07 Apr, 2021
Tạo ra việc làm
Theo một khảo cứu công nghiệp mới, hai mươi nhăm năm tới sẽ là thời gian của nhiều phát triến công nghệ nhanh chóng hơn hai mươi nhăm năm trước. Sẽ có tiến bộ lớn trong nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ thông tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, robotics, và công nghệ na nô và nhiều phát kiến mới mà mọi người còn chưa biết. Nhưng phát kiến khoa học một mình nó không có nghĩa tăng trưởng kinh tế nếu không có nhà doanh nghiệp hiện thực hoá tiềm năng thương mại của chúng.
Khảo cứu này thấy rằng khi phải tạo ra việc làm, công ti khởi nghiệp là yếu tố chính bởi vì các công ti lớn với nhiều mức quản lí và quan liêu thường phá huỷ việc làm. Các công ti qui mô lớn không thể thay đổi đủ nhanh để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt khi giải quyết với công nghệ mới. Khảo cứu này thấy rằng tăng trưởng việc làm thực xuất hiện trong kinh tế Mĩ chỉ có thể xảy ra qua các công ti khởi nghiệp. Dựa trên thống kê tính năng động doanh nghiệp, một tập dữ liệu của chính phủ Mĩ được Sở thống kê dân số Mĩ soạn ra, thường theo dõi con số các doanh nghiệp mới (công ti khởi nghiệp) hàng năm từ 1977 tới 2005, nó thấy rằng giữa bẩy năm này phần lớn các công ti lớn đều là kẻ phá huỷ việc làm, mất 1 triệu việc làm mỗi năm qua sa thải, đóng nhà máy chế tạo, và khoán ngoài nhưng đồng thời các công ti khởi nghiệp lại thêm trung bình 3 triệu việc làm mới mỗi năm. Do đó tăng trưởng việc làm tương lai sẽ được dẫn lái phần lớn bởi công ti khởi nghiệp chứ không phải công ti đã được thiết lập chắc. Khảo cứu này cũng thấy rằng tăng trưởng việc làm ở công ti khởi nghiệp vẫn còn ổn định khi các công ti lớn lại bấp bênh trong những năm suy thoái.
Khảo cứu này khuyến cáo rằng chính phủ nên tư duy khác đi về chính sách việc làm của mình. Các quan chức chính phủ và những người làm chính sách có xu hướng hội tụ vào các công ti hiện có bằng việc cung cấp những kích thích và khuyến khích. Đó là tư duy cũ dựa trên thời đại công nghiệp nơi cơ xưởng được thiết lập bên trong biên giới của một nước. Với toàn cầu hoá, nhiều việc làm được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp cho nên bằng việc cung cấp kích thích và hỗ trợ cho công ti lớn, chính phủ về căn bản hỗ trợ có sự tăng trưởng việc làm của nước khác. Khảo cứu này gợi ý rằng tạo việc làm nên được thúc đẩy tốt nhất bằng việc hỗ trợ công ti khởi nghiệp. Bởi vì công ti khởi nghiệp phát triển công nghệ mới, thị trường mới, nhu cầu mới và họ thường tăng trưởng nhanh điều là dẫn lái cho việc tăng trưởng việc làm, cũng như tạo ra nhiều giầu có hơn cho kinh tế. Và không chỉ là số việc làm mà công ti khởi nghiệp tạo ra mà còn là khối lượng lương nó trả. Trung bình, công ti khởi nghiệp tạo ra gần ba triệu việc làm được trả lương cao, những việc làm này cũng tạo ra hệ số nhân lên nữa (một việc làm tạo ra vài việc làm phụ) trong khi các công ti lớn hiện có chỉ sinh ra quãng 300,000 việc làm mới; nhiều người là lao động thủ công và vị trí thư kí mà không được trả lương cao.
Khảo cứu này dự báo rằng trong tương lai gần, người di trú sẽ đóng vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế này do tri thức và kĩ năng của họ mà họ đã học ở Mĩ. Dự báo này dựa trên sự kiện là ngày nay 67% sinh viên đại học trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) là người nước ngoài. Điều không phải không có lí là nghĩ rằng các nhà doanh nghiệp tương lai hầu hết sẽ là sinh viên nước ngoài này và họ sẽ là mấu chốt cho kinh tế Mĩ. Thách thức KHÔNG phải là liệu họ có được phép ở lại Mĩ không mà là liệu Mĩ có đủ sinh viên nước ngoài sẵn lòng ở lại với kĩ năng công nghệ của họ để hiện thực hoá “giấc mơ Mĩ” của họ.
Khảo cứu này kết luận rằng vì luật di trú hiện thời làm khó cho những sinh viên nước ngoài muốn ở lại và làm việc ở Mĩ, điều đó phải được thay đổi. Mặc dầu visa H1B (visa đặc biệt sáu năm) để cho phép công nhân có kĩ năng vào làm việc trong Mĩ, nhiều sinh viên nước ngoài có được bằng STEM ở Mĩ đang trở về nước họ. Những người này nằm trong những người có kĩ năng cao nhất và họ có thể thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước họ và sử dụng người của họ. Để giữ họ ở Mĩ, luật hiện thời cho phép các nhà doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu doanh nghiệp ở Mĩ nhận được qui chế cư dân vĩnh viễn (visa EB5) nhưng điều đó yêu cầu họ đầu tư $1 triệu đô là vào công ti của họ (hay $500,000 nếu công ti được khởi nghiệp trong khu vực đặc biệt). Đạo luật khác có tên “Luật công ti khởi nghiệp 2.0”, đã nhận được hỗ trợ bởi cả hai đảng cũng đề nghị ban hành qui chế cư dân vĩnh viễn (thẻ xanh) mỗi năm cho người nước ngoài tốt nghiệp từ các trường đại học của Mĩ có bằng STEM và thêm 75 000 thẻ xanh bổ sung cho những người di dân thiết lập công ti khởi nghiệp ở đây và người đáp ứng đầu tư nào đó và bảng chuẩn thuê người. Một đại biểu quốc hội tuyên bố: “Chúng ta càng cho phép các di dân có kĩ năng tới và làm việc ở đây, nền kinh tế của chúng ta càng tốt hơn.”
—-English version—-
Creating jobs
According to a new industry study, the next twenty five years will be the time of more rapid technological innovation than the last one. There will be significant advance in multiple fields such as Medicine, Information Technology, Biotechnology, Artificial Intelligence, Robotics, and Nanotechnology and many new innovations that people have not known yet. But scientific innovations alone do not mean economic growth without entrepreneurs to realize their commercial potential.
The study found that when it comes to create jobs, startup companies are the main factor because large companies with its multiple levels of management and bureaucracy often destroy jobs. The large size companies cannot change fast enough to promote job growth, especially when dealing with new technology. The study found that net job growth occurs in the U.S. economy can only happen through startups. Based on the Business Dynamics Statistics, a U.S. government dataset compiled by the U.S. Census Bureau that tracks the annual number of new businesses (startups) from 1977 to 2005, it found that between these seven years most large companies are job destroyers, losing 1 million jobs per year via laid-off, closing manufacturing plants, and outsource but at the same time startups add an average of 3 million new jobs per year. Therefore future job growth will be driven mostly by startups not established companies. The study also found that job growth at startups remains stable when large companies are volatile during recessionary years.
The study recommended that government should be thinking differently about its job growth policy. Government officers and policymakers tend to focus on existing companies by providing stimulus and incentives. It is the old thinking based on the industrial age where factories are established within the boundary of a country. With globalization, many jobs are outsourced to low cost countries so by providing stimulus and supports to large companies, the government is basically supporting another country’s job growth. The study suggested that job creation would be best boosted by supporting startups. Because startups develop new technology, new market, new demand and they often grow fast which are drivers for job growth, as well as create more wealth for the economy. And it is not just the number of job that startups create but also the amount of salary it pays. On average, startups create nearly three million high paid jobs, these jobs also create another multiplier factors (One job create several additional jobs) while existing large companies only generate about 300,000 new jobs; many are labor and clerical positions which are not highly paid.
The study predicts that in the near future, immigrants will play significant roles in this economic growth due to their knowledge and skills that they learned in the U.S. The prediction is based on the fact that today 67% of college students in science, technology, engineering and math (STEM) are foreigners. It is not unreasonable to think that future entrepreneurs will mostly be these foreign students and they will be crucial to the U.S. economy. The challenge is NOT whether they are allowed to stay in the U.S but whether the U.S will have enough foreign students who are willing to stay with their technology skills to realize their “American dream.”
The study concluded that since current immigration law makes it difficult for these foreign students to stay and work in the U.S. it must be changed. Although the H1B (six-year special visas) to allow skilled workers to work in the U.S., many foreign students who earn STEM degrees in the U.S. are returning to their home countries. These are among the most highly skilled people and they are likely to establish startup businesses in their countries and employ their own people. To keep them in the U.S, the current law allows foreign entrepreneurs who start businesses in the U.S. to receive permanent residence status (EB5 Visa) but it requires them to invest $1 million in their company (or $500,000 if the business is started in a special area). Another bill called the “Startup Act 2.0”, received supports by both parties also proposes to issue 50,000 permanent residence (Green card) each year for foreign graduate school graduates from U.S. universities with STEM degrees and another additional 75,000 green cards for immigrants establishing startups here and who meet certain investment and hiring benchmarks. A congressman declared: “The more we allow skilled immigrants to come and work here, the better for our economy.”