15 Apr, 2021
Quản lí trong thế giới đang thay đổi
Toàn cầu hoá đã làm thay đổi cách thức các công ti làm kinh doanh nhưng nhiều người quản lí vẫn giữ cách thức cũ vì họ không hiểu rõ kinh doanh toàn cầu.
Một số người quản lí nghĩ kinh doanh toàn cầu nghĩa là bán sản phẩm trên khắp thế giới. Sự kiện là kinh doanh toàn cầu không chỉ là bán sản phẩm mà còn là xây dựng sản phẩm trên khắp thế giới. Nếu chi phí của chế tạo là thấp hơn ở các nước khác thì không có lí do gì xây dựng chúng ở nước có chi phí cao hơn. Ý tưởng này đã tạo ra xu hướng khoán ngoài trong thập kỉ qua. Các công ti toàn cầu xây dựng sản phẩm nơi nó cho lợi ích tối đa và cũng dùng tri thức ở nước được khoán ngoài để bán nhiều sản phẩm ở đó vì nó mở ra thị trường mới cho họ.
Những người quản lí thành công trong kinh doanh địa phương có thể không thành công trong kinh doanh toàn cầu vì họ thường bỏ lỡ cơ hội. Ngay cả khi họ thấy trước một cơ hội, họ cũng quá thận trọng vì họ không biết cách cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh cao vì mọi thứ thường xảy ra nhanh chóng. Qui tắc kinh doanh cũ khuyến khích cách tiếp cận bảo thủ tới việc tránh rủi ro. Qui tắc kinh doanh mới khuyến khích nhận rủi ro để đạt tới lợi nhuận cực đại và tăng trưởng nhanh chóng. Khái niệm mới này khuyến khích cách nghĩ cấp tiến thay vì chỉ hội tụ vào thu nhập và chi phí, nó chủ trương tăng trưởng theo số mũ trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.
Khi các công ti không thể mở rộng vận hành hiện thời của họ, họ phải bắt đầu nghĩ về kinh doanh mới. Trong một thị trường toàn cầu và thay đổi nhanh, giới hạn kinh doanh dựa trên điều bạn biết là không đủ mà bạn phải học nhanh chóng và tăng trưởng. Năm năm trước, Apple và Google đã chỉ là những công ti công nghệ nhưng ngày nay cả hai đều bành trướng vào viễn thông và những công ti hàng đầu như Nokia, Sony, Ericsson, và Motorola đột nhiên thấy bản thân họ không thể cạnh tranh được với những người mới tới. Khi những công ti này đứng tĩnh lặng và không tăng trưởng, họ tàn đi và sút giảm vì cạnh tranh là dữ dội. Đây là chỗ khái niệm quản lí cũ thất bại vì họ quá thận trọng không cạnh tranh được trong thế giới đang thay đổi nhanh. Đây là cách nhiều đào tạo về kinh doanh bị lỗi thời vì họ không chú ý tới công nghệ như một dẫn lái chính mà vẫn dựa vào vốn và tài sản. Đây là lí do tại sao các doanh nghiệp địa phương thường bị thay thế bởi doanh nghiệp toàn cầu năng nổ.
Một số đào tạo kinh doanh có thể không thích hợp cho nền kinh tế toàn cầu mới vì sinh viên được dạy về tài chính, kế toán và kinh tế nhưng KHÔNG được dạy mấy về công nghệ như dẫn lái trong thị trường toàn cầu. Khái niệm quản lí mới là về tìm thị trường mới, cơ hội mới, kinh doanh mới, và cung cấp giá trị cho khách hàng. Trong thời thay đổi nhanh chóng này, người quản lí phải có thông tin thị trường mới nhất để ra quyết định. Họ phải có hệ thống vận hành nhanh nhất để điều chỉnh theo thay đổi thị trường. Họ phải dùng công nghệ thông tin tốt nhất để tạo ra ưu thế. Họ phải thiết lập các thế mới quyến rũ khách hàng từ người khác và thâu tóm thị phần. Họ phải có cả tri thức kinh doanh và kĩ năng công nghệ thông tin. Chẳng hạn cửa hàng trực tuyến lôi kéo những khách hàng thích sự tiện lợi rời xa khỏi cửa hàng vật lí. Điện thoại di động và máy tính bảng quyến rũ khách hàng rời xa khỏi máy tính cá nhân.
Với toàn cầu hoá, các công ti khởi nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp đã thiết lập vững chắc để kiếm được khách hàng. Vấn đề KHÔNG phải là về vốn và tài sản mà vấn đề là về họ có thể đi nhanh thế nào. Để đi nhanh, họ phải phụ thuộc vào công nghệ thông tin và tính sáng tạo. Nhà doanh nghiệp phải tìm ra các thế duy nhất bị những người cạnh tranh có vị thế vững bỏ qua. Các công ti khởi nghiệp có thể thịnh vượng bằng việc chiếm một vị thế mà kẻ cạnh tranh lớn không có. Trong quá khứ, các công ti tuỳ thuộc vào sản phẩm của họ nhưng ngày nay sản phẩm là không đủ vì họ cũng cần sự thoả mãn của khách hàng. Để thành công, họ phải hội tụ nhiều hơn vào dịch vụ và đây là chỗ nhiều doanh nghiệp không nhận ra. Vài năm trước, khi tôi ở Trung Quốc tôi đã thấy những cửa hàng quần áo xa hoa và tự hỏi làm sao những người này có thể đảm đương được quần áo đắt thế khi họ có thể mua những thứ tương tự với giá thấp hơn ở các cửa hàng địa phương. Tôi đã sai; một người bạn bảo tôi rằng những thứ đắt tiền này vẫn kinh doanh tốt vì dịch vụ tốt hơn của họ và tiếp thị cùng quảng cáo tốt hơn. Khách hàng đang mua “tên thương hiệu” chứ không chỉ quần áo. Khi thời trang thay đổi, mọi người đi theo thời trang mới nhất, thương hiệu mới nhất. Đó là lí do tại sao mọi người đứng xếp hàng để mua iPhone của Apple và sẵn lòng trả nhiều tiền hơn so với điện thoại địa phương tương tự từ Hoa Vĩ hay HTC.
Về căn bản, các doanh nghiệp mới phát triển lên bởi vì thay đổi công nghệ. Khách hàng mới và nhu cầu mới nổi lên khi xã hội tiến hoá; các kênh phân phối mới xuất hiện khi nhiều nước tham gia. Công nghệ mới được phát triển với máy móc mới khi nhiều người tham gia vào trong các lĩnh vực này. Khi những thay đổi này xảy ra, những công ti khởi nghiệp mới, các kiểu quản lí mới sẽ nổi lên và hệ thống giáo dục mới sẽ xảy ra. Với tất cả những thay đổi này mọi người đều có cơ hội tham gia và phát đạt vì cách quản lí mới sẽ thay thế cách quản lí cũ. Doanh nghiệp địa phương tốt là không đủ. Những người quản lí mới biết cách biến đổi doanh nghiệp địa phương thành doanh nghiệp toàn cầu khi các doanh nghiệp toàn cầu khác đang chuyển vào các khu vực địa phương. Chẳng hạn, vài năm trước kinh doanh đồ ăn nhanh như McDonald, KFC, Pizza Hut, và Starbuck đã không tồn tại ở Trung Quốc và Ấn Độ nhưng trong vòng vài năm ngắn ngủi, có hàng nghìn cửa hàng của họ ở mọi nơi trong những nước này. Điều gì xảy ra cho nhà hàng địa phương nhỏ? Nhiều nhà hàng đóng cửa và ra khỏi kinh doanh bởi vì họ không thể cạnh tranh được.
Các trường kinh doanh ngày nay đang nổi lên cùng với các trường công nghệ để tạo ra khu vực mới nơi tri thức doanh nghiệp tổ hợp cùng kĩ năng công nghệ là cần thiết để sống còn trong “Thời đại thông tin” này.
—-English version—-
Managing in a changing world
Globalization has changed the way companies do business but many managers are still holding on to the old way because they do not understand global business well. Some managers think global business means selling products all over the world. The fact is global business is not just selling products but also building products all over the world. If the cost of manufacturing is lower in other countries than there is no reason to build them in higher cost countries. This idea created the outsourcing trend in the past decades. Global companies build products where it give them the maximum benefit and also use the knowledge in the outsourced country to sell more products there as it opens new market for them.
Managers who succeed in local business may not be successful in global business because they often miss the opportunity. Even when they foresee an opportunity, they are too cautious as they do not know how to compete in a highly competitive market as things often happen fast. The old business rule encourages conservative approach to avoid risk. The new business rule encourages taking risk to achieve maximum profit and growing quickly. This new concept encourages radically thinking rather than just focus on revenue and cost, it advocates exponential growth in a business environment of rapid change.
When companies cannot expand with their existing operations, they must start thinking of new businesses. In a global and fast changing market, it is not enough to limit business based on what you know but you must learn quickly and grow. Five years ago, Apple and Google were just technology companies but today both expand into telecommunication and top companies such as Nokia, Sony, Ericsson, and Motorola suddenly found themselves cannot compete with the newcomers. When these companies stand still and do not grow, they wither and decline as competition is fierce. This is where old management concept fails as they are too cautious to compete in a fast changing world. This is how many business trainings are obsolete because they do not pay attention to technology as the main driver but still relying on capital and assets. This is why local businesses are often being replaced by aggressive global businesses.
Some business trainings may not be suitable for the new global economy as students are taught about finance, accounting, and economy but NOT much on technology as driver in a global market. The new management concept is about seeking new markets, new opportunities, new ventures, and providing values to customers. In this time of rapid change, managers must have the latest market information to make decisions. They must have the fastest operation systems to adjust to market changes. They must use the best information technology to create advantages. They must establish new positions that lure customers from others and capture market share. They must have both knowledge of business and skills of information technology. For example online stores draw customers who like convenience away from physical stores. Smart phone and tablets lure customers away from personal computer.
With globalization, small startups can compete with well established business to get customers. It is NOT about capital and assets but it is about how fast they can move. To move fast, they must depend on information technology and creativity. Entrepreneur must find unique positions that have been overlooked by established competitors. Startups can prosper by occupying a position that big competitors do not have. In the past, companies depend on their products but today products are not enough as they also need customer’s satisfaction. To succeed, they must focus more on services and this is where many businesses fail to recognize. Few years ago, when I was in China I saw luxury clothing stores and wondered how these people could afford such expensive clothes when they can buy similar items at lower prices at local stores. I was wrong; a friend told me that these expensive items were doing quite well because of their better services and better marketing and advertising. Customers are buying “brand names” not just clothing. When fashion changes, people go after the latest fashion, the latest brands. That is why people stand in line to buy an Apple iPhone and willing to pay more than similar local phones from Huawei or HTC.
Basically, new businesses open up because of technology change. New customer and new needs emerge as societies evolve; new distribution channels appear as more countries are participating. New technologies are developed with new machinery as more people are getting into these fields. When these changes happen, new startups, new types of manager will emerge and new education systems will happen. With all these change everybody has a chance to participate and prosper as the new management will replace the old. A good local business is not enough. New managers need to know how to transform a local business into a global business as other global businesses are moving into the local areas. For example, few years ago fast food business such as McDonald, KFC, Pizza Hut, and Starbuck did not exist in China and India but within few short years, there are thousands of them everywhere in those countries. What happened to local small restaurants? Many close door and get out of business because they cannot compete.
Today business schools are merging with technology schools to create a new area where business knowledge combine with technology skills are necessary to survive in this “Information age”.