cạnh tranh về “công nhân có kĩ năng cao” từ các quốc gia châu Âu khác. Anh (UK), Pháp, Thuỵ Điển, Đan Mạch cũng có cùng vấn đề với nhiều việc làm mở ra nhưng ít người xin làm và họ đang khuyến khích công nhân có kĩ năng nước ngoài tới và làm việc ở nước họ. Một đại diện công nghiệp nói: “Ngày nay tính linh động của công nhân là điều bản chất trong thế giới công nghệ cạnh tranh cao và năng động này. Chúng ta cần mở ra các cánh cửa cho các công nhân có kĩ năng để làm tăng trưởng nền kinh tế của mình; nếu không chúng ta sẽ mất ưu thế cạnh tranh của mình cho các nước khác.” Căn nguyên của vấn đề này là trong mười năm qua đã có sụt giảm lớn trong sinh viên đại học học về kĩ nghệ, khoa học máy tính, và quản lí hệ thông tin điều một phần là do kết quả của các đại học không bắt kịp với thay đổi công nghệ trong chương trình đào tạo. Một giáo sư giải thích: “Phải mất ba năm để xây dựng môn học đào tạo mới nhưng thay đổi công nghệ nhanh thế, đến lúc chúng tôi hoàn thành môn học, nó đã lạc hậu rồi.”
Trên toàn châu Âu, có nhiều việc làm mở ra ở mọi nước với ít người xin vào nhưng có nhiều người tốt nghiệp đại học thất nghiệp mà không có việc làm. Theo báo cáo này, Ireland hiện thời có trên 5000 việc làm phần mềm mở ra với ít người xin đủ tư cách. Đan Mạch có 14000 việc làm phần mềm mở ra. Thuỵ Điển báo cáo 16000 chỗ trống cho các nhà chuyên nghiệp máy tính trong di động, tính toán mây. Một đại diện công nghiệp nói: “Chúng tôi cần các kĩ sư tài năng và sáng tạo nhưng chúng tôi không thể tìm được họ bởi vì điều chúng tôi cần không phải là điều phần lớn người tốt nghiệp có. Chúng tôi phải nhập khẩu hàng nghìn công nhân có kĩ năng từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng không thể lấp đầy cho nhu cầu của chúng tôi và tình huống cứ ngày một tồi tệ đi.”
Một quan chức điều hành phàn nàn: “So sánh với những nước khác, hệ thống giáo dục châu Âu không đủ năng nổ để đáp ứng nhu cầu. Những người hàn lâm di chuyển rất chậm và họ chống đối rủi ro nhiều hơn người Mĩ. Họ không thích thay đổi cho nên sinh viên của chúng tôi phải chịu đựng điều này và đó là lí do tại sao nhiều người thay vì thế đã bỏ sang học ở Mĩ. Chúng tôi mất nhiều thanh niên có tài cho Mĩ. Và không như Mĩ, nơi nhiều người hàn lâm đã trở thành nhà doanh nghiệp thành công cao bên ngoài lớp học, các giáo sư và sinh viên có thể bắt đầu công ti dựa trên nghiên cứu của họ nhưng ở châu Âu, các thành viên khoa ở đại học không được phép tham gia vào các hoạt động thương mại bên ngoài nhà trường. Cho nên không có khuyến khích cho các thầy trong khoa học cái gì đó mới hay làm cái gì đó khác bên cạnh việc dạy.” Một nhà phân tích giải thích: “Phần lớn các đại học ở châu Âu đều là đại học nhà nước. Các thầy trong khoa nhận ngân quĩ từ chính phủ cho nên không có khuyến khích làm cái gì khác. Trong nhiều năm, hệ thống quan liêu này chậm thay đổi và nó làm hại sinh viên cũng như nền kinh tế của chúng tôi. Mĩ có nhiều đại học tư, phần lớn các đại học hàng đầu của họ đều là tư nơi các thầy trong khoa nhận ngân quĩ từ công nghiệp và đó là lí do tại sao họ bao giờ cũng cập nhật đào tạo của họ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp và sinh viên của họ có kĩ năng trong những công nghệ mới nhất.”
Với toàn cầu hoá, nhiều công ti Mĩ đang bành trướng kinh doanh của họ sang thị trường châu Âu. Năm ngoái, Facebook đã mở văn phòng của nó ở London, hội tụ vào các sản phẩm di động với kế hoạch thuê hàng trăm công nhân nhưng chỉ tìm được 25 người phát triển. Ngày nay website của nó vẫn có nhiều việc làm mở ra trong quản lí dự án, kĩ sư phần mềm, kĩ sư an ninh, và người phát triển công cụ phần mềm. Google cũng có vấn đề tương tự ở châu Âu; nó đã thuê hàng trăm kĩ sư phần mềm nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu của công ti với thị trường châu Âu của nó. Google lập kế hoạch xây dựng tổng hành dinh mới ở Anh, ở trung tâm London với văn phòng trên một triệu bộ vuông trên mảnh đất 2.4 mẫu Anh (tương đương 60 ha) trong khu phát triển trung tâm King’s Cross của London. Việc xây dựng được lên lịch để bắt đầu trong năm 2013 nhưng câu hỏi là liệu họ có thể tìm được đủ công nhân để lấp vào văn phòng lớn đó không? Microsoft đang thuê mọi nước khắp châu Âu để hỗ trợ cho các trung tâm phát triển của họ ở Ireland, Na Uy, và Đan Mạch nhưng đối diện với cùng khó khăn khi tìm công nhân có phẩm chất. Cisco đang tìm nhân viên cho văn phòng của nó ở Anh nhưng bày tỏ rằng cực kì khó thuê kĩ sư phần mềm và chuyên viên di động. Dell cũng đang tìm kiến trúc sư giải pháp lưu giữ cho văn phòng hiện trường từ xa ở Đan Mạch với các kĩ năng về lập kế hoạch kiến trúc kết cấ nền CNTT và thực hiện thiết kế. Một người quản lí nói: “Chúng tôi đang tìm người tốt nghiệp biết về ứng dụng di động, tính toán mây và phân tích dữ liệu lớn. Chúng tôi mong đợi người tốt nghiệp hiểu phát triển vòng đời phần mềm, kiến trúc hệ thống, kĩ nghệ yêu cầu, quản lí tích hợp nhưng nhiều ứng cử viên chỉ đưa ra được kĩ năng lập trình Java.”
—English version—
The skills shortage in Europe
Today Europe has very high unemployment among college graduates but at the same time there is a severe shortage of technology workers. In the past five years, the need for “technology skilled workers” has increased from 16% in 2012 to 25% in 2013.
The Association of Germany Engineers reported that the shortage of electrical engineers, mechanical engineers and software developers is “so severe,” with over 20,000 openings in 2012 and few qualified applicants. As more German engineers are retiring, or nearing retirement the industry is in deep trouble with no engineers to replace them. Today most German universities cannot produce enough engineers because the dropout rate among college students is 50 percent. A professor lamented: “There is something wrong with young students today, most do not want to study engineering, math and science anymore.” The report stated that most German companies cannot find the people they need in Germany so many have to “import” engineers from other countries, mostly from Asia where there are plenty of engineers. This has been particularly difficult for Germany, which for many decades has been known for its “engineering” excellence and the world’s fourth largest technology country.
Last year, new immigration rules were passed among European Union to help fill these job vacancies. The EU Blue Card is designed to get “highly educated” engineers and information technology workers from other countries to obtain work permits in EU countries. A government officer explained: “It is critical for the German as well as the EU economy to allow more highly skilled workers to immigrate to work here.” To make the transition smoothly for “foreign” engineers, German companies are offering special programs that include information on living in Germany, mentoring, and language classes.
However, there is competitive for these “highly skilled workers” from other European nations. The United Kingdom (UK), France, Sweden, Denmark also has the same problem with more job openings but few applicants and they are encouraging foreign skilled workers to come and work in their countries. An industry representative said: “Today workers’ mobility is essential in this dynamic and highly competitive world of technology. We need to open up our doors to skilled workers to grow our economy; else we will lose our competitive advantage to other countries.” The root cause of this problem is in the past ten years there was a significant decline in the number of college students studying engineering, computer science, and information system management which is partly due to the result of universities does not keep up with technology changes in curriculum. A professor explained: “It takes about three years to develop a new training course but technology changes so fast, by the time we complete the course, and it is already obsolete.”
Throughout Europe, there are job openings in every country with few applicants but there are many unemployed college graduates without jobs. According to the report, Ireland currently has over 5000 software job openings with few qualified applicants. Denmark has 14000 software engineers’ openings. Sweden reported 16000 vacancies for computer professionals in mobile, cloud computing. An industry representative said: “We need talented and creative engineers but we could not find them because what we need is not what most graduates have. We have to import thousands of skilled workers from India and China but could not fill our need and the situation is keep getting worst.”
An executive complained: “Compare with others, European education systems are not aggressive enough to meet the need. The academic people moves very slow and they are more risk-averse than the American. They do not like to change so our students suffer and that is why many left to study in the U.S. instead. We lost many talented young people to the U.S. And unlike the U.S., where many academics have become highly successful as entrepreneurs outside the classroom, professors and students can start company based on their research but in Europe, university faculty members are not allowed to participate in commercial activities outside the school. So there is no incentive for faculty to learn something new or do something else besides teaching.” An analyst explained: “Most universities in Europe are state universities. Faculty receives funding from government so there is no inventive to do anything else. For years, this bureaucracy system is slow to change and it hurts students as well as our economy. The U.S. has many private universities, most of their top universities are all private where faculty receives funding from industry and that is why they always update their trainings to meet industry needs and their students are skilled in the latest technologies.”
With globalization, many U.S. companies are expanding their business to European market. Last year, Facebook opened its office in London, focusing on mobile products with a plan to hire hundreds of workers but only found about 25 developers. Today its website still has many openings in project manager, software engineer, security engineer, and software tools developers. Google also had the similar problem in Europe; it has hired hundreds of software engineers but not enough to meet the company’s demand for its European market. Google is planning to build a new U.K. headquarters in central London with over one million square foot office on a 2.4-acre plot in London’s King’s Cross Central development. Construction is scheduled to begin in 2013 but the question is can they find enough workers to fill that big office? Microsoft is hiring in all countries across Europe to support their development centers in Ireland, Norway, and Denmark but faces the same difficulty of finding qualified workers. Cisco is looking to staff up its office in the U.K but expresses that it is extremely difficult to hire software engineers and mobile specialists. Dell is also looking for storage solutions architect for a remote field office in Denmark with advanced IT infrastructure architecture planning and design implementation skills. A manager said: “We are looking for graduates with mobile applications, cloud computing and big data analysis. We expect graduates to understand software lifecycle development, system architect, requirements engineering, integration management but many candidates show up with only Java programming skills.”