30 Jun, 2021
Thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng
Ngày nay sinh viên đại học đang đối diện với thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng. Mặc dầu các công ti đang thuê công nhân có kĩ năng kĩ thuật chuyên sâu nhưng nhiều sinh viên đại học vẫn bị lẫn lộn về họ cần kĩ năng nào và lĩnh vực học tập nào cần chọn lựa. Đây là vấn đề chính cho nhiều nước do thiếu hiểu biết về các kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ nghệ hay toán học (STEM) là gì, chúng làm gì và tại sao có nhu cầu cao thế về chúng trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này. Kết quả là, trên khắp thế giới hàng triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp hay làm những việc lương thấp mà không có tương lai.
Có quan niệm sai rằng chỉ các nước đã phát triển mới cần công nhân có kĩ năng STEM. Sự kiện là các nước đang phát triển cần công nhân có kĩ năng STEM nhiều hơn vì họ cần những người này để thiết lập ngành công nghiệp công nghệ riêng của họ, để tăng trưởng nền kinh tế riêng của họ, và để tạo ra nhiều việc làm hơn cho người của họ. Khi tôi dạy ở Đông Âu và châu Á mùa hè năm ngoái, tôi thấy rằng có nhu cầu khổng lồ về kĩ năng STEM ở mọi nước. Một người chủ công ti ở Trung Quốc bảo tôi rằng ông ấy có hàng trăm việc làm mở ra nhưng không thể tìm đủ người xin vào đủ phẩm chất. Ngay cả Ấn Độ cũng có thiếu hụt. Một người quản lí cấp cao trích dẫn rằng có trên 2500 việc làm công nghệ được đăng trong báo chí hàng tuần mà không có người xin làm. Từ Ba Lan, Hungary tới Malaysia và Philippines, có tình huống tương tự về những việc làm mở ra mà không có người xin làm nhưng đồng thời có nhiều người tốt nghiệp đại học không có việc làm.
Ngày nay phần lớn các công ti không cung cấp đào tạo tại chỗ làm việc nữa vì các công nhân được đào tạo thường chuyển việc làm, nhưng họ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho những công nhân có kĩ năng và kinh nghiệm. Kết quả là, trách nhiệm về phát triển kĩ năng đang dịch chuyển từ công ti sang người tìm việc. Dịch chuyển này đặt ra nhiều sức ép lên hệ thống giáo dục để cung cấp đào tạo kĩ năng được công nghiệp cần nhưng phần lớn các trường lại ngần ngại làm điều này và sinh viên bị mắc kẹt trong thế lưỡng nan kẽ hở kĩ năng này.
Một người chủ công ti ở châu Á nói với tôi rằng ông ấy đã cố gắng làm việc với các đại học để nhận diện các kĩ năng ông ấy cần để lấp vào các việc làm sẵn có nhưng nhiều đại học bác bỏ điều đó vì họ không muốn được bảo cho họ phải dạy cái gì. Ông ấy nói rằng một giáo sư nói thẳng với ông ấy rằng đại học không phải là trường hướng nghề để đào tạo công nhân cho công nghiệp. Tôi giải thích cho ông ấy rằng vấn đề này là khó giải quyết vì có hai cách nhìn tương phản. Cách nhìn của doanh nghiệp là về có kĩ năng đúng để đáp ứng nhu cầu duy trì tính cạnh tranh trong thị trường được toàn cầu hoá này. Người doanh nghiệp quen với nhịp độ nhanh và năng nổ thích nghi với thay đổi cho nên họ thất vọng với đáp ứng chậm từ đại học. Cách nhìn của giáo dục tương phản lại, theo nhịp chậm hơn nhiều nơi ổn định là nguyên lí cho nên các nhà giáo dục rất ngần ngại về bất kì thay đổi nào. Ngay cả cải tiến giáo dục cũng chỉ xảy ra sau nhiều thảo luận, hội họp, kiểm điểm và thương lượng.
Một quan niệm sai khác trong thanh niên là việc có bằng cấp có thể giúp họ có được việc làm. Điều quan trọng với các đại học là để cho sinh viên biết rằng bằng cấp không đảm bảo cái gì chừng nào họ không có kĩ năng, đặc biệt là những kĩ năng mà thị trường việc làm đòi hỏi. Sinh viên phải nhận trách nhiệm thiết lập và quản lí các mong đợi nghề nghiệp riêng của họ vào lúc mà cạnh tranh việc làm đã là dữ dội. Mặc dầu các đại học giáo dục sinh viên trong nhiều lĩnh vực học tập nhưng sinh viên phải lựa chọn cái gì là tốt nhất cho họ dựa trên các hướng dẫn nghề nghiệp với đầy đủ thông tin và sự kiện về cả thị trường việc làm địa phương và toàn cầu. Điều quan trọng là nói tới sự kiện rằng có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp vì họ chọn các lĩnh vực học tập không có nhu cầu hay không có cơ hội để tạo ra việc sống tốt.
Không có hướng dẫn đúng từ đầu, nhiều sinh viên không biết những sự kiện này cho tới khi quá trễ và họ có thể bị thất vọng. Nên có đối thoại về điều giáo dục đại học dành cho cái gì và nó có thể giúp được gì. Đại học cũng phải nói rõ ràng mong đợi của nó đối với sinh viên về nghề nghiệp của họ và yêu cầu sinh viên làm việc với các cố vấn nghề nghiệp về lựa chọn của họ. Điều được khuyến cáo nhiều là các đại học thu xếp các cuộc viếng thăm từ những người đại diện cho công nghiệp và doanh nghiệp để giải thích về những nghề nào đó cho sinh viên. Hiện thời có một số giới hạn các cuộc hội thảo nghề lập kế hoạch nghề nghiệp để hướng dẫn cho sinh viên khi họ vào đại học để tuỳ họ hình dung ra phải chọn học gì và chọn con đường nghề nghiệp nào. Không có thông tin đúng nhận diện các cơ hội việc làm tiềm năng sánh đúng với tập kĩ năng và giáo dục nào đó, kẽ hở kĩ năng này tiếp tục đe doạ sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và ngăn cản nhiều thanh niên niên đang hăm hở là người có năng suất khi kiếm sống với đồng lương tốt.
—English version-
The skill gap dilemma
Today college students are facing a skills gap dilemma. Although companies are hiring workers with advanced technical skills but many college students are still confused about which skills they need and what field of study to select. This is a major issue for many countries due to the lack of understanding of what science, technology, engineering or math (STEM) skills are, what they do, and why there is such a high demand for them in this technology driven economy. As a result, all over the world millions of college graduates are unemployed or work in low-wage jobs with no future.
There is a wrong notion that only developed countries need STEM skilled workers. The fact is developing countries need STEM skilled workers more because they need them to establish their own technology industries, to grow their own economy, and to create more jobs for their people. When I taught in Eastern Europe and Asia last summer, I found that there were huge demands for STEM skills in every country. A company owner in China told me that he had hundreds of job openings but could not find enough qualified applicants. Even India also had shortage. A senior manager cited the fact that there were over 2500 technology jobs posted in newspapers weekly without applicants. From Poland, Hungary to Malaysia and the Philippines, there was similar situation of job openings without applicants but at the same time there were many college graduates without jobs.
Today most companies do not provide on the job training any more as trained workers often switch job, but they are willing to pay more for workers with skills and experience. As a result, the responsibility for developing skills is shifting from companies to job seekers. This shift puts a lot of pressure to the education systems to provide skills training that are needed by the industry but most schools are reluctant to do this and students get caught in this skills gap dilemma.
A company owner in Asia told me that he tried to work with universities to identify the skills he needed to fill the jobs available but many universities rejected that as they did not want to be told of what they should teach. He said that a professor told him directly that universities are not vocational schools to train workers for the industry. I explained to him that the problem is difficult to solve because there are two contrasting views. The business’ view is about having the proper skills to meet demands to stay competitive in this globalized market. Business people are familiar with the fast pace and eager to adapt change so they are frustrated with the slow response from universities. The educational view by contrast, is a much slower paced where stable is the principle so educators are very skeptical of any change. Even education improvement is only happening after many discussions, meetings, reviews, and negotiations.
Another wrong notion among young people is having a college degree can help them get job. It is important for universities to let students know that a degree does not guarantee anything unless they have the skills, especially the skills that the job market demand. Students should take responsibility for establishing and managing their own career expectations at a time when competition for jobs has been fierce. Although universities educate students in many fields of study but students must select what is best for them based on a career guidelines with full information and facts about both local and global job market. It is important to state the fact that there are a lot of unemployed graduates because they select fields of study that have no demand or no chance to make a good living.
Without proper guideline at the beginning, many students do not know these facts until too late and they can be disappointed. There should be a dialogue about what a college education is for and what it can help. Universities must also clearly state its expectations for students about their career and require students to work with career advisors about their selections. It is highly recommended that universities to arrange visits from people who represent the industry and business to explain certain careers to students. Currently there are limited number of career planning workshops to guide students when they enter college so it is up to them to figure out what to study and what career path to select. Without proper information that identify potential job opportunities that match with certain education and skillsets, the skills gap continue to threatens developing countries’ economic growth and held back a lot of young people eager to be productive while earning a good wage.