01 Apr, 2021
Sai lầm của các công ti khởi nghiệp
Nhiều nhà doanh nghiệp có ý tưởng khởi đầu công ti từ gia đình và họ hàng, một số có các ý tưởng từ bạn bè. Những người này có thể KHÔNG phải là nguồn tốt nhất cho các ý tưởng về công ti khởi nghiệp. Họ thường đọc cái gì đó từ báo chí, bài báo và websites rồi gợi ý một cơ hội dựa trên điều họ nghĩ. Nếu ý tưởng này được biết và được xuất bản thì nó có còn là cơ hội không?
Ý tưởng hay nhất phải tới từ bạn, nhà doanh nghiệp, dựa trên đam mê của bạn về làm cái gì đó. Đây là cái gì đó làm cho bạn nghĩ về nó mọi lúc. Đây là cái gì đó làm cho bạn kích động mọi sáng khi bạn thức dậy. Đây là cái gì đó mà bạn đã nuôi dưỡng nó trong tâm trí của bạn và tiếp tục nghĩ tới trong nhiều tuần và nhiều tháng. Mọi công ti khởi nghiệp đều bắt đầu với kiểu ý tưởng này. Ý tưởng này có thể là sản phẩm, dịch vụ, viễn kiến về thị trường tương lai, giải pháp cho vấn đề, hay cơ hội mới mà mọi người thậm chí còn chưa biết tới. Từ ý tưởng này, nhà doanh nghiệp hình thành nên một quan niệm về điều họ muốn làm với ý tưởng này, xác định liệu nó nên là sản phẩm hay dịch vụ cũng như các tính năng của nó. Họ xác định ai có thể là khách hàng của họ, khách hàng trả bao nhiêu cho sản phẩm của họ hay giá trị thị trường của ý tưởng của họ. Tất cả những điều này chỉ mới là phỏng đoán, hay ước muốn. Không có sự kiện về nó cho nên nó phải được kiểm nghiệm để xác định giá trị doanh nghiệp thực của nó.
Tuy nhiên, sai lầm thông thường mà phần lớn các nhà doanh nghiệp phạm phải là ở chỗ họ yêu thích ý tưởng này nhiều thế. Họ bị mù quáng bởi “bản ngã cá nhân” của họ tới mức họ đã biết mọi thứ. Thay vì kiểm nghiệm ý tưởng này, họ bắt đầu xây dựng điều đó thành “sản phẩm mơ ước” rồi chi tiền để thiết lập cấu trúc “tổ chức mơ ước,” thuê người, chỉ định từng người vào các chức vụ và chức danh … mà không nghiên cứu thị trường để kiểm nghiệm ý tưởng của họ. Nhiều nhà doanh nghiệp bảo tôi: “Tôi biết thị trường cần gì, tôi biết khách hàng muốn sản phẩm gì và khi nào tôi chuyển giao sản phẩm của tôi, mọi người sẽ xô lại mua nó.” Khi được hỏi: “Làm sao anh biết?” câu trả lời bao giờ cũng là: “Tôi biết.” Đây là sai lầm định mệnh; nó là ý kiến không có sự kiện trong nó. Nó là kiêu căng và ngu xuẩn và đó là lí do tại sao nhiều ý tưởng tốt thế trở thành ác mộng.
Vì “thiên kiến cá nhân,” nhà doanh nghiệp thậm chí còn vội vàng khởi đầu công ti dựa trên mỗi một ý tưởng đó. Họ tin rằng họ biết tất cả các chức năng mà khách hàng cần và thị trường đang chờ đợi họ chuyển giao “sản phẩm mơ ước” của họ. Một giáo sư gọi điều đó là “triệu chứng Steve Jobs” vì tất cả những người này đều nghĩ họ là Steve Jobs. Một số người thậm chí còn đặt ngày tháng cho việc đưa ra phần mềm của họ và công bố ý định của họ lên báo chí hay ti vi. Điều đó có thể thoả mãn cho bản ngã của họ nhưng nó chẳng có nghĩa gì. Vội vàng làm cái gì đó mà không nghiên cứu và kiểm nghiệm đầy đủ là điều bảo đảm cho thất bại. Để thành công, nhà doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu để phân tích nhu cầu. Họ phải nhận diện ai là khách hàng và kiểm nghiệm với khách hàng để xác định liệu ý tưởng này có đúng không. Không có kiểm nghiệm, mọi thứ chỉ là phỏng đoán và phần lớn phỏng đoán là sai.
Nếu bạn mong đợi công ti khởi nghiệp của bạn làm ra tiền sớm thì bạn phải đang mơ. Điều không hiện thực là mong đợi thu nhập lớn ở giai đoạn sớm này (mặc cho điều bạn có thể đọc về các website cơ hội kinh doanh). Sức ép của việc làm tiền nhanh có thể buộc bạn đi vào các quyết định kém về doanh nghiệp. Xin nhớ rằng Steve Jobs phải mất nhiều năm để tăng trưởng Apple thành một doanh nghiệp. Bill Gatesphải mất nhiều năm trước khi Microsoft làm ra tiền. Trong thời gian này, cả Jobs và Gates có nhiều khó khăn tài chính và thậm chí còn muốn bỏ dở. Nếu họ phải mất nhiều năm để làm ra tiền, bạn có thể làm được điều đó nhanh hơn và tốt hơn họ không? Bạn phải hiểu về thực tế và thực dụng về điều bạn muốn vậy. Đặt mong đợi hiện thực và bám lấy nó. Bạn mới chỉ bắt đầu cuộc hành trình của bạn, đường còn dài với nhiều chướng ngại còn ở phía trước, cho nên đừng vội vàng quá nhanh chóng hay mong đợi đạt tới đích quá sớm.
Nhà doanh nghiệp KHÔNG phải là việc làm. Đó là thái độ, đó là đam mê. Nếu bạn chỉ muốn việc làm – đừng là nhà doanh nghiệp. Nếu bạn không thể tìm được việc làm – đừng khởi đầu công ti riêng của bạn. Bạn sẽ mất nhiều tiền và bị thất vọng. Khởi nghiệp là công việc gian truân, và bạn phải biết những điểm mạnh điểm yếu của bạn. Nhà doanh nghiệp thành công là người doanh nghiệp trước, rồi mới là người kĩ thuật. Xin nhớ điều này, bạn phải là người doanh nghiệp trước, mọi thứ khác là phụ. Bạn có thể là nhà kĩ thuật giỏi nhất, người quản lí dự án giỏi nhất nhưng không có kĩ năng doanh nghiệp, bạn sẽ không có khả năng tăng trưởng công ti của bạn, bạn sẽ không có khả năng khởi đầu công ti của bạn một cách thành công. Bạn đơn giản không thể làm kinh doanh được nếu bạn không có kĩ năng doanh nghiệp. Điều tôi ngụ ý “kĩ năng doanh nghiệp” không phải là cái gì đó bạn học trong trường như tài chính, kế toán mà là kĩ năng cho phép bạn sống còn, là kinh nghiệm sống, tư duy thực hành, và viễn kiến về doanh nghiệp. Trước khi khởi đầu doanh nghiệp riêng của bạn, bạn phải trung thực với bản thân bạn liệu bạn có những kĩ năng được cần để đi vào cuộc phiêu lưu này hay không.
—-English version—-
Startups mistakes
Many entrepreneurs get the idea to start company from family and relatives, some get ideas from friends. These people may NOT be the best source for startup ideas. They usually read something from newspapers, articles and websites than suggest an opportunity based on what they think. If the idea is known and published is it still an opportunity?
The best idea must come from you, the entrepreneur, based on your passionate about doing something. This is something that makes you think about it all the time. This is something that makes you excited every morning when you wake up. This is something that you have nurtured it in your mind and continues to think about for weeks and months. All startups start with this type of idea. The idea could be a product, a service, a vision about the future market, a solution to a problem, or a new opportunity that people do not even know yet. From the idea, entrepreneurs formulate a concept about what they want to do with the idea, determine whether it should be a product or service as well as its features. They determine who could be their customers, how much they pay for their product or the market value of their ideas. All of these are just guesses, or wishes. There is no fact about it so it must be validated to determine its real business value.
However, the common mistake that most entrepreneurs make is that they love the idea so much. They are blinded by their “personal ego” that they already know everything. Instead of validate the idea, they start to build that into their “dream product” then spend money to establish their “dream organization” structures, hire people, appointed each other positions and tittles … without investigate the market to validate their idea. Many entrepreneurs told me: “I know what the market need, I know what customers want and when I deliver my product, people will rush in to buy it” When asked: “How do you know?” The answer is always: “I know”. This is a fatal mistake; it is an opinion that has no fact in it. It is arrogant and stupid and that is why so many good ideas become nightmares.
Because of “personal bias”, entrepreneurs even hurry to start a company based on that single idea. They believe that they know all functions that the customer need and the market is waiting for them to deliver their “dream product”. A professor called it “The Steve Jobs symptom” as these people all think they are Steve Jobs. Some even set a date for their software release and announce their intention to newspaper or TV. It may satisfy their egos but it does not mean anything. To hurry to do something without fully investigate and validate is a guarantee for failure. To succeed, an entrepreneur must conduct market research to analyze the needs. They must identify who are customers and validate with them to determine if the idea is correct. Without validation, everything is a guess and most guesses are wrong.
If you expect your startup business to make money soon then you must be dreaming. It is unrealistic to expect significant revenue at this early stage (despite what you might read about business opportunity websites.) The pressure of making money fast may force you into bad business decisions. Please remember that it took Steve Jobs many years to grow Apple into an enterprise. It took Bill Gates several years before Microsoft makes money. During this time, both Jobs and Gates had many financial difficulties and even wanted to quit. If it took them years to make money, could you do it faster and better than them? You must understand about reality and be practical about what you want to so. Set a realistic expectations and stick to it. You are just beginning your journey, there is long road with many obstacles ahead, so do not hurry too fast or expect reaching destination too soon.
An entrepreneur is NOT a job. It is an attitude, it is a passion. If you only want a job – do not be an entrepreneur. If you cannot find a job – do not start your own company. You will lose more money and be frustrated. Entrepreneurship is hard work, and you must know your strengths and weaknesses. A successful entrepreneur is a business person first, then a technical person. Please remember this, you must be a business person first, everything else is secondary. You can be the best technical person, the best project manager but without business skills, you will not be able to grow your company, you will not be able to start your company successfully. You simply cannot do business if you do not have business skills. What I mean “Business skills” is not something that you learn in school such as finance, accounting but the skills that allow you to survive, the life experience, the practical thinking, and vision about business. Before start your own business, you must be honest with yourself whether you have the skills needed to enter this adventure or not.