Trong vài năm qua, vấn đề thiếu hụt kĩ năng CNTT thường được nhắc tới ở Mĩ và nó làm khuấy động nhiều cuộc tranh cãi.

Các công ti phần mềm phàn nàn về việc không có đủ người có kĩ năng để làm nhiều công việc hơn và mở rộng kinh doanh của họ. Họ thúc giục quốc hội Mĩ thay đổi luật di trú để cho phép nhiều công nhân có kĩ năng CNTT vào và làm việc tại Mĩ. Tuy nhiên, cũng có phản đối vì một số người tin rằng Mĩ phải hội tụ vào “đào tạo lại” các công nhân thất nghiệp trong công nghệ thông tin (CNTT) và giữ việc làm cho công dân của mình. Một số người thậm chí còn đi xa hơn và muốn dừng việc khoán ngoài của CNTT để giữ việc làm trong Mĩ và giải quyết vấn đề thất nghiệp.

Tin tốt lành là trong những năm gần đây, đăng tuyển vào CNTT đã tăng lên khi nhiều sinh viên đang trở nên vỡ mộng với nghề kinh doanh. Ngày nay các nghề tài chính, ngân hàng có thất nghiệp cao do khủng hoảng tài chính. Theo một nghiên cứu gần đây, sinh viên tốt nghiệp trong những lĩnh vực này có thể không có khả năng kiếm được việc làm vì cung vượt xa cầu. Phần lớn các trường kinh doanh báo cáo 43 phần trăm bỏ học trong sinh viên trong ba năm qua vì bằng cấp kinh doanh, kể cả MBA không còn là bảo đảm cho việc làm nữa. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thậm chí đăng tuyển vào CNTT đã tăng có ý nghĩa nhưng vẫn có thiếu hụt bởi vì cầu vượt quá cung nhiều. Văn phòng lao động Mĩ báo cáo rằng trong sáu năm tới, Mĩ sẽ cần xấp xỉ 1.8 triệu người phần mềm cho ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh của nó. Tất nhiên, không thể nào đào tạo được nhiều người trong thời gian ngắn và thiếu hụt kĩ năng CNTT sẽ vẫn còn là vấn đề.

Khi tranh cãi ở Mĩ vẫn còn tiếp diễn, một nghiên cứu khác của Liên hợp quốc thấy rằng thiếu hụt kĩ năng CNTT là vấn đề toàn cầu vì nó cũng xảy ra ở châu Âu, châu Á và ngay cả ở châu Phi. Nghiên cứu này thấy rằng nguyên nhân KHÔNG phải do thiếu sinh viên học về CNTT mà là chất lượng của sinh viên tốt nghiệp CNTT. Hiệp hội quốc gia các công ti phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (NASSCOM) thấy rằng trên 70% sinh viên tốt nghiệp CNTT ở Ấn Độ KHÔNG có kĩ năng đúng để làm việc trong công nghiệp. Tin tức Trung Quốc cũng báo cáo rằng gần đây đã có vài triệu sinh viên CNTT thất nghiệp cho dù ngành công nghiệp phần mềm của nó thiếu hụt công nhân có chất lượng. Những báo cáo này đã làm cho nhiều công ti công nghệ đặt vấn đề về chất lượng giáo dục ở nước họ. Nghiên cứu này thấy rằng phần lớn các chương trình CNTT không được dạy đủ tốt ở các trường nhà nước bởi vì họ quá chậm đáp ứng cho thay đổi công nghệ. Ngày nay sinh viên “có hướng công nghệ”, và họ biết nhiều về công nghệ hơn là được dạy trong trường. Nghiên cứu này điều tra 250 đại học trong 65 nước và thấy rằng phần lớn sinh viên đều thất vọng với giáo dục của họ. Họ phàn nàn rằng phần lớn các chương trình đều hội tụ vào lí thuyết, không đủ thực tế và thậm chí không sánh được với cách họ dùng công nghệ trong cuộc sống thường ngày của họ. Một sinh viên bình luận: “Chúng tôi là thế hệ của Internet và Facebook nhưng các giáo sư của chúng tôi tới từ thế hệ máy tính lớn của những năm 60. Họ có thể dạy gì cho chúng tôi?”

Cá nhân tôi, tôi nghĩ vấn đề KHÔNG phải với giáo sư mà với mô hình dạy học đã lạc mốt. Giới hàn lâm truyền thống tin rằng thầy giáo và sách giáo khoa là nguồn tri thức chính. Thầy giáo “dạy” và “truyền tri thức” cho học sinh, người học thông qua ghi nhớ và chứng tỏ tri thức của họ trong các kì thi hàng năm. Mô hình dạy học này đã được phát minh ra từ hàng trăm năm trước và vẫn không thay đổi. Nó hội tụ vào thầy giáo người có thẩm quyền “chủ động” làm việc dạy. Học sinh là “thụ động” và “yên tĩnh” hấp thu bất kì điều gì thầy giáo dạy. Tuy nhiên ngày nay học sinh không hệt như vài trăm năm trước. Họ tích cực, năng động và có truy nhập vào nhiều công nghệ mới và sẽ không “yên tĩnh” trong việc học của họ. Ngày nay, học sinh biết cách dùng máy tính và Internet. Nhiều người chơi trò chơi máy tính, chat với bạn bè, đọc tin tức, gửi “tin nhắn” hàng ngày v.v. Nhưng khi họ tới trường, họ trở lại thời vài trăm năm trước, nơi họ phải ngồi yên tĩnh và nghe thầy giáo đọc bài giảng và dùng phấn và bảng để giải thích khái niệm.

Là nhà giáo dục, chúng ta cần nghĩ lại mô hình học và chuyển sang mô hình cộng tác của việc học như “Học qua Hành”. Khái niệm này chủ trương thay đổi trong mối quan hệ giữa học sinh và thầy giáo. Trong mô hình “học tích cực” này, học sinh phải học THEO CÁCH RIÊNG CỦA HỌ TRƯỚC KHI họ lên lớp. Lớp học nên được dùng cho thảo luận, để làm sáng tỏ tài liệu nơi thầy giáo lãnh đạo thảo luận và “huấn luyện” học sinh làm giầu có tri thức của họ để giải quyết vấn đề. Kết quả của mô hình mới này đã là rất lớn tương ứng theo vài nghiên cứu nơi học sinh học nhiều và tạo ra công việc chất lượng cao hơn. Bằng việc dùng công nghệ, học sinh có thể nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhiều điều hơn chỉ đi theo sách giáo khoa.

Tất nhiên, phải mất thời gian để chuyển từ cách học thụ động sang cách học chủ động nhưng với toàn cầu hoá và thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên toàn cầu, tôi nghĩ đây là cơ hội vàng cho nhiều nước đang phát triển để đi nhanh và lấp vào nhu cầu này. Có lực lượng lao động CNTT có kĩ năng sẽ đem tới ích lợi có ý nghĩa cho nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn cho thế hệ tiếp. Khi nhiều nước đang đi nhanh để nắm lấy ưu thế của cơ hội này, nước đi chậm sẽ bị bỏ lại đằng sau.

—-English version—-

The IT skills shortage

For the past several years, the IT skills shortage issue was often mentioned in the U.S and it stirred up many debates. Software companies complain about not having enough skilled people to do more works and expand their business. They urge U.S Congress to change immigration laws to allow more skilled IT workers to enter and work in the U.S. However, there is also objection as some people believe that the U.S must focus on “retrain” unemployed workers in Information Technology (IT) and keep the jobs for its citizens. Some even go further and want to stop the outsourcing of IT to keep works in the U.S and solve the unemployment issue.

The good news is in recent years, enrollment in IT has been increasing as more students are becoming disillusioned with business careers. Today Finance, Banking careers have the highest unemployment ever due to the financial crisis. According to a recent study, students graduate in these fields may not be able to get jobs as the supply is far exceed the demand. Most business schools reported a 43 per cent drop in students over the past three years as business degrees, including the MBA are no longer a guarantee for jobs. The study also pointed out that even enrollment in IT has increased significant but there still be a shortage because the demand is far exceed the supply. The U.S labor office reported that within the next six years, the U.S will need approximately 1.8 million software people for its fast growing industry. Of course, it is impossible to train that many people in a short time and the IT skill shortage will remain an issue.

When the debate in the U.S is still going on, another United Nation study found that the IT skills shortage is a global issue as it also happened in Europe, Asia, and even Africa. The study found that the cause was NOT due the lack of students studying IT but the qualification of the IT graduates. The India’s National Association of Software and Services Companies (NASSCOM) found that over 70% of IT graduates in India do NOT have the right skills to work in the industry. The China News also reported that recently there were several million unemployed IT graduates even its software industry has a shortage of qualified workers. These reports has caused many technology companies to question the quality of education in their country. The study found that most IT programs are not being taught well enough at state schools because they are too slow to response to technology change. Today students are “technology oriented”, and they know more about technology than what was taught in schools. The study survey 250 colleges in 65 countries and found that most students were disappointed with their educations. They complained that most programs were focusing on theories, not practical enough and not even compare with the way they use technology in their daily lives. A student commented: “We are the generation of the Internet and Facebook but our professors come from the mainframe generation of the 60s. What can they teach us?”

Personally, I think the problem is NOT with the professor but with the outmoded model of teaching. Traditional academia believe that teachers and text books are the main source of knowledge. Teachers “teach” and “transfer knowledge” to students, who learn through memorization and demonstrate their knowledge in annual exams. This teaching model was invented several hundred years ago and it is still unchanged. It focuses on the teacher who is the authority to “actively” do the teaching. Student is to be “Passive” and “quietly” absorb whatever the teacher taught. However today students are not the same as hundred years ago. They are active, dynamic and have access to many new technologies and will not “be quiet” in their learning. Today, students knows how to use computer and the Internet. Many play computer games, chat with friends, read news, send “Text messages” everyday etc. But when they go to school, they go back in time to several hundred years ago, where they have to sit quietly and listen to teacher lecture and use chalk and blackboard to explain a concept.

As educator, we need to rethink the model of learning and move to a collaborative model of learning such as the “Learning by Doing”. This concept advocates a change in the relationship between the student and teacher. In this “Active learning” model, students should learn ON THEIR OWN BEFORE they go to class. Classroom should be used for discussion, to clarify the materials where teacher lead the discussion and “coaching” students to enrich their knowledge to solve problems. The results of this new model have been dramatic according to several studies where students learned more and produced higher quality work. By using technology, students can do research, analyze and evaluate more things than just follow textbooks.

Of course, it takes time to transition from the passive way to the active way of learning but with globalization and the shortage of skilled workers globally, I think this is a golden opportunity for many developing countries to move fast and fill this need. Having a skilled IT workforce will bring significant benefits to the economy and create more jobs for the next generation. As many countries are moving fast to take advantage of this opportunity, the slow moving one will be left behind.