Thuật ngữ “định vị bản thân” là gì và tại sao quan trọng với quá trình phát triển của mỗi người? First News sẽ cùng bạn khám phá hành trình định vị bản thân trong thời đại số và bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp trong cuốn sách Thánh kinh marketing của Tiến sĩ Yaniv Zaid nhé.

Định vị bản thân là gì?

Định vị bản thân là hành trình tự khám phá, nơi mỗi cá nhân soi chiếu vào bản thân mình thông qua việc đánh giá các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống gồm vật chất và tinh thần. Hành trình định vị bản thân là việc mà mỗi cá nhân xác định được “chỗ đứng” của mình trong bức tranh xã hội rộng lớn.

Tầm quan trọng của việc định vị bản thân trong thời đại số

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, việc định vị bản thân trở thành một yếu tố quan trọng để thành công trong công việc và cuộc sống.

Trong thời đại số, việc định vị bản thân giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định trong lĩnh vực mà bạn muốn phát triển. Bên cạnh đó, việc định vị bản thân cũng giúp bạn xây dựng được một thương hiệu cá nhân bằng cách tập trung vào những kỹ năng và điểm riêng của mình, bạn có thể tạo ra một hình ảnh nổi bật trong mắt mọi người.

Ngày nay, việc định vị bản thân càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Một minh chứng cho việc định vị bản thân trong thời đại số hiện nay mà chúng ta dễ dàng thấy được qua các nội dung chia sẻ hữu ích trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Threads, Facebook, Instagram,.... Đây chính là cách mà mọi người đang tự xây dựng thương hiệu cá nhân (personal branding) cho mình.

Ngày càng nhiều người muốn “định vị bản thân” trên “chiếc bản đồ mạng xã hội” đông đúc

Cách định vị bản thân

Để bắt đầu quá trình định vị bản thân, bạn có thể tham khảo các bước cơ bản sau đây:

Xác định điểm mạnh và sở trường của bản thân

Đầu tiên, bạn cần phải tự xem xét và đánh giá điểm mạnh và sở trường của bản thân. Ở bước này, bạn nên suy nghĩ về những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm đặc biệt mà bạn có. Từ đó, tìm cách để áp dụng chúng vào lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt cho bản thân và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Xác định các giá trị cốt lõi mà bạn muốn chia sẻ cho mọi người

Sau khi biết được những điểm mạnh và sở trường của mình, bạn cần xác định giá trị mà bạn muốn tiếp cận đến mọi người. Điều này có thể là cung cấp kiến thức/kinh nghiệm/giải pháp của bạn cho một vấn đề chung trong lĩnh vực nào đó hoặc một dịch vụ/sản phẩm bạn từng sử dụng,.... Quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ được nhu cầu tìm hiểu và tìm cách đáp ứng chúng bằng những nội dung chất lượng. Như vậy, nội dung bạn xây dựng sẽ được tiếp cận đến người đọc nhiều hơn.

Lập kế hoạch và xây dựng thương hiệu cá nhân

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc định vị bản thân là kế hoạch và cách thức xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp. Điều này bao gồm việc tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân trên các nền tảng trực tuyến như website cá nhân, blog, mạng xã hội và email marketing,... Tác giả Yaniv Zaid đã nói: “Chừng nào chưa phải là một thương hiệu, chừng đó bạn còn chật vật kiếm tiền!” (Thánh kinh marketing).

Xây dựng cộng đồng, các mối quan hệ và kết nối

Xây dựng được một cộng đồng lớn mạnh, những quan hệ và tạo được các sự kết nối chặt chẽ là yếu tố quan trọng trong việc định vị bản thân. Kết nối và xây dựng mối quan hệ với những người có cùng lĩnh vực hoặc ngành nghề sẽ giúp bạn có thêm các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn nên tham gia vào các sự kiện chuyên ngành, nhóm chuyên môn và các diễn đàn trực tuyến để tìm kiếm cơ hội kết nối và học hỏi từ nhiều người khác nhau.

Bằng những kinh nghiệm của bản thân, Tiến sĩ Yaniv Zaid đã truyền tải những kiến thức, kỹ năng thực tế cho bạn đọc trong cuốn “Thánh kinh marketing”

Định vị bản thân trong sách Thánh kinh marketing

Trong cuốn sách “Thánh kinh marketing” tác giả Yaniv Zaid lý giải vì sao chúng ta phải định vị bản thân như một chuyên gia thực sự vì về mặt tâm lý, người ta sẽ có xu hướng tin tưởng vào những người có “thương hiệu” vì họ sẽ đảm bảo rằng khả năng họ mang đến những buổi giảng thành công là rất cao và khả năng phát sinh vấn đề là rất thấp. Và Yaniv Zaid cũng đã đưa ra một “minh chứng sống” từ một khách hàng của ông. Anh ấy là chủ một công ty nhập khẩu máy vi tính tuy nhiên khi quảng bá tới các doanh nghiệp, đa số họ đều lịch sự từ chối dù máy vi tính của anh tốt hơn và rẻ hơn so với các công ty đối thủ - lẽ ra đây phải là yếu tố khiến sản phẩm của anh được ưa chuộng và đánh bay các thương hiệu khác. Và một trưởng phòng mua hàng của một công ty đã cho anh biết lý do như sau: “Dù tôi biết máy tính của anh rẻ hơn và tốt hơn máy tính của IBM, nhưng trong thời gian tới, tôi vẫn sẽ tiếp tục mua sản phẩm của họ. Bởi vì nếu chẳng may một chiếc máy tính bị hỏng hay bị lỗi, sẽ không ai sa thải tôi nếu đó là máy tính của IBM. Nhưng nếu tôi đặt cược vào anh và có sự cố xảy ra, tôi sẽ bị sa thải!”. Một câu trả lời khó tưởng tượng nhưng hoàn toàn có thể hiểu được cho vị quản lý bộ phận mua hàng đó.

Yaniv Zaid đưa ra hai lựa chọn cho anh ấy như sau:

  • Lựa chọn thứ nhất là bỏ cuộc, vì một doanh nghiệp nhỏ như công ty của anh ấy sẽ không thể cạnh tranh lại với các tập đoàn khổng lồ và tốt nhất là anh ấy nên đóng cửa công ty.
  • Lựa chọn thứ hai là tiếp tục cuộc chơi! Thay vì cố gắng hay khao khát trở thành một IBM thì hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Điều cần thiết nên làm đó chính là anh ấy nên xây dựng thương hiệu cho công ty của mình sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mà anh ấy nhắm đến, để họ biết và thấy được rằng công ty của anh ấy cũng có những thành công riêng, thành tích được ghi nhận và làm hài lòng khách hàng. Và khách hàng có thể tự tin “mạo hiểm” hợp tác với anh ấy hay đặt hàng từ công ty của anh ấy. Những yếu tố này được gọi là “bằng chứng xã hội” và sẽ được nói kỹ hơn ở Bí quyết #10 của cuốn sách “Thánh kinh Marketing”.

Như vậy, nếu bạn muốn bán được hàng nhưng lại chưa quen với thị trường hoặc nếu muốn chinh phục khách hàng mới, bạn phải gia tăng mức độ tin tưởng của họ vào việc cộng tác với bạn. Làm được như vậy, bạn sẽ giảm thiểu được nỗi sợ của bạn về những tình huống không hay có thể xảy ra nếu họ chọn bạn, hay nỗi sợ sẽ phải nghe những lời than phiền từ khách hàng vì đã chọn làm việc với công ty của bạn.

Nếu là bạn, bạn sẽ chọn máy tính của “gã khổng lồ” IBM hay máy tính của một thương hiệu mới?

Nếu bạn muốn chinh phục lĩnh vực bán hàng, tiếp thị, thuyết phục, đàm phán, thuyết trình và công việc kinh doanh để đạt tới đỉnh cao của thành công thì nhất định phải nắm rõ 10 quy tắc vàng trong marketing, thương thuyết và bán hàng trong cuốn sách “Thánh kinh marketing” của Yaniv Zaid. Ngoài ra, để tăng tỷ lệ chốt đơn trong việc kinh doanh bạn cũng nên có cho mình một cuốn sách “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” cùng tác giả. Đây chắc hẳn sẽ là bộ sách “gối đầu giường” của những ai muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, bán hàng và thuyết phục.

Tiến sĩ Yaniv Zaid - Tác giả của cuốn sách bán chạy số 1 trên Amazon “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” là một luật sư và là một nhà kinh tế học. Ông đã có hơn 2.500 bài diễn thuyết và tổ chức nhiều buổi Hội thảo tại bốn châu lục trên thế giới. Ngoài vai trò diễn giả, ông còn giữ vai trò là người tư vấn và làm cố vấn kinh doanh cho hơn 1.250 công ty ở nhiều lĩnh vực (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, truyền thông, dược mỹ phẩm, công nghệ, bất động sản, sản xuất, học thuật, các cơ quan chính phủ, an ninh, y tế và các tổ chức phi chính phủ). Năm 2003, ông đã xuất sắc đạt giải Ba tại một cuộc thi diễn giả quốc tế và hiện có hơn 400.000 người đăng ký theo dõi kênh YouTube của ông: www.drpersuasion.com.