20 Apr, 2021
Sinh viên học gì trong đại học
Theo một báo cáo công nghiệp phần mềm, thế giới sẽ cần xấp xỉ 35 triệu công nhân công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020. Báo cáo này trích dẫn tăng trưởng trong ứng dụng phần mềm, tính toán mây, nền di động, và dữ liệu lớn như dẫn lái chính của kinh doanh và việc làm mới. Các nhà phân tích phố Wall đồng ý, một người phát ngôn nói: “Với phát kiến trong công nghệ thông tin, nhiều công ti sẽ được thành lập và nhiều công nhân sẽ được cần. Các công ti đầu tư muốn thấy nhiều công ti khởi nghiệp trở thành Microsoft hay Google khác để thúc đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái hiện thời.”
Báo cáo này dự phóng rằng đầu tư trong CNTT sẽ đạt tới $2.4 nghìn tỉ đô la đến năm 2020 nhưng quá nửa có lẽ sẽ được đầu tư ở châu Á vì các nước này đang nổi lên như các lực phát kiến mới trong thị trường thế giới. Nhà phân tích này viết: “Các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ đã từng năng nổ trong việc phát triển công nghiệp công nghệ thông tin mà không có nó, sẽ không thể nào tạo ra đủ việc làm cho hàng tỉ người của họ. Ưu điểm của công nghiệp CNTT là nó tạo ra nhiều việc làm hơn, hấp dẫn đầu tư nước ngoài, nhưng nó tốn ít hơn cho phát triển. Do đó, nó là lí tưởng cho các nền kinh tế đang nổi lên để dùng công nghiệp thông tin cải tiến nền kinh tế của họ và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.”
Qua 20 năm, đầu tư trong phát kiến CNTT đã thúc đẩy mạnh việc tăng trưởng lớn về việc làm và làm tăng tốc phục hồi kinh tế trong nhiều nước nhưng ngày nay tất cả họ đều đối diện với thế khó xử khác: Thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT để xây dựng động cơ phát kiến cho nền công nghiệp này. Mặc dầu con số sinh viên học về công nghệ thông tin đã tăng lên trong vài năm qua nhưng câu hỏi then chốt là liệu các sinh viên này thực tế có các kĩ năng mà ngành công nghiệp cần không? Có nhiều tranh cãi về chất lượng cũng như việc cập nhật chương trình đào tạo hiện thời ở một số nước. Nhiều thảo luận được hội tụ vào điều sinh viên học ở đại học và điều họ có thể làm khi rời trường.
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc nói có con số người tốt nghiệp đại học cao nhất hơn bất kì nước nào trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công ti đang phàn nàn rằng ngoại trừ vài đại học hàng đầu, phần lớn các đại học nhà nước đã tạo ra số lớn những người tốt nghiệp không có kĩ năng. Đó là lí do tại sao có nhiều triệu người tốt nghiệp đại học không có việc làm và vẫn phụ thuộc vào gia đình hỗ trợ cho họ. Một giáo sư Trung Quốc giải thích: “Tôi đã dạy ở đại học trong ba mươi năm. Có khác biệt giữa sinh viên hai mươi năm trước và sinh viên hiện thời. Trong quá khứ hầu hết sinh viên đều chịu khó học và làm việc chăm chỉ nhưng ngày nay nhiều sinh viên lười và chỉ muốn qua được kì thi để có bằng cấp. Hệ thống đại học làm dễ dàng cho sinh viên qua được kiểm tra để đáp ứng chỉ tiêu của chính phủ. Ngay cả những người trượt cũng được cho cơ hội khác để qua. Chẳng hạn, nếu sinh viên hỏng môn của tôi, tôi được yêu cầu phải dạy kèm cho họ và cho bài thi thứ hai vài tuần sau đó để chắc rằng mọi sinh viên đều đỗ. Không có lí do nào cho tôi làm việc thêm cho nên tôi không đánh trượt bất kì sinh viên nào cho dù họ không xứng đáng đỗ.” Một giáo sư khác nói thêm: “Khi chúng tôi ở trong đại học, chúng tôi phải nghiên cứu và viết luận án một cách cẩn thận vì chúng được kiểm tra bởi ban đại học nghiêm ngặt. Ngày nay nhiều nghiên cứu không là gì ngoài việc sao chép công bố của ai đó với vài sửa đổi. Ý tưởng chính là có được bằng cấp vì không cái gì khác thành vấn đề. Trong hàng nghìn năm, văn hoá của Trung Quốc coi giáo dục là cách duy nhất để có được việc làm tốt. Các bậc phụ huynh Trung Quốc đã hi sinh mọi thứ cho con cái họ vào đại học và điều đó gây sức ép lớn lên đứa con để có được bằng cấp. Một sinh viên đại học thừa nhận: “Gia đình chúng em có hơn một con so với nhiều thành viên gia đình cho nên chuyện bàn tán thực sự là xấu. Mọi người và hàng xóm đều biết về việc học của bạn, cho nên nếu bạn trượt hay không có bằng, điều đó sẽ đem tới nhiều xấu hổ. Đó là lí do tại sao hầu hết chúng em gian lận hay thậm chí hối lộ các quan chức nhà trường để có được bằng. Bây giờ tất cả chúng em đều có bằng nhưng không có việc làm và đó là sự kiện mà ít người muốn nói tới.”
Vào thời gian độc lập, Ấn Độ có 20 đại học với số đăng tuyển ít hơn một triệu sinh viên. Ngày nay hệ thống giáo dục của Ấn Độ đã tăng trưởng thành một trong những hệ thống lớn nhất thế giới với trên 400 đại học (các đại học cung cấp chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ) và 20,000 cao đẳng (các trường chỉ cung cấp bằng cử nhân) và con số sinh viên đại học đã tăng lên trên 25 triệu sinh viên. Mặc cho việc bành trướng đã xuất hiện, hệ thống giáo dục vẫn phải vật lộn để cung cấp giáo dục đủ cho số đông sinh viên. Có vài đại học hàng đầu có những giáo sư giỏi nhất, chương trình đào tạo tốt nhất, và các phòng thí nghiệm nghiên cứu tốt nhất nhưng họ cung cấp chủ yếu các đào tạo cho những người ưu tú và sinh viên lỗi lạc, người có thể qua được các kì thi vào nghiêm ngặt. Phần còn lại gồm các đại học và cao đẳng nhà nước tất cả đều có vấn đề với việc thuê giáo sư có chất lượng, người có tri thức và kĩ năng để giáo dục sinh viên. Việc tăng trưởng tăng tốc của nền kinh tế Ấn Độ, đặc biệt trong công nghệ thông tin đã tạo ra thiếu hụt lớn về các giáo sư kĩ thuật chất lượng cao. Không có các giáo sư có chất lượng, khó mà phát triển được công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu tăng lên của nền kinh tế. Một giáo sư phần mềm giải thích: “Lương dạy học ở mức các đại học nhà nước vào quãng một phần ba số tôi có thể kiếm được từ làm việc trong công nghiệp phần mềm. Đó là lí do tại sao nhiều giáo sư bỏ nghề dạy học để làm việc cho công nghiệp CNTT.” Không có giáo sư có chất lượng, nhiều trường phải thuê người không có phẩm chất, thường các giáo sư toán học được yêu cầu dạy về máy tính; giáo sư lịch sử được yêu cầu dạy về khoa học v.v. Nhiều người chưa bao giờ làm việc bên ngoài khu vực hàn lâm cho nên họ phải dựa trên sách giáo khoa mà đã được viết từ nhiều năm trước trong quá khứ. Đó là lí do tại sao phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi chỉ có kĩ năng cơ sở nhưng không thể giải quyết được bất kì cái gì phức tạp như công nghiệp cần. Ưu thế then chốt của chúng tôi so với Trung Quốc là sinh viên chúng tôi nói tiếng Anh tốt nhưng vấn đề là chúng tôi có thể dựa trên điều này được bao lâu? Không giống các nước khác, nơi dân số đang trở nên già hơn, Ấn Độ là một trong vài nước mà dân số ở độ tuổi làm việc đang tăng trưởng nhanh chóng với quãng 70% dân số dưới 35 tuổi. Không có giáo dục đúng sẽ có nhiều thanh niên không có việc làm và điều đó có thể là thảm hoạ cho đất nước chúng tôi.”
Có những kế hoạch được các chính phủ của cả Ấn Độ và Trung Quốc đề nghị để đo điều sinh viên học trong đại học như bài kiểm tra tốt nghiệp nhưng nó đối diện với sự phản đối mạnh từ cả các giáo sư và sinh viên. Một quan chức cao cấp của chính phủ nói: “Để vào đại học, học sinh phổ thông phải qua được kì kiểm tra cho nên trước khi đi làm trong công nghiệp, cũng cần kiểm tra họ bởi vì chúng tôi không biết sinh viên học trong đại học được bao nhiêu. Như số chi tiêu chúng tôi dành ra cho giáo dục, chúng tôi không có ý tưởng nào về cái gì thực sự xảy ra trong lớp học và làm sao điều đó cuối cùng dịch được thành kĩ năng của sinh viên. Đại học không thể để chúng tôi trong bóng tối khi sự việc xảy tới là họ cung cấp được cho sinh viên của chúng tôi bao nhiêu tri thức và kĩ năng. Điều logic là chúng tôi cần biết về đầu tư của chúng tôi vào trong hệ thống giáo dục có hiệu quả thế nào.”
—-English version—-
What students learn in college
According to a software industry report, the world will need approximately 35 million Information Technology (IT) workers by 2020. The report cites growth in software applications, cloud computing, mobile platforms, and big data as major drivers of new businesses and jobs. Wall Street analysts agreed, a spokesperson said: “With innovations in information technology, more companies will be formed and more workers will be needed. Investment companies would like to see more startups to become another Microsoft or Google to push the economy out of current recession.”
The report projected that investment in IT will reach $2.4 trillion by 2020 but more than half will probably be invested in Asia as these countries are emerging as new innovation forces in the world markets. The analyst wrote: “Emerging economies such as China and India have been aggressive in developing information technology industry because without it, it would be impossible to create enough jobs for their billions of people. The advantages of IT industry are it creates more jobs, attracts more foreign investments, but it costs less to develop. Therefore, it is ideal for emerging economies to use information industry to improve its economy and compete in the global market.”
Over the past 20 years, investments in IT innovations have fostered significant job growth and accelerate economic recovery in many countries but today they are all facing another dilemma: The shortage of IT skilled workers to build the innovations engine for the industry. Although number of students studying information technology has increased in the past few years but the key question is do these students actually have the skills that industry needs? There is much debate about the quality as well as the up to date of current training programs in some countries. Much of the discussion is focused on what students learned in college and what they can do when leaving school.
Among Asian countries, China claims to have the highest number of college graduates than any country in the world. However, many companies are complaining that except for few top universities, most state universities have produced a large number of graduates that have no skills. That is why there are several million college graduates without jobs and still depending on family to support them. A Chinese professor explained: “I have taught in university for thirty years. There is a difference between students twenty years ago and current students. In the past most students are studious and work hard but today many students are lazy and only want to pass exams to get degree. The university system is making it easy for students to pass tests to meet government quota. Even those who fail are given another chance to pass. For example, if students fail my course, I am required to tutor them and give a second exam few weeks later to make sure that all students will pass. There is no reason for me to work extra so I do not fail any students even they do not deserve to pass.” Another professor adds: “When we were in university, we must research and wrote our thesis carefully as they were examined by a strict college board. Today many researches are nothing but a copy of somebody publication with some modifications. The main idea is to get the degree as nothing else matter. For thousand years, China’s culture regards education is the only way to get good job. Chinese parents have sacrificed everything for their child to go to college and it puts a great pressure on the child to get a degree. A college student admitted: “Our family is an extended one with many family members so gossip is really bad. Everybody and neighbors all know about your studying, so if you fail or do not have degree, it will bring a lot of shame. That is why most of us cheat or even bribe the school officers to get degree. Now we all have degree but no job and it is the fact that few people want to talk about.”
At the time of independence, India has 20 universities with total enrollment less than one million students. Today India’s education system has grown into one of the largest in the world with over 400 universities (Ones who offer MS and PhD programs) and 20,000 colleges (Ones who only offer bachelor’s degree) and the number of college students has risen to over 25 million students. Despite the expansion that has occurred, the education system is struggled to provide a sufficient education to the massive number of students. There are few top universities that have the best professors, the best training programs, and the best research laboratories but they mostly offer trainings to the elites and brightest students who can pass the strict entrance exams. The rest of the state universities and colleges are all having problems with hiring qualified professors who have the knowledge and skills to educate students. The accelerated growth of India’s economy, especially in information technology has created significant shortages of high-quality technical professors. Without qualified professors, it is difficult to develop skilled workers to meet the growing demand of the economy. A software professor explained: “The teaching salary at state college level is about a third of what I can get from working in the software industry. That is why many professors left the teaching profession to work for the IT industry.” Without qualified professors, many have to hire unqualified people, unusually math professors are asked to teach computer; history professors are asked to teach science etc. Many never work outside the academic so they have to rely on textbooks that were written several years in the past. That is why most of our graduates only have the basic skills but cannot handle anything complex as the industry needs. Our key advantage over China is our students speak English well but the question is how long can we rely on this? Unlike other countries, where the population is growing older, India is a few countries where young working age population is growing quickly with about 70% of the population below the age of 35 years. Without proper education there will be a lot of young people without jobs and it could be a disaster for our country.”
There are plans proposed by both India and China governments to measure what students learn in college such as graduation tests but it faces a strong resistance from both professors and students. A senior government officer said: “To go to college, high school students must pass tests so before go to work in industry, it is necessary to test them because we do not know how much students learn in college. As much as we spend for education, we have no idea what actually happens in the classroom and how that eventually translates into the skills of students. Colleges cannot keep us in the dark when it comes to how much knowledge and skills they provide to our students. It is logical that we need to know about how effective our investment is in our education system.”