Vài tuần trước, tôi tham dự “Hội nghị Davos mùa hè” tại Đại Liên, thành phố cảng ở Hoàng Hải. Thành phố này có vài công viên lớn về công nghệ cao với trên 70,000 kĩ sư phần mềm và hơn 700 công ti phần mềm, quá nửa số đó là công ti nước ngoài sở hữu hay có đầu tư vốn nước ngoài. Theo các quan chức chính phủ, đến năm 2013, Đại Liên sẽ có quãng 2,000 công ti với trên nửa triệu kĩ sư phần mềm làm việc ở đây.

Ông Chuck Shi, phó giám đốc khu công nghệ cao đưa tôi đi thăm một vòng các công viên này và bảo tôi: “Đại Liên đã trở thành số một của Trung Quốc về khoán ngoài phần mềm, chúng tôi tự xây dựng mô hình cho mình theo Bangalore, thành phố lớn nhất của Ấn Độ về khoán ngoài. Ngày nay Đại Liên là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất với số người được sử dụng cao nhất ở Trung Quốc. Đó là lí do tại sao thành phố này đã là chủ nhà lần thứ hai cho Diễn đàn kinh tế thế giới “Davos mùa hè ở châu Á.”

Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khi nhiều người lãnh đạo các nước trình bày các kế hoạch của họ, tôi để ý thấy cảm giác bồn chồn trong nhiều diễn giả vì nước họ tất cả đều đang chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính và các kế hoạch của họ không đáp ứng được mong đợi của họ. Ông Shi ngồi cạnh tôi nói: “Mặc cho khủng hoảng kinh tế, thành phố của chúng tôi vẫn làm tốt với tăng trưởng 12 phần trăm khi so với 7% ở khu vực khác ở Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng tôi là thành phố duy nhất trên thế giới đạt tới tăng trưởng tích cực cao đó trong khi các thành phố khác đang kinh qua tăng trưởng âm. Ngay cả nền kinh tế mạnh của Mĩ cũng chỉ đạt được tăng trưởng 2%.” Tôi hỏi ông ấy: “Ông làm điều đó thế nào?” Ông ấy trả lời: “Lí do then chốt là chúng tôi hiểu sức mạnh kinh tế của công nghệ cao, đặc biệt phần mềm nơi người khác vẫn tập trung vào chế tạo.” Ông ấy mỉm cười và tiếp tục: “Chế tạo là quá khứ, công nghệ cao là tương lai. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều nước đã bị rối loạn vì khách hàng dừng mua, nhà chế tạo phải đóng cửa và hàng triệu người mất việc. Tuy nhiên với phần mềm, chúng tôi không có vấn đề gì vì kinh doanh vẫn tiếp tục tới, còn mạnh hơn trước bởi vì chúng tôi làm tốt hơn và rẻ hơn Ấn Độ. Khi các công ti toàn cầu giảm chi tiêu và hiện đại hoá doanh nghiệp của họ, họ cần phần mềm để giữ cho chi phí thấp hơn, khoán ngoài là giải pháp. Thay vì tới Bangalore, nhiều công ti bây giờ khám phá ra Đại Liên. ”

Công viên công nghệ cao chính của thành phố, Công viên phần mềm Đại Liên có trên 470 công ti phần mềm, 40 trong số đó ở vào hàng chóp đỉnh của danh sách Fortune 500. Công ti lớn nhất là Neusoft, công ti khoán ngoài phần mềm, tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc. General Electric là công ti nước ngoài đầu tiên mở ở đây sử dụng hàng nghìn người làm phần mềm. Các công ti toàn cầu khác nhanh chóng theo sau như Dell, Hewlett-Packard, Microsoft, Google. IBM, Nokia, và Sony. Năm ngoái, Intel đã đầu tư 2.5 tỉ đô la vào một nhà máy ở đây với nhiều nghìn việc mới tạo ra trong năm nay và nhiều công ti nữa tới.

Biến đổi của Đại Liên từ một thành phố nhỏ thành trung tâm công nghệ cao lớn nhất ở Trung Quốc là do tầm nhìn của ông cựu thị trưởng Bo Xilai, người hiện thời trở thành bộ trưởng thương mại của Trung Quốc. Ông ấy coi giáo dục là nền tảng cho công nghệ cao cho nên ông ấy bắt đầu với việc cải tiến hệ thống giáo dục trong thành phố của mình. Khi nhiều trường do nhà nước sở hữu chậm đáp ứng, ông ấy chủ trương thiết lập nhiều đại học tư với giáo trình hội tụ vào kĩ nghệ phần mềm và ngoại ngữ. Hiện thời Đại Liên có hơn 20 đại học, nhiều đại học tư. Đại học lớn nhất là NeusoftUniversity do Neusoft sở hữu và cung cấp lực lượng lao động được cần cho kinh doanh khoán ngoài của họ. Bằng việc có hệ thống giáo dục rất mạnh, Đại Liên đã hấp dẫn số lượng lớn đầu tư nước ngoài và toàn bộ thành phố đang biến đổi nhanh chóng. Khi nhiều việc được tạo ra, nền kinh tế tăng trưởng cấp độ lớn, tạo cho Đại Liên một ưu thế cạnh tranh phụ hơn các thành phố khác ở Trung Quốc.

Bước tiếp ở Đại Liên là xây dựng nhiều công viên phần mềm vì nhiều công ti nước ngoài đang chuyển tới với tổng 2.2 tỉ đô la đã được đầu tư cho tới giờ trong năm nay. Lí do chính cho thành công này là Đại Liên gần với Hàn Quốc và Nhật Bản. Bằng việc cung cấp lực lượng lao động kĩ nghệ phần mềm được đào tạo cao với kĩ năng ngôn ngữ hạng nhất và giá thấp, Đại Liên là vị trí lí tưởng cho công việc khoán ngoài từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Shi bảo tôi: “Đại Liên có danh tiếng nhất về phần mềm bởi vì chúng tôi có đội ngũ tài năng lớn hơn bất kì thành phố nào ở Trung Quốc, chúng tôi đầu tư vào giáo dục từ hơn 10 năm và bây giờ chúng tôi thu hoạch ích lợi. Khi các thành phố khác đầu tư vào chế tạo và mua nhiều trang thiết bị, chúng tôi đầu tư vào giáo dục, đặc biệt vào kĩ nghệ phần mềm. Mười năm trước, mọi người cười chúng tôi nhưng bây giờ họ biết chúng tôi đúng. Chế tạo tạo ra nhiều việc làm đấy nhưng chúng toàn là việc lao động thấp và nó thu hút phần lớn những người từ khu vực nông nghiệp. Nó tạo ra ô nhiễm, phế thải và di chuyển người từ khu vực nông nghiệp vào thành phố để tìm việc tốt hơn, tạo ra nhiều vấn đề xã hội. Khi kinh tế đi xuống, những người này tạo ra các vấn đề khác với phản đối và bãi công. Theo quan điểm chúng tôi, công việc công nghệ cao tạo ra việc làm được trả lương cao hơn và hấp dẫn chỉ người có giáo dục cao. Khi những người này có cuộc sống thuận tiện và có tiền, họ tiêu nhiều hơn và tạo ra nhiều việc hơn cho người khác. Phần mềm là công nghiệp sạch không ô nhiễm, không có vấn đề xã hội, không phá vỡ công việc nông nghiệp và nó tiếp nhiên liệu cho tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa. Chúng tôi đang ra quyết định đúng với phần mềm vì chúng tôi biết cách đầu tư vào giáo dục.”

—-English version—-

SoftwareCity

Few weeks ago, I attended the “Summer Davos conference” in Dalian, a port city located in the Yellow Sea. This city has several large High technology parks with over 70,000 software engineers and more than 700 software companies, more than half of which are foreign-owned or having foreign capital investment. According to government officials, by 2013, Dalian will have about 2,000 companies with over half million software engineers working here.

Mr. Chuck Shi, the deputy high tech director gave me a tour of these parks and told me: “Dalian has become China’s number one place for software outsourcing, we model ourselves after Bangalore, India’s largest city for outsourcing. Today Dalian is the fastest growing economic area with the highest number of people employed in China. That is why the city for the second time hosted the World Economic Forum’s “Summer Davos in Asia”.

The main topic of this year’s forum meeting is global economic growth. As many country leaders presented their plans, I noticed a sense of nervousness among several speakers since their countries were all suffering from the financial crisis and their plans did not meet their expectations. Mr. Shi who sat next to me said: ” Despite the economic crisis, our city is doing so well with 12 percent growth as compared to 7% in other area in China. I think we are the only city in the world that achieved that high positive growth where many others are experiencing negative growth. Even the strong economy of the U.S is only achieve about 2% growth”. I asked him: “How do you do that?” He answered: “The key reason is we understand the economic power of high technology, especially software where other are still focusing on manufacturing”. He smiled and continued: “Manufacturing is the past, high technology is the future. When the financial crisis happened, many countries were in trouble because customers stopped buying, manufactures had to close and million people were out of work. However with software, we do not have any problem as business continue to come in, stronger than before because we are better and cheaper than India. As global companies reducing spending and modernize their business, they need software and to keep cost lower, outsourcing is the solution. Instead of go to Bangalore, many companies are now discovering Dalian”.

The city’s main high-tech park, DalianSoftwarePark has over 470 software companies, 40 of which are on the top Fortune 500 list. The largest is Neusoft, a fastest growing software outsourcing company in China. General Electric was the first foreign company to opening here employed thousand of software people. Others global companies quickly followed such as Dell, Hewlett-Packard, Microsoft, Google. IBM, Nokia, and Sony. Last year, Intel invested 2.5 billion dollars in a factory here with several thousand new jobs create this year and many more to come.

The transformation of Dalian from a small town into a largest high-tech center in China is due to the vision of the former mayor Bo Xilai, who currently became China’s trade minister. He considered education as the foundation for high technology so he started with the improvement of the education system in his city. When many state owned schools were slowly to response, he advocated the establishment of more private universities with curricula focusing on software engineering and foreign languages. Currently Dalian has more than 20 universities, many are privates. The largest is NeusoftUniversity who owned by Neusoft and supply the workforce needed for their outsourcing business. By having a very strong education system, Dalian attracted significant amount of foreign investment and the entire city is transforming quickly. As more jobs are being created, the economy growing by order of magnitude, giving Dalian an extra competitive advantage over other cities in China.

The next step in Dalian is building more SoftwarePark since many foreign companies are moving in with a total of 2.2 billion dollars invested so far this year. The main reason for this success is Dalian is close to Korea and Japan. By offering a highly-trained software engineering workforce with top-notch language skills and lower price, Dalian is an ideal location for outsourcing works from Japan and Korea.

Mr. Shi told me: “Dalian has the best reputation in software because we have such a large talent pool than any city in China, we invest in education for more than 10 years and now we reap the benefits. When other cities invested in manufactures and buying a lot of equipments, we invested in education, especially in software engineering. Ten years ago, people laugh at us but now they know that we are right. Manufacturing creates many jobs but they are all low labor works and it attracts mostly people from agriculture area. It creates pollution, wastes and the movement of people from agriculture area to the city to look for better jobs creates a lot of social problems. When the economy going down, these people create another issues with protests and strikes. In our view, high technology works create higher paying jobs and attract only high educated people. When these people have comfortable living and money, they spent more and create more jobs for others. Software is a clean industry with no pollution, no social issues, no disruption on agriculture works and it fuel significant economic growth. We are making the right decision with software because we know how to invest in education”.