Mọi đại học đều có những chuẩn học tập và mục đích nào đó cho sinh viên của họ. Một số trường có thể cao hơn trường khác nhưng các chuẩn và mục đích không đảm bảo thành công của sinh viên. Chính động cơ học tập của sinh viên, nỗ lực họ đưa vào trong lớp, quyết tâm là người giỏi nhất làm phân biệt sinh viên thành công với người không thành công thế.

Không may, ngày nay nhiều sinh viên vào đại học mà không có động cơ như vậy. Họ không được chuẩn bị cho đại học, họ không làm nỗ lực hết sức; nhiều người bỏ lớp; một số tới muộn, không đọc tài liệu được phân công; họ không coi việc học trên lớp là quan trọng, một số gửi tin nhắn trong bài học, một số nghe nhạc trên iPod của họ. Những hành vi như vậy thường do bản chất chưa chín chắn của sinh viên và việc thiếu chiều hướng nghề nghiệp của họ. Những hành vi này, nếu không được uốn nắn sẽ không chỉ làm hại cho học tập của sinh viên, mà còn tác động lên nghề nghiệp tương lai của họ. Nếu họ bất cẩn trong công việc của họ hôm nay, họ có thể bất cẩn trong việc làm tương lai của họ. Nếu họ gian lận trong lớp hôm nay, họ sẽ có thể gian lận trong việc làm của họ ngày mai.

Giáo sư thường giả định rằng sinh viên vào đại học có mục đích và để thành công. Thực tế là nhiều sinh viên vào đại học mà thiếu kỉ luật để thành công. Một số coi đại học chỉ là một yêu cầu rằng họ dành thời gian ở đó để lấy được “bằng cấp” về sau. Thay vì theo đuổi tri thức, họ săn đuổi “bằng cấp”. Đó là lí do tại sao có nhiều người tốt nghiệp mà không có việc làm. Đây là vấn đề khó khăn cần giải quyết đặc biệt trong môi trường ngày nay nơi có nhiều sao lãng thế. Là nhà giáo dục, chúng ta phải tìm cách giúp cho sinh viên thay đổi thái độ tiêu cực và làm cho đại học thành kinh nghiệm tích cực học tập.

Để bắt đầu, sinh viên phải nhận biết về hành vi của họ. Họ phải biết rằng hành vi bao gồm những thói quen có ảnh hưởng tới hành động của họ. Thói quen là việc lặp lại những hành vi nào đó qua thời gian. Hành vi tốt tạo ra thói quen tốt và hành vi xấu tạo ra thói quen xấu. Thói quen xấu có thể đươc đổi thành hành vi tốt qua một thời kì thời gian. Chẳng hạn, một sinh viên lười có thể đổi thói quen của mình bằng việc đặt thời gian học tập mọi ngày và tiếp tục làm điều đó qua một thời kì 30 ngày thì anh ta có thể đổi được thói quen xấu của mình. Bằng việc cho sinh viên chỉ dẫn tường minh về những hành vi nào đó và về cách thay đổi sẽ đem tới nhận biết trong sinh viên. Khi họ nhận biết về hành vi của họ, họ có thể thay đổi.

Vào ngày đầu tiên của lớp, giáo sư nên giải thích mong đợi của họ về hành vi trong lớp cho sinh viên. Chẳng hạn, tôi yêu cầu sinh viên tắt điện thoại di động của họ vì điều đó làm ngắt quãng lớp. Tôi cũng đòi hỏi sinh viên không nhắn tin, không chat, không gửi email trong lớp bằng việc KHÔNG mở laptop của họ trong bài giảng hay thảo luận lớp. Sinh viên phải biết rằng hành vi tích cực, như siêng năng, chính trực, trách nhiệm và quyết tâm có thể ảnh hưởng tới hành vi của họ trong lớp học và tác động lên mức độ thành đạt của họ.

Ngày nay có nhiều sao lãng và phần lớn sinh viên không thể giữ được sự chú ý của họ lâu. Phương pháp dạy truyền thống về đọc bài giảng không còn hiệu quả nữa. Giáo sư phải tổ chức không chỉ việc giảng dạy trong lớp học mà còn chỉ dẫn về tài liệu để giúp sinh viên chú ý nhiều hơn và khuyến khích làm việc cần cù bên ngoài các mong đợi. Thảo luận trên lớp, tranh cãi trong tổ, và bài trình bày của sinh viên nên được tích hợp với nội dung môn học hiện có để hỗ trợ cho việc học của sinh viên. Quan trọng hơn, giáo sư phải giúp sinh viên suy nghĩ về quyết tâm học tập của họ. Đây là phần cần thiết của phát triển của sinh viên vì họ đang trưởng thành người lớn. Như vậy, phát triển trách nhiệm và đạo đức phải trở thành một phần tích hợp của việc học tập đại học của họ.

Cách truyền thống để đo hiệu năng học tập của sinh viên là thông thường trong mọi đại học. Giáo sư dùng bài kiểm tra, câu hỏi, dự án và bài tập về nhà để đo mức độ học tập của sinh viên. Tuy nhiên, đo hành vi động cơ có tính thách thức hơn bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội mà sinh viên sống. Một kĩ thuật mà tôi thường dùng là tổ hợp tự đánh giá của sinh viên và đánh giá chính thức. Tôi đề nghị sinh viên tự cho họ điểm mà họ mong đợi từ bài kiểm tra, bài tập về nhà, và câu hỏi rồi so sánh với điểm thực tế mà họ nhận được từ tôi. Điều này cho phép sinh viên và tôi thảo luận và phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu của học tập của họ cũng như khuynh hướng làm suy yếu học tập của sinh viên và hành động bên ngoài lớp hợp. Chẳng hạn, một sinh viên đặt mong đợi được 10/10 điểm từ bài kiểm tra sẽ học chăm chỉ để đạt được điều đó. Nếu người đó không có được điều mình mong đợi, người đó sẽ biết tại sao và làm nỗ lực để sửa điều đó. Sinh viên đặt mong đợi chỉ được 5/10 sẽ phải nói cho tôi tại sao người đó đặt điểm thấp thế. Thảo luận này có thể dẫn tới hành động sửa chữa để giúp cho sinh viên đi ra ngoài lớp học và đi vào động cơ và hành động học tập.

Mọi sinh viên đều quan tâm tới thành đạt nghề nghiệp của họ. Bằng việc làm điều đó tường minh cho phát triển của họ sẽ nâng cao việc học tập của họ. Bằng việc nối học tập với mục đích nghề nghiệp và khía cạnh tương lai sẽ làm cho việc học có tính thực hơn, thực tế hơn mà có thể dịch chuyển thành tri thức và kĩ năng. Các giáo sư nên giải thích rõ ràng từng chủ đề được dạy trong lớp thành các kĩ năng mà họ sẽ cần trong nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn, bằng việc giải thích rằng môn kĩ nghệ yêu cầu là về phát triển kĩ năng mấu chốt trong hiểu nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu kém có thể biến dự án phần mềm thành thảm hoạ hỗn độn thế nào. Sinh viên cần hiểu “TẠI SAO” họ cần học cái gì đó TRƯỚC KHI họ học nó. Các môn học truyền thống thường bắt đầu với “CÁI GÌ” và “THẾ NÀO” nhưng hiếm khi bắt đầu bằng “TẠI SAO” cho nên chúng ta cần thay đổi điều đó. Biết “TẠI SAO” sẽ giúp động viên sinh viên và sinh viên đánh giá được giá trị của việc học của họ, sẽ có nhiều khả năng đạt tới mức tối ưu của việc là người giỏi nhất. Họ cũng sẽ trở nên biết nhiều hơn về phát triển và nghề nghiệp riêng của họ.

Bốn năm đại học là ngắn nhưng nó là thời gian mấu chốt cho chúng ta, nhưng nhà giáo dục, hình thành nên tâm trí của họ. Khi họ tốt nghiệp, chúng ta có thể thấy trưởng thành của họ và sự hoàn thành. Phần lớn sinh viên ở trong cuộc đời chúng ta trong một thời gian ngắn nhưng chính chúng ta, những nhà giáo dục phải tạo ra khác biệt trong cuộc đời của họ.

Nếu chúng ta nhìn lại trong cuộc đời riêng của mình, chúng ta có thể nhớ mọi thầy giáo đã có ảnh hưởng lên chúng ta. Ngay cả sau năm mươi năm, tôi vẫn có thể nhớ khuôn mặt họ, và những điều họ đã nói với tôi khi tôi còn ở trường học. Tôi không bao giờ quên các thầy giáo đã có ảnh hưởng tới nghề nghiệp của tôi, những thầy giáo đã động viên tôi cũng như những thầy giáo thách thức tôi để đạt tới tiềm năng của tôi. Có một thầy giáo tin rằng tôi có thể là nhà khoa học. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó, nếu thầy đã không gợi ý về ý tưởng rằng tôi nên tiếp tục giáo dục của tôi. Có thầy giáo khác đã nói với tôi: “Em là kĩ sư giỏi nhưng thầy nghĩ em là giáo sư đại học thì tốt hơn, bạn đã bao giờ cân nhắc tới việc dạy học không?” Vào lúc đó, tôi thậm chí đã không hình dung được rằng tôi có thể là giáo sư và đã không tin vào thầy.

Bao nhiêu người trong chúng ta nhớ tới sinh viên? Bao nhiêu sinh viên chúng ta đã gặp trong nghề của chúng ta? Và sau khi môn học chấm dứt bao lâu họ đã phai mờ khỏi ý thức của chúng ta? Vài năm trước đây tôi đã tới Ấn Độ để thăm một công ti phần mềm lớn; một người quản lí cấp cao hỏi tôi: “Thầy không nhớ tôi, đúng không?” Tôi ngạc nhiên nhưng đã chẳng nhớ được gì. Anh ta nói: “Tôi là sinh viên của thầy và tôi đã học lớp kĩ nghệ phần mềm của thầy năm 1997.” Cùng điều đó đã xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Thổ Nhĩ Kì khi tôi tới đó. Đã có biết bao nhiều sinh viên nhớ tới giáo sư của họ và họ tất cả đều nói với tôi rằng tôi đã giúp họ trong nghề nghiệp của họ. Một số người bảo tôi rằng tôi đã tạo ra khác biệt trong cuộc đời họ. Tất nhiên, tôi không nhớ mấy. Mỗi năm, trong kì Nô en tôi đều nhận được nhiều thiếp mừng từ các cựu sinh viên với nhiều cái tên mà tôi đã không nhớ nhưng họ nhớ tôi.

Chúng ta không thể tạo ra khác biệt trong cuộc đời của mọi sinh viên, và chúng ta có lẽ sẽ không nhớ phần lớn họ. Nhưng chúng ta nên được chuẩn bị và sẵn sàng  đưa nỗ lực của chúng ta vào việc giúp đỡ họ đạt tới tiềm năng đầy đủ của họ, sẵn lòng hướng dẫn họ trong theo đuổi nghề nghiệp của họ, và tin tưởng rằng chúng ta có thể tạo ra khác biệt trong cuộc đời của họ.

—-English version—-

Teachers and students

Every college has certain learning standards and goals for their students. Some maybe higher than others but standards and goals do not guarantee students’ success. It is the students’ motivation to learn, the efforts they put into the classes, the determination to be the best that distinguishes successful students from the not so successful.

Unfortunately, today many students go to college without such motivation. They are not prepared for college, they do not put in the best efforts; many skip classes; some come in late, fail to read the assigned materials; they do not consider classroom learning as important, some send text message during lectures, some listen music on their iPods. Such behaviors are often caused by the immature nature of students and the lack of direction for their careers. These behaviors, if not corrected will not only hurt students’ learning, but also impact their future profession. If they are careless in their work today, they may be careless in their future jobs. If they cheat in class today, they will likely be cheating in their job tomorrow.

Professors often assume that students go to college with the goal to learn and be successful. The reality is many students enter college lacking the discipline to be successful. Some consider college is only a requirement that they spend time there in exchange for a “degree” afterward. Instead of pursuing knowledge, they chase after a “degree”. That is why there are many graduates with degree but without jobs. This is a difficult problem to solve especially in today environment where there are so many distractions. As educator, we must find ways to help students change these negative attitudes and make college learning positive experiences.
To start, students must be aware of their behavior. They must learn that behavior involve habits which influence their actions. A habit is a repeat of certain behaviors over time. Good behavior creates good habit and bad behavior creates bad habit. A bad habit can be changed by repeat good behavior over a period of time. For example, a student who is lazy can change his habit by setting time to study everyday and continue to do that over a period of 30 days than he can change his bad habit. By giving students explicit instructions about certain behaviors and how to change will bring out awareness among students. When they aware of their behavior, they can change.

On the first day of class, professor should explain their expectations on classroom behaviors to students. For example, I request students to turn-off their mobile phone as it disrupts the class. I also ask students not to text message, use chat room, send email during the class by NOT open their laptops during lecture or class discussion. Students must know that positive behaviors, such as diligence, integrity, responsibility, and determination can influence their behaviors in classroom and impact their level of achievement.

Today there are many distractions and most students cannot keep their attention for long. The traditional teaching method of lecturing is no longer effective. Professors must organize not only their class instructions but also the materials that help students to pay more attention and motivate to work hard beyond expectations. Class discussions, team debates, and student’s presentations should be integrated with existing course content to support students’ learning. More importantly, professors must help students reflect on their commitment to learn. This is a necessary part of student development as they are maturing into adulthood. As such, responsibility and ethics development should become an integral part of their college learning.

Traditional ways to measure student performance is common in all universities. Professors use tests, quizzes, projects and homeworks to measure the level students’ learning. However, measuring motivation behavior is more challenging because it is influenced by the social context in which student lives. One technique that I often used is a combination of students’ self-assessment and formal assessment. I ask students to give themselves a grade that they expect from test, homework, and quiz then compare with the actual grade that they get from me. This allows students and me to discuss and reflect on the strengths and weaknesses of their learning as well as dispositions that impair students’ learning and pursuits beyond the classroom. For example, a student who set an expectation to get 10/10 points from a test will study hard to get it. If he did not get what he expected, he will learn why and make efforts to correct that. A student who set expectation to only get 5/10 will have to tell me why he would set such a low score. The discussion may lead to a corrective action to help student to go beyond the classroom and get into motivation and learning activities.

Every student is interested in their career achievement. By making it explicit to their development will enhance their learning. By connect learning to career goals and future aspect will make learning more real, more practical that can translate into knowledge and skills. Professors should clearly explain each subject taught in class to practical skills that they will need in their career. For example, by explain that requirements engineering course is about developing critical skills in understand customer’s needs and how bad requirements can turn a software project into a chaotic disaster. Students need to understand “WHY” they need to learn something BEFORE they learn it. Traditional courses often start with the “WHAT” and “HOW” but rarely “WHY” so we need to change it. Knowing the “WHY” will help motivate students and students who value their learning will more likely reach an optimal level of being the best. They will also become more cognizant of their own development and career.

Four years of college is short but it is a critical time for us, the educators, to shape their minds. When they graduate, we can see their growth and accomplishments. Most students are in our lives for a short period of time but it is us, the educators to make a difference in their lives.

If we look back in our own lives, we may remember all teachers who had influence on us. Even after fifty years, I can still remember their faces, and things that they said to me when I was in school. I never forget teachers who had influence on my career, teachers who encourage me as well as teachers who challenge me to reach my potential. There was a teacher who believes that I could be a scientist. I never imagine that I could be good enough if it was not for his encouragement. I never think about it, if he had not suggested the idea that I should continue my education. There was another professor who told me: “You are a good engineer but I think you better be a college professor, have you ever consider teaching?” At the time, I did not even imagine that I can be a professor and did not believe him.

How many of us remember students? How many students do we encounter over our career? And how soon after the course ends have they faded from our conscious? Few years ago I went to India to visit a large software company; a senior manager asked me: “You don’t remember me, do you?” I was surprised but did not remember anything. He said: “I am your student and I took your software engineering class in 1997.” The same thing happened in China, Japan, S. Korea, England, and Turkey when I went there. There were so many students who remember their professors and they all told me that I had helped them in their careers. Some told me that I made a difference in their lives. Of course, I did not remember much. Each year, during Christmas I received many greeting cards from former students with many names that I did not remember but they remember me.

We cannot make a difference in every student’s life, and we probably will not remember most of them. But we should be prepared and ready to put our efforts in helping them to reach their full potential, willing to guide them in their pursuit of their careers, and believe that we can make a difference in their lives.