21 Apr, 2021
Thất nghiệp ở Châu Âu năm 2013
Thất nghiệp trong khắp 17 nước Liên hiệp châu Âu đã chạm kỉ lục cao tháng này với 20 triệu người không có việc làm; trong số họ có nhiều người tốt nghiệp đại học. Một quan chức chính phủ nói: “Năm nay là năm tồi tệ nhất trong lịch sử Liên hiệp châu Âu là tỉ lệ thất nghiệp lên tới 13 phần trăm. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thất nghiệp của chúng tôi mới quanh 7.5 phần trăm cho nên bây giờ chúng tôi đang lâm vào tồi tệ hơn bao giờ.”
Tuy nhiên, con số thất nghiệp hiện thời đang bị làm sai vì nó che giấu sự không tương ứng lớn giữa các nước. Trong khi hơn 35% người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở Hi Lạp, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, tỉ lệ của Đức là thấp 4.5 phần trăm. Điều đó nghĩa là một số nước vẫn đang làm tốt hơn các nước khác. Tất nhiên, có nhiều lí do cho điều này nhưng khác biệt chính có thể được dõi về các chiến lược kinh tế được lập kế hoạch từ nhiều năm trước. Các nền kinh tế chính của Hi Lạp và Tây Ban Nha đang hội tụ vào chế tạo chi phí thấp và du lịch nhưng kinh tế của Đức hội tụ vào chế tạo nặng và phát kiến công nghệ. Nếu bạn nhìn vào hệ thống giáo dục bạn có thể thấy rằng tập trung chính của chương trình trường học ở Hi Lạp và Tây Ban Nha là vào quản lí khách sạn, giải trí, quản lí văn phòng và ngoại ngữ để hỗ trợ cho ngành công nghiệp du lịch khi so sánh với hệ thống giáo dục của Đức nhấn mạnh vào kĩ nghệ và công nghệ. Trong nhiều năm qua, nhiều chế tạo chi phí thấp đã được chuyển sang các nước khác như Ba Lan, Hungary do chi phí lao động thấp hơn của họ, do đó các cơ xưởng ở Tây Ban Nha và Hi Lạp bị đóng cửa và đẩy hàng nghìn công nhân ra khỏi việc làm. Từ năm 2008 khi khủng hoảng tài chính xảy ra, con số khách du lịch đã sụt giảm lớn nhưng chi tiêu của chính phủ vẫn tiếp tục dường như không có gì xảy ra, điều dẫn tới sụp đổ kinh tế hiện thời. Với 58% số người ở độ tuổi 16 tới 25 ở Hi Lạp và Tây Ban Nha không có việc làm, tình huống này đang ngày càng tồi tệ hơn khi các chính phủ đang cố gắng cải thiện nền kinh tế của họ qua cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tăng thuế. Vấn đề là họ đang làm điều đó mà không có chiến lược vững chắc vì hệ thống giáo dục của họ đã không thay đổi để phát triển công nhân có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu thị trường việc làm. Một nhà kinh tế Hi Lạp phàn nàn: “Vì mọi người được tự do đi lại và làm việc ở bất kì đâu trong khu vực châu Âu, chúng tôi không có người tài để đáp ứng cho nhu cầu thị trường việc làm. Các nước như Đức và Anh phải nhập khẩu hàng trăm nghìn công nhân phần mềm có kĩ năng từ Ấn Độ và Trung Quốc mỗi năm để lấp vào nhu cầu của họ trong khi thanh niên của chúng tôi có thể dễ dàng đi tới đó và làm việc và vẫn bị thất nghiệp. Thay vì cải thiện hệ thống giáo dục, những người lãnh đạo của chúng tôi vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó du lịch sẽ quay lại và mọi thứ sẽ trở lại bình thường nhưng điều đó không thể nào xảy ra sớm được.”
Sự kiện là ngày nay mọi nước đều cần công nhân có kĩ năng công nghệ. Trong nhiều năm, Mĩ, Anh và Đức đã từng hấp dẫn nhiều công nhân thông minh, có kĩ năng cao với bằng cấp đại học chuyên sâu từ khắp trên thế giới. Tháng trước ngành công nghiệp công nghệ báo cáo rằng một nửa công nhân công nghệ ở Mĩ, Anh và Đức là người “không bản xứ” mà hầu hết tới từ Ấn Độ và Trung Quốc. Một quan chức điều hành cấp cao tuyên bố: “Ngày nay tăng trưởng là chiến lược then chốt, chúng tôi cần nhiều công nhân có kĩ năng kĩ thuật để tiếp liệu cho sự tăng trưởng của chúng tôi. Không thành vấn đề họ tới từ đâu, chừng nào họ có kĩ năng và nói được tiếng Anh, chúng tôi quan tâm tới họ.” Tất nhiên, kinh tế của những nước này được lợi bởi những “công nhân có kĩ năng được nhập khẩu” này vì họ sẽ đi tới chỗ có việc làm tốt nhất nhưng đó cũng là nhược điểm cho các nước đang phát triển vì họ mất đi những người giỏi nhất để xây dựng nền kinh tế của họ. Gần đây, vài chính phủ đã phàn nàn rằng “Việc đánh cắp những bộ não giỏi nhất là đáng xấu hổ và nên được dừng lại.” Nhưng sự kiện là các công nhân có kĩ năng tiếp tục bỏ đi vì việc làm tốt hơn, cuộc sống tốt hơn ở bất kì chỗ nào họ có thể tìm được chúng.
Tuần trước một chính khách Hi Lạp đã hỏi các công dân liệu họ có nên hội tụ vào hệ thống giáo dục mới mà tập trung vào khoa học và công nghệ: “Chẳng lẽ chúng ta không muốn con cái mình có phần tốt hơn ở những việc làm trong khu vực châu Âu sao? Chúng ta phải trang bị cho người của chúng ta để tham gia vào nền kinh tế phát kiến.” Câu trả lời là “Có” một cách áp đảo nhưng đó chỉ là hùng biện vì để đầu tư vào giáo dục, chính phủ phải chi tiền nhưng tìm ra đủ tiền để làm điều đó trong lúc mà mọi ngân sách đều phải cắt giảm là không thể được. Người này về sau thừa nhận: “Quá trễ để làm được cái gì vào lúc này vì chúng ta tất cả đều vô vọng. Chúng ta đang trả giá cao cho việc thiếu viễn kiến. Chúng ta nhìn vào ích lợi ngắn hạn của du lịch và chế tạo chi phí thấp nhưng bỏ qua sự kiện là chúng ta không thể phụ thuộc vào bất kì ai khác ngoài bản thân chúng ta để xây dựng nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta đã không đầu tư vào tương lai của chúng ta để là một quốc gia mạnh mà dựa vào người khác chi tiền trong nước chúng ta. Đó đã là sai lầm rất lớn.” Câu hỏi là bao nhiêu nước đang học được từ sai lầm này?
—-English version—-
Unemployment in Europe 2013
Unemployment across the 17 European Union countries hit a record high this month with 20 million people who do not have jobs; among them are many college graduates. A government officer said: “This year is the worst year in the history of the European Union that the unemployment rate raised to 13 percent. Even at the financial crisis in 2008, our unemployment was around 7.5 percent so we are getting worse now than ever.”
However, the current unemployment number is misleading as it hides big disparities among countries. While more 35% of graduates are unemployed in Greece Portugal, and Spain, Germany’s rate is at a low 4.5 percent. It means some countries are still doing better than others. Of course, there are many reasons for this but the main differences can be traced to the economic strategies planned many years ago. Greece and Spain’s main economies are focusing on low cost manufacturing and tourism but Germany’s economy is focusing on heavy manufacturing and technology innovation. If you look at the education systems you can find that the main concentration of school’s programs in Greece and Spain are hotel management, entertainment, office management and foreign languages to support the tourist industry as compare with the Germany’s education system that emphasize on engineering and technology. In the past several years, many low cost manufacturing were moved to other countries such as Poland, Hungary due to their lower labor costs, therefore factories in Spain and Greece were closed and put thousands of workers out of job. Since 2008 when the financial crisis happened, the number of tourists had been reduced significantly but government spending continued as nothing happen which led to the current economic collapsing. With 58% of people ages 16 to 25 inGreece and Spain are jobless, the situation is getting worst even when governments are trying to improve their economies through aggressive spending cuts and tax increases. The problem is they are doing it without a firm strategy as their education system has not changed to develop skilled workers to meet job market demands. A Greece economist complained: “As people are freely to travel and work anywhere in the Eurozone, we do not have the talents to meet the job market demand. Countries like Germany and UK had to import hundred thousands of skilled software workers from India and China each year to their countries to fill their needs when our young people who could easily go there and work are still unemployed. Instead of improve the education system, our leaders are still hoping that someday tourists will return and everything will return to normal but it is unlikely to happen soon.”
It is a fact that today every country is in need of technological skilled workers. For many years, the U.S., UK, and Germany have been attracting many smart, highly skilled workers with advanced college degrees from all over the world. Last month the technology industry reported that over half of technology workers in the U.S, UK and Germany were “Non-native” people with most came from India and China. A senior executive declared: “Today growth is the key strategy, we need more technology skilled workers to fuel our growth. It does not matter where they come from, as long as they have the skills and speak English, we are interested in them.” Of course, these countries’ economy are benefitting by these “Imported skilled workers” as they would go to where the best jobs are but it is also a disadvantage to developing countries as they are losing their best people to build their economies. Recently, several governments have complained that the “Stealing of our best brains are shameful and should be stopped.” But the fact that skilled workers continue to leave for better jobs, better life wherever they can find them.
Last week a Greece politician was asking citizens whether they should focus on a new education system that focuses on science and technology: “Don’t we want our own children to have a better share at the jobs in the Eurozone? We must equip our people to participate in the innovation economy.” The answer is overwhelmingly “Yes” but it was only rhetoric because to invest in education, governments must spend money but finding enough money to do that in the time where every budget must be reduced was impossible. The person later admitted: “It is too late to do anything at this time as we are all hopeless. We are paying a high price for the lack of vision. We look at the short term benefit of tourism and low cost manufacturing but ignore the fact that we cannot depend on anyone else but ourselves to build our economy. We did not invest in our future to be a strong nation but rely on other to spend money in our country. It was a very big mistake.” The question is how many countries are learning from this mistake?