Dường như là sau vài năm chậm lại, ngành công nghiệp công nghệ đang bắt đầu tận hưởng thời gian tốt hơn trở lại khi các doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới bắt đầu chi tiêu về công nghệ thông tin (CNTT).

Theo một báo cáo của Forrester Research, công nghiệp CNTT sẽ “bùng nổ” lớn hơn trước đây bởi vì nhiều công ti coi CNTT như yếu tố chiến lược để giữ cho họ có tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hãng nghiên cứu này dự đoán rằng chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng quãng 9 phần trăm tới hơn $1.6 nghìn tỉ đô la năm 2010 và hơn nữa trong năm năm tới. 

Andrew Bartels, phó chủ tịch của Forrester Research tuyên bố: “Sụt giảm công nghệ đã hết một cách không chính thức, mọi thứ đều sẵn sàng cho chi tiêu và thuê công nghệ nhiều hơn. Thị trường công nghệ Mĩ sẽ mạnh hơn nhiều so với bất kì thị trường nào khác với chi tiêu công nghệ tăng trưởng hơn hai lần tỉ lệ tổng sản phẩm quốc nội.” Dữ liệu chỉ ra rằng trong sáu tháng qua của năm 2010, việc mua sắm toàn cầu về trang thiết bị máy tính đã tăng lên 10%, thiết bị truyền thông đã tăng lên 8%, chi tiêu phần mềm đã tăng lên quãng 11% và dịch vụ khoán ngoài CNTT đã đạt tới 8% cao hơn năm trước.

Thị trường công nghệ Mĩ không chỉ là chỗ tăng trưởng mà thị trường châu Âu cũng được dự báo có tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua nơi mua sắm công nghệ sẽ tăng lên 12%. Nghiên cứu cũng dự đoán rằng thị trường công nghệ ở Canada sẽ tăng trưởng 10%, ở châu Á Thái bình dương tăng 8%, và Mĩ Latin tăng 7%. Với ngoại lệ về Đông Âu, Trung Đông và châu Phi, gần như mọi nước sẽ tận hưởng tăng trưởng có ý nghĩa với thị trường công nghệ của họ. Forrester Research dự đoán rằng việc thuê người trong công nghệ sẽ tăng lên vào cuối năm và tiếp tục trong vài năm tới với lương cũng tăng ít nhất 6% mỗi năm vì vẫn còn thiếu hụt công nhân có kĩ năng trong mọi nước.

Trong toàn bộ sụt giảm kinh tế, phần lớn các công ti phải cắt giảm nhiều công nhân nhưng ngành công nghiệp công nghệ vẫn còn ổn định với việc cắt giảm tối thiểu. Trong vài năm tới, sự thịnh vượng là sáng lạn cho những người phát triển Web bởi vì nhiều công tin đang dựa vào website của họ để bán sản phẩm và dịch vụ. Nhiều chính phủ cũng tăng sự phụ thuộc vào websites để cung cấp dịch vụ cho công dân cho nên những người có kinh nghiệm phát triển web sẽ không có vấn đề tìm được việc. Theo Forrester, nhu cầu về người phát triển Web vẫn còn rất mạnh trên toàn thế giới nhưng lĩnh vực này cũng đã trở nên chuyên môn hoá hơn khi nhiều công cụ và công nghệ hơn là sẵn có. Việc được tìm nhiều nhất sau đó là chuyên viên an ninh mạng, kiến trúc sư mạng, và người quản lí dự án phần mềm. Forrester Research thấy rằng hơn 30% các công ti được điều tra lập kế hoạch thuê nhiều người phát triển Web hơn trong năm nay và như một biện pháp đáp ứng với nhu cầu mạnh, hầu hết người phát triển Web đều nói họ nhận được tăng lương giữa 6% tới 12% năm ngoái.

Tăng trưởng CNTT cũng cấp nhiên liệu cho công nghiệp khoán ngoài ở Ấn Độ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội quốc gia các công ti phần mềm và dịch vụ (NASSCOM), khoán ngoài CNTT sẽ tạo ra 30 triệu việc làm thêm (10 triệu việc trực tiếp và 20 triệu người gián tiếp) đến trước năm 2020. Trong mười năm trước, công nghiệp khoán ngoài CNTT đã sử dụng trực tiếp quãng 3 triệu người phần mềm và gián tiếp tạo ra 18 triệu việc làm phụ. NASSCOM dự đoán rằng lương thu nhập khoán ngoài CNTT và phát triển kĩ nghệ sẽ đạt tới quãng $1.4 nghìn tỉ trước năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứ này cũng cảnh báo rằng tăng trưởng thu nhập công nghệp đã tăng lên 40 phần trăm qua mười năm qua có thể chậm lại do thiếu hụt công nhân có kĩ năng chất lượng. Hiện thời, công nghiệp CNTT Ấn Độ đang kinh qua thiếu hụt trầm trọng người có kĩ năng, điều dẫn tới “cuộc chiến nội bộ” giữa các công ti về các tài năng. Quãng một phần ba công nhân phần mềm Ấn Độ đang đổi  việc làm mọi năm để có được lương và vị trí tốt hơn. Những người tuyển mộ công ti báo cáo rằng họ phải đổ “điểm thưởng phụ” để quyến rũ tài năng về công ti họ. Khuyến khích phổ biến nhất là lương cao hơn 10% hay hơn hay thưởng phụ như nghỉ phép dài hơn, nhiều bổ nhiệm ở nước ngoài, và thưởng tiền khi kí làm việc.

Khi thị trường CNTT tiếp tục tăng trưởng với nhu cầu cao về công nhân, nhiều nước đang nhảy vào thị trường này. Trung Quốc được coi là “đối thủ then chốt” có thể cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ. Trung Quốc có kết cấu nền tốt hơn, nhiều khuyến khích của chính phủ hơn, chi phí thấp hơn nhưng nhược điểm then chốt là sản phẩm chất lượng thấp, người quản lí được đào tạo kém, thiếu sự bắt buộc tuân thủ sở hữu trí tuệ, và vấn đề lớn với sao chép lậu phần mềm. Theo vài nghiên cứu, phần lớn các công ti phương tây ngần ngại khoán ngoài cho Trung Quốc do sợ các công ti Trung Quốc sao chép sản phẩm của họ và bán chúng với giá rẻ hơn nhiều. Ken Brown, một nhà tư vấn doanh nghiệp Trung Quốc giải thích: “Trung Quốc đã làm điều đó với sản phẩm tiêu thụ như TV, hàng tiêu dùng gia đình, hệ thống stereo, máy tính, vật dụng điện tử v.v bằng việc sao chép các sản phẩm của Nhật và Hàn Quốc. Họ đang làm cùng điều đó với xe máy, ô tô, máy móc v.v., không có lí do họ sẽ dừng lại cái gì. Ngày nay bạn có thể mua nhiều “sản phẩm giả mạo” được làm ở Trung Quốc vì chúng được xuất khẩu ở mọi nơi. Tôi KHÔNG nghĩ Trung Quốc sẽ có khả năng đẩy Ấn Độ sang bên trong thị trường CNTT. Hệ thống giáo dục của họ đã không theo kịp với phần còn lại của thế giới, họ vẫn tập trung vào việc học nhồi nhét và qua kì thi mà không có khía cạnh thực hành. Công nhân CNTT của họ chỉ có thể làm những công việc giới hạn, như lập trình và kiểm thử nhưng có rất ít quan niệm về thiết kế hay xây dựng hệ thống lớn hơn. Phần lớn các công ti CNTT đều không được quản lí tốt, phần lớn các sản phẩm đều có khiếm khuyết cao vì họ vẫn đang học cách làm doanh nghiệp toàn cầu. Ngược với nhiều dự đoán, tôi KHÔNG nghĩ Trung Quốc có thể đi rất xa bởi vì “cách nghĩ” của họ về xây dựng sản phẩm chất lượng thấp hay sao chép sản phẩm của ai đó và bán chúng với giá rẻ hơn. Nếu bạn nhìn vào mọi thứ mà họ xây dựng, chất lượng rất thấp, có thể còn chấp nhận được với một số sản phẩm rẻ như đồ chơi, quần áo, giầy dép nhưng với phần mềm, điều đó là không thể nào chấp nhận được.”

—-English version—-

IT market today and tommorrow

It seems that after few years of slowing down, the technology industry is beginning to enjoy better time again as businesses and governments around the world begin spending on information technology (IT). According to a report by Forrester Research, the IT industry will “explode” bigger than before as more companies are considering IT as strategic factor to keep them competitive in the global market. The research firm predicts that global IT spending will increase about 9 percent to more than $1.6 trillion in 2010 and more in the next five years.

Andrew Bartels, Forrester Research vice president declared: “The technology downturn is unofficially over, everything is ready for a more tech spending and hiring. The US, the technology market will be much stronger than any other market with technology spending growing more than twice the rate of gross domestic product.” The data indicated that in the past six months of 2010, global purchases of computer equipment has increased by 10%, communications equipment has increased by 8%, software spending has increased about 11% and IT outsourcing services already reached 8% higher than last year.

The U.S technology market is not the only place that grow but European market is also forecasted to have the strongest growing in many years where technology purchases will rise by 12%. The research also predicts that technology market in Canada will grow by 10%, in Asia Pacific by 8%, and Latin America by 7%. With the exception of  Eastern Europe, the Middle East, and Africa, almost every country will enjoy significant growth with their technology markets. Forrester Research predicts that hiring in the technology will increase by the end of the year and continue in the next several years with wages also increase at least by 6% each year as there is still a shortage of skilled workers in every country.

Throughout the economic downturn, most companies had to layoffs many workers but the technology industry remained stable with minimum layoffs. In the next several year, the prospects is bright for Web developers because more companies are relying on their websites to sell products and services. Many governments are also increasingly depend on their websites to provide services to their citizens so people with web development experiences would have no problem finding jobs. According to Forrester, demand for Web developers remains very strong throughout the world but this field also has become more specialized as more tools and technologies are available. The most sought after jobs are network security specialist, network architect, and software project manager. Forrester research found that more than 30% of company surveyed plan to hire more Web developers this year and as a measure of the strong demand, most Web developers said they received raises between 6% to 12% last year.

The IT growth also fuels the outsourcing industry in India. According to the new study of National Association of Software and Service Companies (NASSCOM), the IT outsourcing will create 30 million additional jobs (10 million directly and 20 million indirectly) by 2020. In the past ten years, the IT outsourcing industry has directly employed about 3 million software people and indirectly created additional 18 million jobs. NASSCOM predicts that IT outsourcing and engineering development earning will achieve about $1.4 trillion by 2020. However, the study also warned that industry revenue growth that has increased 40 percent over the last ten years may slowdown due to the shortage of qualified skilled workers. Currently, Indian’s IT industry is experiencing a critical shortage of skilled people which lead to an “internal war” among companies for talents. About a third of the Indian software workers are changing jobs every years to get better salaries and positions. Company recruiters reported that they had to throw in “additional bonuses” to lure talent to their companies. The most popular incentives were higher salaries of 10% or more or extra bonuses such as longer vacations, more oversea assignments, and sign-on bonus of cash.

As the IT market continues to grow with high demand for workers, more countries are jumping in the market. China is considered a “key contender” that could compete directly with India. China has better infrastructures, more government incentives, lower costs but the key weaknesses are lower quality products, poorly trained managers, lack of enforcement for intellectual property, and significant problem with software piracy. According to several studies, most western companies are reluctant to outsource to China for fear of Chinese companies copy their products and sell them at much cheaper prices. Ken Brown, a China business consultant explained: “China already did it with consumer products such as TV, Home appliances, stereo systems, computers, electronics gadgets etc by copy Japanese and S. Korean products. They are doing the same with motorcycles, cars, machineries etc., there is no reason they would stop at anything. Today you can buy many “Counterfeit products” made in China as they are exported them everywhere. I do NOT think China will be able to push India aside in IT market. Their education system has not catch up with the rest of the world, they are still focus on cramming and passing exams with no practical aspects. Their IT workers can only do limited works, such as programming and testing but have little concept of design or build larger systems. Most IT companies are not well managed, most products have high defects as they are still learning how to do business globally. Contradict to several predictions, I do NOT think China can go very far because of their “mindsets” of  build low quality product or copy somebody products and sell them at cheaper prices. If you look at everything that they build, the quality is very low, it may be acceptable for some cheap products such as toys, clothes, shoes but for software, it is unacceptable.