Với toàn cầu hoá và tiến bộ trong công nghệ thông tin, nhiều thứ đang thay đổi vì “cách mới” để làm kinh doanh đang thay thế cho “cách cũ”. Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng trong Thời đại Thông tin này, sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thời kì ổn định nữa. Mọi doanh nghiệp sẽ chuyển từ thay đổi này sang thay đổi khác do cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ và chỉ những doanh nghiệp tốt nhất mới sống còn. Điều này sẽ xảy ra ở MỌI ngành công nghiệp, không chỉ với những ngành về công nghệ. Mọi công ti sẽ đối diện với các vấn đề như hợp nhất, giải thể, gộp, mua, và phá sản bởi vì thay đổi là một phần của thế giới toàn cầu hoá. Vẫn còn đi trước thay đổi thay vì bị nó tác động, MỌI người quản lí đều phải hiểu công nghệ thông tin bởi vì DẪN LÁI cho thay đổi là CÔNG NGHỆ.

Khi thế giới ngày càng được kết nối, có nhiều cơ hội hơn để đưa nhiều người, nhiều khách hàng, nhiều doanh nghiệp, nhiều ý tưởng, nhiều phát kiến và nhiều thay đổi vào vì công nghệ sẽ làm tăng tốc thay đổi. Chẳng hạn, sáu mươi năm trước chỉ các công ti lớn mới có máy tính lớn và chỉ vài nhà khoa học mới biết cách dùng nó. Với phát minh ra máy tính cá nhân, mọi công ti có thể để máy tính vào bàn của mọi công nhân và nhiều người có thể biết cách dùng nó để cải tiến năng suất và hiệu quả của họ. Bây giờ phần lớn các công nhân đều có máy tính riêng của họ bên trong túi và điện thoại thông minh sẽ làm cho mọi sự xảy ra nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Hiện thời nhiều công ti KHÔNG biết phải làm gì với thông tin sẵn có. Có khối lượng lớn thông tin sẵn có trên Internet mà có thể được dùng cho ưu thế của họ chỉ với vài cú bấm chuột. Vấn đề là bao nhiêu người lãnh đạo công ti quen thuộc với công nghệ thông tin? Bao nhiêu người quản lí thực sự hiểu xu hướng toàn cầu hoá và cạnh tranh thị trường? Bao nhiêu người trong họ biết cách dùng thông tin này cho ưu thế của họ? Người lãnh đạo công ti là người đặt ra phương hướng và hướng dẫn công ti nhưng không có tri thức đúng, họ không thể dự đoán được thay đổi và điều chỉnh phương hướng công tin để vẫn còn tính cạnh tranh để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, hàng triệu công ti đã sụp đổ, nộp đơn xin phá sản vì họ không thể cạnh tranh được.

Thay đổi nghĩa là bỏ cách thức cũ và chấp nhận cách thức mới để làm kinh doanh. Điều đó KHÔNG thoải mái, điều đó KHÔNG dễ dàng nhưng không có thay đổi với xu hướng thị trường, công ti KHÔNG thể sống còn được. Không ai thích thay đổi nhưng trong thế giới đang thay đổi này, điều đó KHÔNG phải là tuỳ chọn. Không lâu trước đây nhiều thư kí đã phải học dùng máy tính mặc dầu họ rất giỏi máy chữ. Họ không thích điều đó nhưng họ phải học điều mới để giữ việc làm. Khi cửa hàng trực tuyến mở ra, hàng triệu cửa hàng bán lẻ nhỏ đóng cửa vì nhiều người hơn đang mua trực tuyến và thị trường cho trực tuyến phát triển nhanh. Cùng điều này xảy ra khi điện thoại di động thay thế cho điện thoại có dây và mọi người phải mang điện thoại theo mình và thường xuyên bị gián đoạn. Họ không thể có cớ là họ không ở văn phòng để trả lời điện thoại. Ngày nay nhiều người phải học dùng điện thoại thông minh vì công nghệ đang thay đổi nhanh. Điều đó nghĩa là họ phải làm việc bất kì chỗ nào họ đi và vào bất kì khi nào. Với công nghệ mọi người phải bỏ điều họ thoải mái và học cái gì đó mới.

Để quản lí công ti trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, người lãnh đạo phải hướng dẫn công nhân qua thay đổi. Điều đó nghĩa là họ trước hết phải dùng công nghệ thông tin và điều nó làm; rồi họ phải phát triển tri thức nào đó để dùng nó tận dụng ưu thế của chúng. Họ cũng phải loại bỏ nỗi sợ thay đổi trong công nhân và hướng dẫn công ti qua những thay đổi. Người lãnh đạo công ti phải nhận ra rằng công nhân sẽ chống lại thay đổi nhưng là người lãnh đạo, họ phải dùng hướng dẫn đúng để giúp công nhân học chấp nhận thay đổi. Trong thế giới toàn cầu hoá này, cạnh tranh là dữ dội và thay đổi là một phần của cạnh tranh. Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại bỏ, nếu bạn không điều chỉnh, bạn sẽ thua. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, Mĩ kiểm soát thị trường điện tử tiêu thụ với các thương hiệu nổi tiếng như RCA, GE, và Motorola v.v. nhưng bị mất thị trường này cho Nhật Bản vì họ không thể thay đổi đủ nhanh. Nhiều người lãnh đạo Mĩ đã quen thuộc với công nghệ tương tự nhưng không quen với công nghệ số thức. Trong những năm 1980 và 1990, phần lớn thiết bị điện tử tiêu thụ như ti vi, radio và trang thiết bị stereo tất cả đều được chế tạo tại Nhật Bản bởi các thương hiệu như Sony, Panasonic, và Hitachi v.v. Bắt đầu những năm 2000 và 2010, công nghệ lại thay đổi và kiểm soát thị trường dịch sang Hàn Quốc và Đài Loan với các thương hiệu như Samsung, LG, HTC, Asus, và Acer v.v. Điều gì sẽ xảy ra tiếp? Việc đó tuỳ vào ai có thể thay đổi ĐỦ NHANH để giữ đi trước về công nghệ.

Ngày nay công nghệ chi phối mọi thứ và tri thức về công nghệ là MẤU CHỐT cho mọi người quản lí. Không lâu trước đây, các công ti chế tạo lớn chi phối thị trường toàn cầu nhưng ngày nay, đó là các công ti công nghệ. Không lâu trước đây, Exxon Oil Company là công ti lớn nhất trên thế giới với hàng trăm tỉ đô la thu nhập nhưng ngày nay Apple Computer và Google có thu nhập hàng năm lớn nhất. Không lâu trước đây, danh sách các tỉ phú bao gồm chủ yếu là những nhà công nghiệp như Ford, Rockefeller, Vanderbilt, và Carnegie nhưng ngày nay phần lớn họ là các nhà doanh nghiệp công nghệ như Gates, Zuckerberg, Page, và Ellison. Đó là bằng chứng hiển nhiên rằng Thời đại công nghiệp qua rồi vì chúng ta đang trong Thời đại thông tin và nếu những người lãnh đạo và quản lí không có tri thức về công nghệ thông tin, công ti sẽ không sống sót được.

Những người lãnh đạo công ti phải đặt viễn kiến về điều sẽ là có thể cho công ti trong tương lai. Mặc dầu nhiều người thích ôm giữ quá khứ nhưng để đi lên trước, người lãnh đạo phải đặt viễn kiến rõ ràng cho công ti và lãnh đạo thay đổi bởi vì không có sự tham gia của họ, mọi người sẽ có xu hướng trở lại cách thức cũ và viễn kiến không là gì ngoài “vài lời nói”. Người lãnh đạo phải biết khi nào mọi thứ trượt trở lại cách nghĩ cũ và nhắc nhở mọi người “Đây là điều phương hướng là gì và nơi chúng ta đang đi tới.” Điều quan trọng là để cho công nhân thấy cái gì đó mới và kích động mà khác với cách thức cũ vì nó sẽ cho họ năng lực để hoàn thành điều cần được làm.

Trong thay đổi, điều quan trọng là người quản lí ở mọi mức hiểu rõ viễn kiến của công ti. Họ nhận phương hướng đưa xuống từ trên đỉnh, nhưng họ cũng phải giải quyết với sự chống đối từ công nhân ở dưới đáy. Họ có thể không thấy viễn kiến rõ ràng như người lãnh đạo và họ có thể không thích thay đổi vì họ thường muốn bám lấy cách làm cũ. Nhưng nếu họ KHÔNG quản lí tốt, thay đổi sẽ KHÔNG xảy ra cho nên người lãnh đạo phải chú ý tới mọi người quản lí vì hiểu biết của họ về viễn kiến của công ti có thể tạo ra khác biệt lớn trong thành công hay thất bại của công ti. Người quản lí phải hiểu rằng thay đổi là ưu tiên hàng đầu để đạt tới viễn kiến và nếu họ có thể duy trì hội tụ, thay đổi sẽ xảy ra. Về nền tảng, thay đổi KHÔNG phải là về kĩ thuật mà là về thái độ. Mọi người có thể chọn thái độ của họ bất kì khi nào họ muốn. Nếu họ hiểu, đồng ý với phương hướng và chấp nhận thay đổi, mọi sự sẽ xảy ra và công ti sẽ thịnh vượng vì trong thế giới toàn cầu này, kẻ tốt nhất sẽ sống sót.

—English version—

Managing in a World of Change

With globalization and advancing in Information Technology, many things are changing as “New way” of doing business are replacing “Old way”. Economists have warned that in this Information Age, there will NEVER be a stable period anymore. Every business will be moving from one change to another due to intense global competition and only the best will survive. This will happen in EVERY industry, not just those dealing with technology. All companies will be facing issues such as consolidation, dissolving, merging, acquisition, and bankruptcy because change is part of the globalized world. To stay ahead of the change rather than being impacted by it, EVERY manager must understand information technology because the DRIVER for changes is TECHNOLOGY.

As the world is getting more connected, there are more opportunities to engage more people, more customers, more businesses, more ideas, more innovations and more changes as technology will accelerate change. For example, sixty years ago only large companies had mainframe computers and only few scientists knew how to use it. With the invention of personal computers, every company can put a computer in every worker’s desks and many people can learn how to use it to improve their productivity and efficiency. Now most workers have their own computer inside their pocket and smart phone will make things happen much faster and more convenience.

Currently many companies DO NOT know what to do with the available information. There is a large amount of information available on the Internet that can be used to their advantage with just a few mouse clicks. The question is how many company leaders are familiar with information technology? How many managers really understand global trends and market competition? How many of them know how to use this information to their advantage? Company leaders are person who set direction and guide the company but without proper knowledge, they cannot anticipate change and adjust the company direction to stay competitive to meet market demands. That is why in the past few years, millions of company had collapsed, filed for bankruptcy as they could not compete.

To change means to abandon the old way and adopting a new way of doing business. It is NOT comfortable, it is NOT easy but without change with market trends, the company can NOT survive. Nobody likes to change but in this changing world, it is NOT an option. Not long ago many secretaries had to learn to use computer although they were very good with typewriters. They did not like it but they had to learn new thing to keep their job. When online stores opened, millions of small retail stores closed because more people are buying online and the market for online is growing fast. The same thing happened when mobile phone replaced wired telephone and people had to carry their phone with them and were constantly being disrupted. They could not have excuse that they were not in the office to answer phone anymore. Today many have to learn to use smartphone as technology is changing. It means that they have to work wherever they go and at any time. With technology people have to abandon what they are comfortable with and learn something new.

To manage company in this fast changing world, leaders must guide workers through change. It means they must first understand information technology and what it does; then they must develop certain knowledge to use it to their advantage. They also have to eliminate the fear of change in workers and guide the company through changes. Company leaders must recognize that workers will resist change but as leaders, they must use proper guidance to help them learn to accept change. In this globalized world, competition is fierce and change is a part of the competition. If you do not change, you will be eliminated, if you do not adjust, you will lose. For example, thirty years ago, the U.S. controlled the consumer electronics market with famous brands like RCA, GE, and Motorola etc. but lost the market to Japan because they could not change fast enough. Many U.S. leaders were familiar with analog technology but not digital technology. During the 1980s and 1990s, most consumer electronics devices such as TV, radio and stereo equipments were all made in Japan by brands such as Sony, Panasonic, and Hitachi etc. Beginning in 2000s and 2010s, technology changed again and the control of market shifted to S. Korea and Taiwan with brands like Samsung, LG, HTC, Asus, and Acer etc. What will happen next? It depends on who can change FAST ENOUGH to keep ahead of technology.

Today technology dominates everything and knowledge of technology is CRITICAL to every manager. Not long ago, large manufacturing companies dominate global market but today, it is the technology companies. Not long ago, Exxon Oil Company was the largest company in the world with hundred billion dollars in revenue but today Apple Computer and Google have the largest annual revenues. Not long ago, the list of billionaire consisted of mostly industrialists such as Ford, Rockefeller, Vanderbilt, and Carnegie but today most of them are technology entrepreneurs such as Gates, Zuckerberg, Page, and Ellison. It is a clear evident that the Industry Age is over as we are in the Information Age and if leaders and managers do not have knowledge of information technology, company will not survive.

Company leaders must set the vision of what will be possible for the company in the future. Although many people like to hold on to the past but to move ahead, leaders must set a clear vision for company and lead the change because without their involvement, people will tend to revert to the old way and the vision is nothing but just “few words”. Leaders must know when things slip back into old ways of thinking and remind people “This is what the direction is and where we are going.” It is important to let workers see something new and exciting that is different from the old way because it will give them the energy to accomplish what needs to be done.

During the change, it is important that managers at all levels understand the company’s vision well. They receive direction that come down from the top, but they also have to deal with the resistance from workers in the bottom. They may not see the vision as clearly as the leaders and they may not like the change as they often want to cling to the old way. But if they do NOT manage well, change will NOT happen so leaders must pay attention to all managers because their understanding of the company’s vision can made a big difference in the success or failure of the company. Managers must understand that change is top priority to achieve the vision and if they can stay focus, change will happen. Fundamentally, change is NOT technical but all about attitude. People can choose their attitude whenever they want. If they understand, agree with the direction and accept change, things will happen and company will thrive because in this global world, the best will survive.