22 Feb, 2021
Quan hệ gia đình
Như tôi thường yêu cầu sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc trong công nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên hiện thời. Hôm qua, tôi nhận được một email từ một sinh viên đã tốt nghiệp vài năm trước. Kinh nghiệm của anh ấy là khác với hầu hết mọi người và tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Thưa giáo sư,
Em đã nhận được email của thầy nhắc em chia sẻ kinh nghiệm cho nên em muốn kể chút ít về bản thân em với hi vọng rằng nó có thể giúp cho các sinh viên vẫn đang hội tụ vào thành công mà không có tính cách đạo đức tốt. Cho nên thay vì vậy em nghĩ em sẽ chia sẻ câu chuyện của em về quan hệ gia đình.
Ngày nay tất cả chúng ta đều đang bị kéo vào cơn xoáy lốc của công nghệ. Tất cả chúng ta đều có laptops, điện thoại di động, internet và nhiều thiết bị thế. Tất cả chúng ta đều bận rộn với nhiều thứ thế cần sự chú ý của chúng ta. Chúng ta bận rộn thế với các biến cố hàng ngày và thường quên mất chúng ta là ai và chúng ta giả định là cái gì. Như nhiều thanh niên, tôi rời khỏi gia đình ở Maine để tới Carnegie Mellon rồi sau khi tốt nghiệp tôi tìm được việc làm ở California. Tôi làm việc rất chăm chỉ và cuối cùng đã được đề bạt vào vị trí trên đỉnh với lương cao và tuỳ chọn cổ phần. Vì tôi đã rời khỏi gia đình để vào đại học, tôi chưa hề quay về và trong nhiều năm làm việc trong công nghiệp, tôi chưa hề về nhà thăm gia đình tôi. Tôi bao giờ cũng bận rộn. Dẫn lái thành công là quan trọng đối với tôi hơn quan hệ gia đình của tôi.
Đã có hai cái chết trong gia đình tôi kể từ khi tôi trở thành phó chủ tịch của công ti. Bà tôi qua đời khi tôi đang bận chuyện kinh doanh ở Tokyo. Bà đã phải ở bệnh viện trong nhiều năm, sức khoẻ của bà suy đồi theo cách tự nhiên do tuổi già. Tôi quyết định ở lại Nhật Bản để kết thúc việc kinh doanh và không dự được đám tang của bà. Suy nghĩ của tôi vào lúc đó là ở chỗ hoàn thành chuyện kinh doanh là quan trọng hơn cá nhân ở nhà. Sau rốt, công ti tôi cần kinh doanh và anh tôi ở nhà rồi, chăm sóc cho bố mẹ tôi. Vì anh tôi bao giờ cũng ở gần bố mẹ tôi hơn tôi. Tôi nghĩ điều tốt hơn cả cho anh ấy là hỗ trợ họ trong biến cố này. Nếu họ cần cái gì đó như tiền, anh ấy bao giờ cũng có thể gọi tôi và tôi có thể gửi séc cho anh ấy. Đây là cách điển hình cho tôi nghĩ về gia đình tôi trong hầu hết cuộc sống người lớn của tôi.
Là phó chủ tịch của một công ti toàn cầu lớn, tôi đã nói chuyện với mọi người trên khắp thế giới nhưng tôi chưa bao giờ gọi điện nói chuyện với bố mẹ tôi. Tôi có thể nói với khách hàng về mọi thứ, từ phần mềm, phần cứng tới tính toán mây nhưng tôi chẳng có gì để nói với bố mẹ tôi. Tôi có thể nói gì với mẹ tôi? “Chào mẹ, con khoẻ, mọi thứ đều tốt!” Nó là vậy thôi. Tôi thà tập trung vào chuyện kinh doanh hay tính năng phần mềm mới cho công ti hơn. Với tôi thành công là mọi thứ, vì là người thành công, tôi muốn giữ nó theo cách đó. Tôi đã không muốn bị bận tâm với những điều tầm thường như những cuộc nói chuyện điện thoại chán ngắt với bố mẹ tôi. Có nhiều điều để làm và tôi đã không có thời gian.
Trong nhiều năm, mẹ tôi bao giờ cũng gọi điện cho tôi. Phần lớn các cuộc điện thoại của chúng tôi đều rất một phía. Mẹ tôi theo “cách người mẹ” điển hình toàn hỏi về mọi thứ đang xảy ra trong đời tôi. Mẹ tôi quan tâm về tôi ăn thứ gì? Tôi cân nặng bao nhiêu? Tôi có giữ sức khoẻ cho bản thân mình không? Thỉnh thoảng mẹ tôi hỏi liệu tôi đã gặp người phụ nữ mà tôi muốn coi là vợ tôi không. Mẹ tôi muốn rằng tôi sẽ lấy vợ và mẹ tôi có thể có cháu một ngày nào đó. Tôi trả lời câu hỏi của mẹ tôi một cách lễ phép vì đó là cách dễ nhất để nói chuyện với mẹ tôi. Sau điện thoại của mẹ tôi, tôi không hề gọi lại cho mẹ. Và thông thường chúng tôi sẽ không nói chuyện chừng nào mẹ tôi còn chưa gọi lại cho tôi. Trong tâm trí tôi, tôi bao giờ cũng có ý tưởng rằng điều này nghĩa là tôi không thực sự là đứa con tốt. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều sự chú ý của mẹ tôi gây phiền phức. Giống như đứa trẻ không muốn gì khác ngoài việc ra khỏi nhà và được tự do. Cho dù tôi đã được độc lập với gia đình trong nhiều năm, tôi không thực sự buông bỏ được thái độ này về việc tự do khỏi gia đình tôi.
Một điều đã làm thay đổi tôi là sau khi bà tôi qua đời tôi đã gọi điện thoại cho mẹ tôi. Trong phiên làm kinh doanh ở Tokyo, sau khi nghe tin từ anh tôi rằng bà tôi đã qua đời, tôi đã gọi điện cho mẹ tôi để xem mẹ tôi làm thế nào, để xem mẹ tôi có muốn nói về cái gì không. Tôi nghĩ cú điện thoại này là điểm rẽ chính trong mối quan hệ của tôi với mẹ tôi. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời tôi mà tôi đã gọi điện cho mẹ tôi để nghe điều mẹ tôi phải nói.
Quãng một tháng sau, bố tôi, người đã bị ung thư trong năm trước, được bác sĩ bảo là ung thư đã lan rộng trong thân thể bố tôi và bố tôi chắc chắn chết. Sức khoẻ bố tôi suy đồi nhanh chóng. Mẹ tôi quyết định dừng làm việc để ở nhà chăm sóc bố tôi. Tôi bắt đầu gọi điện nói chuyện với mẹ tôi thường xuyên hơn. Về căn bản, tôi chỉ lắng nghe điều mẹ tôi phải nói. Tôi càng gọi nhiều, tôi càng bắt đầu đánh giá cao là tôi đã phát triển loại quan hệ mới với mẹ tôi. Tôi hỗ trợ nhiều hơn cho mẹ tôi, nhưng tôi cũng được lợi từ điều đó theo cách mới. Khi tôi gọi điện thoại, tôi chỉ hỏi mẹ tôi về mọi sự thế nào với mẹ tôi và bố tôi ra làm sao. Tôi hỏi liệu mẹ tôi có nhận được hỗ trợ mà mẹ tôi cần không. Tôi cũng để ý rằng tôi đã tận hưởng những cuộc nói chuyện này với mẹ tôi nhiều hơn là tôi đã bao giờ có với phong cách cũ của tôi về nói chuyện một chiều.
Bố tôi qua đời và tôi về nhà lần này. Đã hơn mười năm tôi mới về nhà từ khi tôi lớn lên. Tôi ở nhà hai tuần với mẹ tôi. Chúng tôi đi dạo mọi ngày, và đi chợ mua thức ăn cùng nhau. Chúng tôi ăn tối lúc mẹ tôi kể những câu chuyện về vài tháng trước đã thế nào, và nghĩ về điều mẹ tôi muốn làm trong tương lai. Mối quan hệ của chúng tôi liên tục thay đổi tốt hơn, và theo cách mới toàn bộ. Trước khi lên giường, mẹ tôi và tôi đều nói “Con yêu mẹ” hay “Mẹ yêu con với nhau. Tôi nhớ khi tôi còn trẻ; mẹ tôi bao giờ cũng nói điều đó trước khi chúng tôi lên giường, mà bằng cách nào đó tôi đã quên mất trong thời niên thiếu.
Bây giờ tôi trở lại California, tôi thường gọi điện cho mẹ tôi vào buổi trưa chỉ để thông báo. Tôi cảm thấy như tôi là người hỗ trợ quan trọng cho mẹ tôi. Chúng tôi gần gũi hơn là chúng tôi đã là vậy từ thời tôi còn rất trẻ. Tôi đã trở nên biết lắng nghe mẹ tôi nhiều hơn, và tôi thấy nhiều thoải mái khi nói chuyện với mẹ. Thỉnh thoảng khi tôi cảm thấy căng thẳng tôi đều gọi mẹ tôi chỉ để nghe mẹ nói, và tôi thấy rằng việc nói chuyện với mẹ tôi giúp cho tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Điều ngạc nhiên là bao nhiêu điều đã thay đổi giữa chúng tôi qua vài tháng này.
Tôi nghĩ nhiều thanh niên ngày nay đang trải qua cùng tình huống như của tôi. Chúng ta bận rộn thế; chúng ta bị lái đi bởi nhiều thế tới mức làm sao lãng chúng ta khỏi điều quí giá trong cuộc sống. Tôi đã dành nhiều năm ở xa gia đình tôi vì tôi tưởng thành công là mọi thứ. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi gần như đánh mất điều quí giá trong đời tôi: Quan hệ của tôi với gia đình tôi. Với tôi, ở nhà trong hai tuần cho phép tôi có nhiều thời gian hơn để suy tư, không bị quá bận tâm tới doanh nghiệp riêng của tôi, và có nhiều thời gian nghe và chú ý. Đồng thời, nó cho phép tôi bắt đầu nghĩ về đời tôi và cách tôi có thể đã có khả năng đối xử với mẹ tôi theo cách khác. Bây giờ tôi hiểu điều mẹ tôi nói: “Con cái không bao giờ hiểu được bố mẹ chúng chừng nào chúng chưa trở thành bố mẹ.” Bạn chưa bao giờ đánh giá cao tình yêu của bố mẹ bạn chừng nào bạn chưa mất nó. Và tôi đã gần đánh mất nó nhưng may mắn tôi đã tìm thấy nó trước khi quá trễ.
Tôi nghĩ một trong những bài học quan trọng nhất tôi đã học từ đây, chính là cái gì đó tôi không bao giờ có thể học được từ sách vở là ở chỗ khi một người có sự hỗ trợ của gia đình chăm lo, điều đó hỗ trợ cho người đó trong việc chăm nom tốt hơn cho gia đình riêng của họ, cái gì đó đem tới ích lợi cho mọi người. Khi bạn được yêu, bạn biết về tình yêu, và chỉ thế bạn mới có thể thực sự yêu ai đó. Nó là gốc rễ mà bằng cách nào đó trong thời đại công nghệ cao này, nhiều người trong chúng ta quên mất rằng chúng ta có gốc rễ. Đạo làm con với bố mẹ của người ta là nuôi dưỡng gốc rễ riêng của người ta để là một con người. Đây là nguyên lí nền tảng. Đây là nghĩa vụ con người quan trọng nhất của chúng ta. Nếu người ta đối xử với bố mẹ mình tệ bạc, người ta quên mất gốc rễ của mình và quên luôn nguồn gốc của mình.
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta học ở trường tiểu học đạo làm con với bố mẹ chúng ta và kính trọng người già và thầy giáo. Nhưng chúng ta thường quên điều đó khi chúng ta lớn lên. Chúng ta phải khám phá lại gốc rễ riêng của chúng ta trước khi điều đó quá muộn. Đó là lí do tại sao tôi viết bức thư này như cái gì đó để chia sẻ với các bạn sinh viên hiện thời: Đừng bao giờ quên bạn xuất thân từ đâu; đừng bao giờ quên gốc rễ riêng của bạn và mối quan hệ gia đình là điều quí giá nhất mà bạn có trong cuộc đời này.
—-English version—-
Family Relationship
As I often ask graduated students who work in industry to share experiences with current students. Yesterday, I received an email from a student who graduated several years ago. His experience was different from most and I want to share with you.
Dear Professor,
I have received your email reminding me of sharing experience so I like to tell a little bit about myself with the hope that it may help students who are still focusing on being successful without having a good moral character. So I thought I would share my story about family relationship instead.
Today we are all being pulled into a whirlwind of technology. We all have laptops, mobile phones, internet and so many devices. We are all busy with so many things that need our attention. We are so occupied with daily events and often forget who we are and what we supposed to be. Like many young man, I left home in Maine to go to Carnegie Mellon then after graduated I found a good job in California. I worked very hard and eventually got promoted to the top position with high salary and stock options. Since I left home for college, I never return and for many years of working in industry, I never went home to visit my family. I was always busy. The drive to be successful was more important to me than my family relationship.
There have been two deaths in my family since I became the vice president of the company. My grandmother passed away while I was busy negotiates a business deal in Tokyo. She had been hospitalized for years, her health deteriorating in a natural way due to her old age. I decided to stay in Japan to finish my business and missed her funeral. My thinking at the time was that it was more important for me to complete the deal than to be at home in person. After all, my company needs the business and my brother was home, taking care of my parents. Since my brother was always closer to my parents than me. I thought it would be a better for him to support them during this event. If they need something like money, he can always call me and I can send him a check. This was a typical way for me to think about my family for most of my adult life.
As the vice president of a large global company, I talked to people all over the world but I never call home to talk to my parents. I can talk to customers about everything, from software, hardware to cloud computing but I had nothing to talk to my parents. What could I say to my mother? “Hello mom, I am OK, everything is good!” That was it. I rather focused on the business deals or new software features for the company. To me success was everything, as a successful person, I wanted to keep it that way. I did not want to be bothered with mundane things such as boring phone calls to my parents. There were so many things to do and I just did not have time.
For many years, my mother would always call me. Most of our phone conversations were very one-sided. My mother in a typical “motherly way” would ask about all the things that were happening in my life. She concerned about what food that I ate? How much did I weight? Did I exercise to keep myself healthy? Sometime she asked whether I have met a woman that I would consider to be my wife. She wished that I would marry and she could have grandchildren someday. I would answer her questions politely because it was the easiest way to talk to her. After her call, I never call her back. And usually we would not talk until she called me again. In my mind I always had an idea that this meant I was not really being a good son. However, I found a lot of her attention annoying. Like a young child who wants nothing else but to get out of the house and be free. Even though I had been independent from family for many years, I had not really let go of this attitude of being free from my family.
One thing that changed for me was after my grandmother passed away I called my mother instead. During the business session in Tokyo, after I had heard the news from my brother that my grandmother had passed away, I called my mother to see how she was doing, to see if she wanted to talk about anything. I think this phone call was a major turning point in my relationship with my mother. It was perhaps the first time in my life that I called my mother to listen to what she had to say.
About a month later, my father, who had developed cancer over the previous year, was told by his doctor that the cancer had spread to his body and he would certainly die. His health deteriorated rapidly. My mother decided to stop working to stay home and take care of him. I began calling to talk to her more often. Basically, I just listened to what she had to say. The more I called, the more I began to appreciate that I was developing a new kind of relationship with her. I was much more supportive of her, but also that I was benefitting from it in a new way. When I would call, I would only ask her about how things were for her and how my father was doing. I asked if she was getting all the support that she needed. I also noticed that I was enjoying these conversations with my mother much more than I ever had with our old style of one sided talking.
My father passed away and I went home this time. It has been more than ten years that I came back to the house I grew up in. I stayed for two weeks with my mother. We went for walks every day, and went shopping for food together. We had dinner where she told me stories about what the past few months had been like, and thought about what she wanted to do in the future. Our relationship continued to change for the better, and in entirely new ways. Before bed, my mother and I would say “I love you” to one another. I remembered when I was young; my mother always said that before we went to bed, which somehow I had forgotten during my adolescence.
Now that I am back to California, I often call my mother in the afternoon just to check in. I feel like I am an important support person for her. We are closer than we have been since I was very young. I have become much better at listening to her, and I find a lot of comfort in talking with her. Sometimes when I am feeling stress I would call her just to listen to her talk, and I find that talking to her helps me feel more happier. It is amazing how much has changed between us over the past few months.
I think many young men today are experiencing the same situation like mine. We are so busy; we are so driven by so many things that distract us from the precious thing in life. I spent so many years away from my family as I think success is everything. Now I realize that I almost lost the most precious thing in my life: My relationship with my family. For me, being at home for two weeks allowed more time for me to contemplate, without getting so concern in my own business, and with more time to listen and pay attention. At the same time, it allowed me to begin to think about my life and how I might be able to treat my mother differently. Now I understand what my mother said: “Children never understand their parents until they become parents” You never appreciate your mother’s love until you lost it. And I almost lost it but fortunately I found it before it is too late.
I think one of the most important lessons I have learned from this, which is something I could never learn from books is that when a person has the support of a caring family, it supports that person in taking better care of their own family, something that brings benefits to everyone. When you are loved, you know about love, and only then you can truly love someone. It is the roots that somehow in this high technology age, many of us forget that we do have roots. To be filial to one’s parents is to nourish one’s own roots of being a human being. This is a fundamental principle. This is our most important human duty. If one treats one’s parents badly, one is neglecting one’s roots and forgetting one’s origin.
When we were young, we learned in elementary school to be filial to our parents and respectful to their elders and teachers. But we often forget it when we grow up. We must rediscover our own roots before it is too late. That is why I write this letter as something to share with current students: Never forget where you come from; never forget your own roots and family relationship is the most precious thing that you have in this life.