04 Dec, 2019
Review Sách Inbound Marketing: Thu Hút Thế Giới Về Với Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến
Chúng ta đang sống trong một cuôc cách mạng, cuộc cách mạng đó là về cách thức con người giao tiếp với nhau. Làm cách nào mà một thượng nghị sĩ trẻ tuổi gần như là vô danh, da màu, chỉ mới hoạt động có một nhiệm kỳ với đôi tai khá buồn cười, và một cái tên (Barack Obama) có lẽ còn buồn cười hơn lại có thể đắc cử chức Tổng thống Mỹ? Thật đơn giản: Ông và đội ngũ của mình đã nắm bắt được sức mạnh của những trang Web để giao tiếp một cách hiệu quả với người dân! Hiểu được tầm quan trọng của những trang Web, 2 tác giả Brian Halligan – Dharmesh Shah đã cho ra đời cuốn sách Inbound Marketing nhằm giúp chúng ta khai thác triệt để khai thác những tiềm năng dồi dào từ những trang Web cho việc Marketing.
Từ tên tiêu đề của cuốn sách (Inbound Marketing) thì hẳn là bạn đã dễ dàng nhận biết rằng cuốn sách này viết về chủ đề gì rồi phải không. Cuốn sách này sẽ phù hợp cho những người học về chuyên ngành Marketing, những người có đam mê và cả những người có ý định làm một Blog cho cá nhân mình,… Bàn thêm một chút về câu chữ, bạn có biết Marketing là gì chưa?
Marketing là gì?
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (theo Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA). Nếu nói một cách dân dã hơn thì bạn có thể hiểu Marketing là một chiến dịch để quảng cáo sản phẩm của một tổ chức, một công ty nào đó và mục đích cuối cùng của nó là để bán được hàng.
Tuy nhiên, khái niệm Marketing là một khái niệm có nội hàm rất rộng, và tiêu đề của cuốn sách này là Inbound Marketing, nghĩa là cuốn sách này sẽ tập trung vào 1 mảng của Marketing, cụ thể mảng đó là tận dụng tài nguyên từ các Website để nâng cao hiệu suất Marketing.
Sự bùng nổ của công nghệ
Chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng, nơi mà những công ty thu hút được sự chú ý của chúng ta mà chẳng cần phải có một ngân sách thật “khủng” hay những mẫu quảng cáo thật hoành tráng trên TV. Giờ đây, chúng ta chỉ chú ý đến những công ty có những Website đẹp đẽ, nội dung thú vị và rõ ràng, một trang Web chất lượng là một tiêu chí khó lòng nào bỏ qua trong bất kỳ một hình thức hay mô hình kinh doanh nào. Và tác phẩm Inbound Marketing đang dẫn đầu cho cuộc cách mạng này!
Inbound Marketing chính là cách thức làm sao cho chúng ta được người khác tìm thấy trực tuyến, thông qua các công cụ tìm kiếm và các trang mạng xã hội mà hàng tỷ người đang sử dụng mỗi ngày để tìm cho họ những câu trả lời trong cuộc sống. Điều này cũng đúng phải không? Khi mà ngày nay chỉ cần một cú click chuột thì chúng ta có thể đặt ngay một món hàng tới tận nhà mà chẳng cần tốn sức tìm tới cửa hàng bán những món đồ đó!
Mặc dù những chiến lược ở trong cuốn sách này vẫn tương tự như ấn bản đầy tay, nhưng Brian và Dharmesh vẫn, đã và đang cập nhật đầy đủ những kiến thức, những chiến thuật mới, tiến bộ để phù hợp với môi trường hiện đại ngày nay. Vậy nên bạn hãy đọc cuốn sách này để tham gia vào cuộc cách mạng Inbound Marketing, để được giải phóng, được tận hưởng và được tìm thấy bởi những khách hàng tiềm năng của mình nhé!
Làm sao để người khác tìm được bạn?
Bạn đã thử tạo một Blog cho cá nhân hay để làm một mục đích gì đó chưa? Nếu đã lập rồi thì Blog của bạn có bao nhiêu lượt xem hàng ngày? Những con số đó có ổn định không? Có lẽ với những người chập chững bước vào con đường làm Blogger thì việc “không ai thèm xem” Blog của mình, những bài viết của mình sẽ là điều dễ hiểu. Vậy thì nguyên do là ở đâu? Là do bài viết của bạn “Nhạt”, Đăng bài không dúng “giờ đẹp” chăng? Có lẽ nguyên do sẽ không bởi những lý do nhảm nhí đó, mà là do chẳng ai tìm được Blog hay các bài viết của bạn trên Google, Bing,…. cả!
Trên thực tế, mỗi ngày có khoảng 5,9 tỷ lượt tìm kiếm trên Google. Có thể như trong số hàng tỷ lượt tìm kiếm ấy, rất có thể một số lượt tìm kiếm sẽ liên quan đến sản phẩm hoặc là dịch vụ của bạn. Nói dễ hiểu hơn, nếu trang web của bạn không được tìm thấy trene Google thì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội to lớn để tạo ra những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên đừng lo lắng, tác giả cuốn sách đưa ra những giải pháp cơ bản như sau:
- Để người khác tìm được bạn trên những trang tìm kiếm thông thường:
+) Tạo những bài viết thật sự hiệu quả: Bạn nên tập trung đăng trên Blog các bài viết về ngành nghề của bạn, các bài hướng dẫn, phân tích xu hướng hoặc thách thức, thông báo về các sự kiện sắp tới,… Một cách dễ hơn là tham khảo những bài viết ở các Blog có lượng truy cập lớn chẳng hạn! Bạn cũng có thể làm nội dung thêm thú vị bằng cách thêm vào những hình ảnh, video nhằm kích thích người đọc. Tác giả cũng khuyên bạn mỗi tuần nên viết bài 1 lần rồi đăng lên Blog của mình!
+) Từ khóa: Bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quyết địn từ khóa nào để tối ưu hóa trang Web của bạn. Từ khóa là những gì người dùng nhập vào hộp tìm kiếm cho câu hỏi của họ. Có 3 tieeuchuws như sao để chọn từ khóa cho việc tối ưu hóa trang Web của bạn là: Mức độ liên quan, Số lượng tìm kiếm và cuối cùng là Độ Khó.
a) Mức độ liên quan
Nếu bạn muốn chọn từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn thì khi liệt kê danh sách các từ khóa có thể sử dụng, tốt nhất là nên nghĩ từ góc độ của khách hàng tiềm năng. Cố gắng nghĩ xem khách hàng sẽ dùng từ khóa nào để tìm kiếm rồi đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau.
b) Số lượng tìm kiếm
Kể cả khi bạn nhận được vị trí số 1 trong kết quả tìm kiếm của Google cho một từ khóa, nó cũng không đảm bảo bạn sẽ nhận được nhiều người truy cập. Số lượng truy cập sẽ phụ thuộc vào việc bao nhiêu người dùng từ khóa đó để tìm kiếm. Bởi vậy sau khi chọn được một từ khóa tốt, bạn còn cần phải tiên đoán được gần đúng số lần mà người dùng tìm kiếm từ đó trong Google.
c) Độ khó
Đây là thức đo độ khó trong xếp hạng cho từ khóa, dựa trên sức mạnh của việc cạnh tranh và độ uy tín trang web của bạn. Xếp hạng tốt trong Google là một cuộc đua tranh. Trong số hàng ngàn trang web đang cố gắng để được xếp hạng cho một từ khóa nhất định, chỉ có 10 trang có thể nằm ở trang kết quả đầu tiên. Đối với 1 số từ khóa, điều này tương đối dễ dàng thực hiện, nếu top 10 hiện tại tương đối yếu. Đối với từ khóa có tính cạnh tranh, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh có thể cao và rất khó khăn để được xếp hạng trên trang đầu tiên. Bởi vậy chọn từ khóa tốt nhất là phải cân bằng cả 3 yếu tố Mức độ liên quan, Số lượng tìm kiếm và Độ khó.
+) Hỗ trợ cho Google giúp bạn: Nói đơn giản thế này, nếu bạn muốn bài viết của bản thân được xếp hạng nhất cho cụm từ “Marketing” trên Google thì điều tiên quyết à tiêu đề bài viết của bạn phải chứa tiêu đề đó! Trong bài viết của bạn, hãy tìm những cụm từ khóa quan trọng mô tả những lính vực mà bạn đang viết tới rồi biến chúng thành các siêu liên kết nhé!
+) Những lời bình luận: Bạn nên khuyến khích người đọc để lại bình luận của bản thân cho bài viết của bạn, đặc biệt là khi họ không đồng ý với những gì mà bạn viết. Khi những người khác vào đọc bài viết của bạn và nhìn thấy những bình luận thì họ sẽ đánh giá cao bài viết của bạn hơn! Tuy nhiên cũng cần tránh những bình luận mang chiều hướng tiêu cực nhé!
- Để bài viết của bạn được tìm thấy trên các trang truyền thông
+) Tạo hồ sơ ấn tượng
Hồ sơ người dùng (User) có thể nói là “Mặt tiền” cho những bài viết của bạn, bởi vậy bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về cách bạn tiếp cận hay xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp của mình trên kên truyền thông xã hội nhé! Cách để tạo 1 hồ sơ ấn tượng thì không thiếu hướng dẫn trên Google, bởi vậy nên mình sẽ không dài dòng ở đây, các bạn có thể tự tìm kiếm nhé!
+) Tạo liên kết với LinkedIn
Cái tên LinkedIn này có thể lạ với một số người chúng ta, nhưng nếu bạn đang là một chuyên gia kinh doanh, rất có thể là bạn đã kết nối đến Linkeiin và có khi là đăng ký cả một tài khỏa nở đây rồi phải không? LinkedIn là một trang mạng xã hội nghề nghiệp, đa số là dành cho doanh nghiệp. Và quan trọng rằng đây là trang dành cho các doanh nghiệp, nên hãy tạo một tài khoản rồi kết nối với mọi người để nhận được nhiều lợi ích vô hình từ nó nhé!
- Trang Web của bạn bị Google cấm trong trường hợp nào?
Dù có làm gì đi nữa, bạn cũng nên tránh thực hiện SEO dựa trên việc đánh lừa Google và bóp méo kết quả tìm kiếm. Nguy hiểm là bạn sẽ mang một rủi ro đáng kể khi trang web của bạn có thể bị Google phạt hoặc cấm, tác giả nêu ra 7 điều cần tránh trong quá trình SEO là: Link Farms, Tự động phát triển/Sao chép nội dung, Nhồi nhét từ khóa, Thủ thuật che dấu nội dung (Cloaking), Văn bản ẩn (Hidden text), Các trang cầu nối (Doorway/Gateway), PPC.
*) Chuyển lượng khách truy cập thành khách hàng tiềm năng
Ở mục trên, có lẽ là bạn đã biết cách làm thế nào để lượng khách truy cập vào Website của chúng ta nhiều hơn. Và khi đạt được mục đích rồi thì điều chúng ta cần làm là biến lượng truy cập này thành khách hàng tiềm năng của chúng ta, đây có lẽ là sức mạnh thật sự của Inbound marketing! Để tránh dài dòng, tôi xin tóm tắt lại lời khuyên của tác giả trong phần này như sau:
- Đưa ra lời kêu gọi hành động hấp dẫn:
Khách hàng của bạn đã bị thu hút bởi website của bạn nhờ vào những nội dung “có muối”, điều này kêu gọi 1 hành động để biến họ thành 1 khách hàng “đúng nghĩa”. Những lời kêu gọi hành động tốt thường đưa ra những thông tin hữu ích cho người dùng (Qùa tặng hoặc đề nghị cung cấp sản phẩm thường ấn tượng hơn) : Hội thảo trên Web, Sách điện tử, 30 phút tư vấn từ các chuyên gia,…
- Dễ sử dụng:
Đúng như tiêu đề của nó vậy, hãy để khi khách hàng truy cập vào web của bạn thì họ không cần “động não” rằng “Mình nên làm gì tiếp theo?”
- Nổi bật:
Giữa hàng ngàn các trang Web khác, tại sao khách hàng lại phải lựa chọn Web của bạn? Bởi vậy bạn hãy đưa ra một thứ gì đó thật sự nổi bật, đủ để hấp dẫn các khách hàng đến với Web của bạn.
- Định hướng hành động:
Mục kêu gọi hành động của bạn nên bắt đầu với một động từ nói với khách truy cập những việc cần phải làm. Đây là vài lời kêu gọi hiểu quả: Thử nghiệm với đồng nghiệp, Nhận đánh giá của bạn, Chiến thắng cuộc thi này,….
-Sai lầm cần tránh:
Một số lỗi các bạn nên tránh như sử dụng địa chỉ Email để mọi người liên hệ với bạn thay vì điền vào form đăng ký,….
*) Đối thủ của bạn
Sau 2 phần giúp cải thiện khả năng Inbound marketing, phần này tôi sẽ nói về đối thủ của các bạn. Như các cụ chúng ta đã nói, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nếu chỉ chăm chăm vào bản thân mà không biết xem đối thủ của chúng ta đã làm những gì thì chỉ có nước thất bại! Việc theo dõi mức độ cạnh tranh của bạn trên Web sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn biết mình đang làm gì, sau đây là 6 cách để bạn có thể so sánh chính mình với đối thủ cạnh tranh
1. Website Grader – truy cập vào trang Grader.com, kiểm tra Website của bạn và đối thủ của bạn để biết mình làm tốt đến đâu. Đặc biệt chú ý đến các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện vì họ đang tập trung nhiều vào đòn bẩy web của họ hơn các đối thủ truyền thống.
2. Các liên kết Inbound – đọc báo cáo Grader, lọc ra sống lượng các đường dẫn liên kết của bạn và đối thủ. Số lượng liên kết dẫn đến một trang web tăng lên nghãi là sản phẩm của đối thủ đang có sức thu hút nhiều hơn.
3. Facebook Fan – truy cập vào trang Facebook.com và xem số lượng người hâm hộ website công ty của bạn so với con số của đối thủ cạnh tranh. Bạn phải tìm ra trang công ty trong Facebook.Con số này đáng để theo dõi theo thời gian – nếu đối thủ của bạn bắt đầu thu hút được nhiều người hâm mộ, thì điều đó có nghĩa là lòng trung thành của khách hạng bên họ đang tăng. Như vậy, bạn sẽ khó lấy cắp khách hàng từ đối thủ hơn, và bạn bắt buộc phải tập trung vào nhóm khách hàng không tiêu thụ trong thị trường của bạn.
4. Complete – truy cập vào trang Complete.com, so sánh con số ước tính lượt truy cập vào website của bạn và website của đối thủ.
5. SiteAlerts – truy cập vào trang SiteAlerts.com và xem số lượng gợi ý về trang web của bạn là bao nhiêu, và các từ khóa nào là chủ đạo trong việc thu hút các lượng truy cập. So sánh với thông tin tương tự của đối thủ.
6. Buzz – truy cập vào Google và tìm kiếm “thương hiệu cảu bạn”, xem số lượng kết quả trả về hiển thị ở góc trên bên phải. Làm tương tự cho đối thủ cạnh tranh. Số lượng kết quả tìm kiếm cho biết số lượng trang web có đề cập đến thương hiệu của bạn hoặc của đối thủ. Thước đo này rất đáng để theo dõi qua thời gian vì nó cho biết “mức độ bàn tán” của bạn so với đối thủ như thế nào.Bạn có thể làm tương tự trên trang blogsearch.google.com để so sánh mọi người bàn tán về bạn và đối thủ nhiều hay ít trong thế giới blog.
Vậy là qua bài viết này, mình đã cùng các bạn tìm hiểu sơ qua thế nào là Inbound Marketing, những khái niệm căn bản, linh hồn của Inbound Marketing như làm thế nào để tăng truy cập, chuyển khách hàng truy cập thành thực tế và cách đánh giá đối thủ của bạn. Hi vọng điều này sẽ giúp ích gì đó cho bạn, hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo, cảm ơn các bạn rất nhiều!
Đặt mua sách tại đây.
Theo Ybox