20 Jan, 2021
Thảo luận trên lớp
Tôi tin rằng sinh viên học tốt nhất khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp. Thay vì “thụ động”, họ có thể “chủ động” vì học tập là phải chủ động tích cực. Tất nhiên, làm cho sinh viên tham gia, trong khi trong nhiều năm họ được bảo phải “ngồi yên và nghe” là rất khó.
Trong lớp sinh viên dễ dàng bị sao lãng, khó duy trì tập trung khi mọi điều họ nghe là thầy nói. Bằng việc cho phép họ nghe tiếng nói của sinh viên khác diễn đạt cách nhìn của họ sẽ giữ cho họ được tỉnh táo. Một câu hỏi hay có thể tạo ra quan tâm, làm cho họ tự hỏi tại sao, làm cho họ nghĩ, và động viên họ tham gia. Khi sinh viên hỏi câu hỏi, tôi thường yêu cầu họ lặp lại câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của người khác. Thỉnh thoảng tôi sẽ viết nó lên bảng, cho phép có thời gian để sinh viên khác nghĩ về câu trả lời trước khi hỏi liệu ai đó có thể trả lời cho câu hỏi này không. Bằng việc lắng nghe câu trả lời, tôi có thể xác định việc hiểu của họ và đánh giá liệu lớp có hiểu nội dung hay không. Trong trường hợp đó, tôi có thể sửa lại nó, hay giúp cho sinh viên sửa nó khi họ không hiểu nó được rõ ràng.
Có thảo luận trên lớp cũng là cách kiểm soát điều xảy ra trong lớp. Thỉnh thoảng sinh viên có thể yên tĩnh chát, nhắn tin trên điện thoại di động, hay có thể mơ màng nhưng họ sẽ được tỉnh táo khi một sinh viên bị gọi lên trả lời cái gì đó. Tất nhiên, họ sẽ đặc biệt chú ý nếu người bạn ngồi cạnh họ bị yêu cầu trả lời câu hỏi.
Trong mọi lớp, có một số người tích cực nói và một số người yên tĩnh. Tôi bao giờ cũng chọn người lãnh đạo thảo luận trên lớp từ nhóm yên tĩnh. Trong trường hợp này, sự tham gia sẽ được phân phối đều nhau thay vì trao cho ai đó nói quá nhiều. Thỉnh thoảng, tôi sẽ yêu cầu các sinh viên bình luận về điều sinh viên khác đã nói hay lãnh đạo việc thảo luận trên lớp về những câu trả lời có thể.
Tôi thích cho sinh viên việc đọc bài trước khi lên lớp, điều họ phải đọc và chuẩn bị trước khi tới lớp. Vào đầu lớp học, tôi thường hỏi những câu hỏi về bài đọc đã được giao hay điều họ đã học từ các phiên trước. Điều đó có thể làm cho sinh viên tới lớp có chuẩn bị. (Trong lớp của tôi, việc tham gia chiếm 30% tổng số điểm.) Để duy trì sự tập trung của họ, tôi cũng nhắc họ rằng khi tôi hỏi câu hỏi hay yêu cầu ai đó lãnh đạo thảo luận về một chủ đề, đó là cái gì đó quan trọng và có lẽ sẽ có trong bài thi.
Tôi ưa thích bắt đầu lớp bằng cái gì đó làm cho sinh viên chú ý và rồi nhanh chóng ôn tập điều đã được nói trong buổi trước để nhắc nhở họ về những điều họ nên ghi nhớ. Trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho thảo luận nhiều hơn trên lớp, tôi thường liên hệ các tài liệu trong môn học với các khái niệm khác bên ngoài lớp học. Chẳng hạn, một ý tưởng trong bài đọc được phân công gắn với một câu chuyện trong tin tức thời sự. Thỉnh thoảng tôi sẽ hỏi liệu sinh viên có thể liên hệ chủ đề của bài học với biến cố hiện thời trong tin thời sự hay chia sẻ các bài báo bên ngoài mà có liên quan tới tài liệu được nói tới trong lớp. Chẳng hạn, sinh viên có thể mang tới lớp các sách kĩ thuật hay bài báo trong báo chí mà có liên quan tới chủ đề trong lớp.
Ngày nay, nhiều sinh viên không đọc báo hay sách mà đọc các thứ trên internet. Đó là lí do tại sao tôi cũng khuyến khích sinh viên chia sẻ với bạn cùng lớp một số website có liên quan tới môn học, như website cung cấp thông tin thêm về chủ đề của tài liệu lớp học. Liên hệ tài liệu lớp học với các nguồn bên ngoài như sách, bài báo trong các báo hay blog sẽ cho tôi biết liệu sinh viên có học tích cực chủ đề không.
Bởi vì kĩ năng mềm là bản chất trong bất kì nghề nào, nhưng quan trọng hơn trong nghề kĩ nghệ phần mềm, tôi tin mọi sinh viên phải phát triển khả năng nói trước nhóm. Họ phải biết cách chia sẻ thông tin, hỏi các câu hỏi, hay tranh cãi về giải pháp khác. Kĩ năng trình bày là bản chất trong công nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp công nghệ. Nhiều thầy giáo thích tham chiếu tới sách về nói chuyện cho công chúng hay kĩ năng trình bày. Tôi tin rằng sinh viên KHÔNG thể học được những kĩ năng này bằng việc đọc sách nhưng họ phải làm nó trong lớp. Kĩ năng này được phát triển tốt nhất qua thực hành. Họ càng thực hành nhiều, họ càng khá hơn và họ càng khá hơn, họ càng trở nên tự tin hơn. Thực hành kĩ năng này, họ cần nhiều thảo luận trên lớp, nhiều trình bày và nhiều phản hồi từ bạn bè và thầy giáo cho nên họ có thể cải tiến. Thay vì đi học lớp kĩ năng mềm để học kĩ năng trình bày, kĩ năng nói với công chúng, thực tế hầu hết các sinh viên đang “học qua hành” điều đó trên lớp.
—-English version—-
Classroom Discussion
I believe that students learn best when they participate in class discussion. Instead of being “passive”, they can be “active” as learning must be active. Of course, getting students to participate, when for many years they are told to “sit quiet and listen”, is very difficult.
In class students are easily get distracted, it is hard to maintain focus when all they hear is the teacher talking. By allowing them to hear another student voices expressing their views will keep them stay alert. A good question can create interest, make them wonder why, get them to think, and motivate them to participate. When students ask question, I often ask them to repeat the question to get other’s attention. Sometime I would write it on the board, allowing time for other students to think about the answer before asking if someone could answer the question. By listening to the answer, I can determine their understanding and assess whether the class understand the content or not. In that case, I can correct it, or help students correct it when they do not understand it clearly.
Having class discussion is also a way to control what is happening in class. Sometime students may quietly chatting, texting on their mobile phones, or maybe dreaming but they will be alerted when a student is called to answer something. Of course, they will pay attention especially if a friend sit next to them is asked to answer a question.
In every class, there are some who talk actively and some who are quiet. I always select the person to lead class discussion from the quiet group. In this case, the participation will be distributed equally instead of tipping into some who talk too much. Sometime, I would ask students to comment on what another student has said or lead a class discussion for possible answers.
I like to give students pre-class reading assignments that they have to read and prepare before come to class. At the beginning of the class, I often ask questions about the assigned reading or what have they learned from previous session. That can get students coming to class prepared. (In my class, participation is 30% of the total grade.). To maintain their focus, I also remind them that when I ask questions or request someone to lead discussion on a topic, it is something important and probably will be on the exam.
I prefer to start class with something that gets students attention and then quickly review what was covered in the previous class to remind them of things that they should remember. In an effort to facilitate more discussions in class, I often relate material in the courses to other concepts outside of the classroom. For example, an idea in the assigned reading to a story in the news. Sometime I would ask whether students can relate the subject of a lecture to a current event in the news or sharing outside articles that relate to the material covered in class. For example, students can bring to class a technical book or newspaper article that relates to the topic in class.
Today, many students do not read newspapers or books but do read things on the internet. That is why I also encourage students to share with their classmates some websites that relates to the course, such as one that provides additional information on the subject of the classroom material. Relating the classroom material to an outside sources such as books, Newspaper’s articles or blogs will let me know whether students are actively learning the subject.
Because soft-skills are essential in any professions, but more important in software engineering career. I believe all students must develop the ability to speak in front of a group. They must know how to share information, ask questions, or argue for a different solution. Presentation skill is essential in the industry, especially in technology industry. Many teachers like to refer to books about public speaking or presentation skills. I believe that students can NOT learn these skills by reading books but they must do it in class. This skill is best developed with practice. The more they practice, the better they get and the better they get, the more confident they become. To practice this skill, they need more class discussions, more presentations and more feedback from friends and teacher so they can improve. Instead of taking a soft-skills class to learn presentation skill, public speaking skill, actually most students are “learning by doing” it in class.