Một trong những kĩ thuật thông thường được dùng trong “Học qua Hành” là khái niệm về “bài giảng trước khi lên lớp” nơi giáo viên ghi lại bài giảng và đăng chúng trên website nhà trường để cho sinh viên có thể xem trước khi tới lớp.

Trong trường hợp đó, cả giáo viên và học sinh có thể dành nhiều thời gian hơn trong lớp cho thảo luận và trả lời câu hỏi mà sinh viên có. “Bài giảng trước khi lên lớp” không phải là mới nhưng với internet, sinh viên có thể truy nhập được vào chúng theo đa dạng cách thức. Họ có thể tải xuống trên máy tính laptop của họ, hay vào iPhone, iPad v.v. và xem nó vào lúc riêng của họ. Bài giảng được ghi hình cũng có thể được dùng cho các sinh viên lỡ buổi lớp học để xem bài giảng và không bị tụt lại sau. 

Bằng việc ghi hình bài giảng như một nhiệm vụ được thực hiện trước khi lên lớp, giáo viên có thể dùng thời gian trên lớp để thảo luận về tài liệu và làm sáng tỏ mọi câu hỏi. Nó cho phép giáo viên và sinh viên dành hầu hết thời gian họ có cùng nhau để tương tác với nội dung môn học theo cách mà lớp học truyền thống không thể có. Giáo viên dạy cùng môn học nhiều lần không cần lặp lại tài liệu nhiều lần. Họ có thể ghi lại bài giảng và hiệu chỉnh chúng theo cách họ muốn rồi tải lên website của trường. Qua thời gian, khái niệm này sẽ nâng cao tính sẵn có của nội dung trực tuyến cho sinh viên trong mọi kiểu môn học cho đại học và cung cấp cho giáo viên nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch, tổ chức, và tạo ra tài liệu giảng dạy thay vì chỉ đọc bài giảng.

Xem bài giảng trước khi lên lớp vẫn còn là vấn đề với sinh viên. Nhiều người không muốn xem video bài giảng trước khi lên lớp vì họ tin giáo viên đằng nào cũng sẽ nói qua tài liệu này. Để chắc sinh viên có xem bài giảng, tôi thường bắt đầu lớp bằng việc đề nghị sinh viên chia sẻ cái gì đó về tài liệu bài giảng. Những sinh viên có thể giải thích rõ ràng sẽ nhận được 10 điểm thêm cho bài tập về nhà của họ trong tuần đó. Điều này sẽ khuyến khích một số sinh viên nhưng không phải tất cả cho nên tôi thường ngẫu nhiên gọi vài sinh viên lên để cho họ tóm tắt năm phút về tài liệu trong bài giảng đã ghi hình. Nếu họ không xem, họ không thể trình bày được cái gì, trong trường hợp đó họ sẽ cần viết ra hai trang tóm tắt bài giảng như bài tập về nhà phụ. Vì hầu hết sinh viên không thích viết bài báo phụ thêm, cuối cùng họ sẽ xem bài giảng.

Để bắt đầu thảo luận trên lớp, tôi thường hỏi: “Điều gì các bạn đã học được trong bài giảng ghi hình hôm nay?” hay “Chủ đề nào trong tài liệu ghi hình bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn?” Tôi sẽ để cho lớp thảo luận riêng với nhau để chọn ra chủ đề rồi hỏi họ tại sao họ muốn học thêm về nó. Giáo dục đại học là hơn nhiều việc tích luỹ tri thức. Để đạt tới mức độ hiểu biết sâu sắc hơn, sinh viên phải có khả năng hiểu nghĩa của tổ hợp các tài liệu hàn lâm và kinh nghiệm. Xem bài giảng được ghi hình và đọc tài liệu trước khi lên lớp là xây dựng tri thức nhưng thảo luận trên lớp, đặc biệt dùng các trường hợp nghiên cứu hay kịch bản mà sinh viên phải giải thích và đôi khi giải quyết vấn đề, là kinh nghiệm. Ngày nay, lớp học bị giới hạn vào vài giờ một tuần và có nhiều tài liệu thế, cho nên một số trường chỉ muốn bao quát nhiều tài liệu trong một học kì nhất có thể được. Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên hiểu các lí thuyết hàn lâm rất tốt nhưng không có tư duy phê phán sâu sắc mà họ phải phát triển cho việc học của họ. Một lí do chính mà nhiều người tốt nghiệp gặp khó khăn trong phỏng vấn việc làm là họ không quen thuộc với giải quyết vấn đề hay trả lời các kịch bản trường hợp thực. Họ trở thành không thoải mái, lẫn lộn và rồi mất tự tin khi đối diện với cái gì đó họ chưa bao giờ làm trước đây. Bằng việc dành nhiều thời gian hơn trên lớp cho thảo luận, giải quyết vấn đề, và tham gia tích cực, sinh viên sẽ phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phân tích, kĩ năng trình bày, và họ sẽ tự tin hơn về khả năng riêng của họ để giải quyết với phỏng vấn việc làm, đặc biệt khi họ đương đầu với “câu hỏi tinh tế” hay “kiểu giải quyết kịch bản” của phỏng vấn.

Thảo luận trên lớp là một trong những cách tốt nhất để vượt qua vấn đề thông thường này. Khi được thực hiện có chủ ý và cẩn thận, hoạt động tích cực này khuyến khích sinh viên “đào sâu” và tham gia vào quá trình tập trung vào phân tích, cân nhắc, và nghi vấn các kinh nghiệm hàn lâm và tri thức nội dung.

—-English version—-

Class discussion

One of the common techniques used in the “Learning by Doing” is a “pre-class lecture” concept where teachers recorded lectures and posted them on school website so students can watch before coming to class. In that case, both teachers and students can spend more time in class for discussions and answer questions that students have. “Pre-class lecture” is not new but with the internet, students can access them in a variety of ways. They can download lectures onto their lap top computers, iPhone, iPad etc. and watch it at their own time. The recorded lectures can also be used for students who missed a class to view the lecture and not fall behind.

By recording lectures as pre-class assignment, teachers can use class time to discuss the material and get any questions clarified. It allows teachers and students to make the most of the time they have together to interact with the course content in a way that a traditional classroom may not. Teachers who teach the same course multiple times do not need to repeat the materials many times. They can record the lectures and edited them the way they want then upload to a school website. Overtime, this concept will enhance the availability of online content for students in all course types for the university and provide teachers with more time to plan, organize, and create teaching materials rather than just lecturing.

Watching a lecture before class is still an issue with students. Many do not want to watch a lecture video before class because they believe the teacher will go over those materials anyway. To make sure students do watch the lecture, I often start the class by asking students to share something about the lecture materials. Students who can explain things clearly will receive 10 points extra to their homework for that week. This will motivate some students but not all so I often randomly call few students to give a short five-minute summarize about the material in the recorded lecture. If they did not watch, they cannot present anything, in that case they will need to write a two pages summary of the lecture materials as an extra homework. Since most students do not like to write an extra paper, they will watch the lecture eventually.

To start the class discussion, I often ask: “What is one thing you learned in the recorded lecture today?” or “What is one topic in the recorded material that you would like to explore in more detail?” I will let the class discuss among themselves to select a topic then ask them why they want to learn more about it. A college education is much more than just accumulating knowledge. To reach deeper levels of understanding, a student must be able to understand the meaning out of a combination of academic materials and experiences. Watching recorded lectures and read pre-class reading materials are building the knowledge but class discussion, especially using cases study or scenarios that students must explain and sometime solve the problem, are the experiences. Today, classroom is limited to few hours a week and there are so many materials, so some schools only want to cover as much material in a semester as possible. That is why many students understand the academic theories very well but not the profound critical thinking that they must develop for their learning. One main reason many graduates are having difficulty during job interviews is they are not familiar with solving problem or answer a real case scenarios. They become uncomfortable, confuse and then lose their confident when facing something that they never done before. By spending more time in class for discussion, problem solving, and active participation, students will develop the problem solving skills, analyzing skills, presentation skills, and they will be more confident on their own ability to deal with job interview, especially when they are confront with “tricky questions” or “scenarios solving type” of interviews.

Class discussion is one of the best ways to overcome this common problem. When intentionally and carefully implemented, this active activities motivate students to “dig deep” and to engage in the intensive process of analyzing, reconsidering, and questioning academic experiences and content knowledge.