23 Mar, 2021
Phương pháp học tích cực
Vài năm trước đây, khi tôi dạy Kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, một số giáo sư đã ngạc nhiên rằng tôi yêu cầu sinh viên đọc tài liệu bài học trước khi họ tới lớp. Một giáo sư hỏi: “Họ đáng phải đọc chúng sau bài giảng của thầy chứ sao thầy đòi hỏi họ làm điều ngược lại? Nhiều sinh viên phàn nàn với tôi là họ phải học điều đã không được dạy. Sao thầy dạy theo cách này?”
Tôi giải thích: “Tôi đã đọc bài giảng cho sinh viên như hầu hết các giáo sư làm. Tôi thấy rằng sinh viên chỉ hiểu phần nào đó của nó trong lớp. Sau đó họ phải lên thư viện và đọc tài liệu thêm. Ngay cả khi họ để nhiều giờ đọc, phần lớn sẽ chỉ ghi nhớ lí thuyết nhưng không thể áp dụng được chúng vào cái gì. Nếu tôi kiểm tra việc học của họ bằng việc đòi hỏi họ viết ra điều họ biết thì hầu hết đều làm tốt. Tuy nhiên nếu tôi đòi hỏi họ giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng điều họ đã học trong lớp, phần lớn không làm được. Với tôi dường như là sinh viên chỉ ghi nhớ tài liệu mà không hiểu nó. Bằng chứng là họ không thể áp dụng được nó để giải quyết vấn đề. Vì tôi dạy về kĩ nghệ phần mềm nơi giải quyết vấn đề là quan trọng, tôi bắt đầu tìm giải pháp tốt hơn và biết tới phương pháp học tích cực. Kể từ đó tôi bao giờ cũng áp dụng phương pháp này trong lớp của tôi.”
Tôi yêu cầu sinh viên đọc tài liệu để biết về khái niệm tổng thể trước khi lên lớp. Thay vì đọc bài giảng, tôi dùng lớp cho thảo luận. Tôi bắt đầu bằng việc hỏi các câu hỏi khái niệm ngắn mà sinh viên phải trả lời chúng theo cách cá nhân. Bằng việc làm điều này, tôi biết ai đã học tài liệu và ai không. Sau đó, tôi yêu cầu họ thảo luận với người khác bằng cách giải thích hiểu biết của họ trong lớp. Tôi khuyến khích người khác đặt câu hỏi với họ để cho họ phải bảo vệ quan điểm của họ. Nếu họ không hiểu rõ tài liệu, họ không thể bảo vệ được quan điểm của họ. Nó buộc mọi người thực sự học và hiểu rõ tài liệu. Trong thời gian đó, tôi đi quanh lớp học hướng dẫn thảo luận của sinh viên và thách thức họ giải những vấn đề nhỏ có liên quan tới môn học.
Đến cuối, tôi cho bài giảng ngắn gọn để tóm tắt mọi thứ nhưng sinh viên là người thực tế học và giải quyết vấn đề. Từ khi tôi dùng phương pháp này, nhiều sinh viên thường liên tục thảo luận của họ sau lớp học nơi họ ôn lại tài liệu để bảo vệ hiểu biết của họ cũng như giải pháp của họ. Thực tại, sinh viên trở thành người học tích cực nơi tôi chỉ là người hướng dẫn việc học của họ. Bằng việc để cho họ học tài liệu ít nhất ba lần: trước lớp, trong lớp, và sau lớp, họ hiểu tài liệu tốt hơn và phát triển kĩ năng của họ trong giải quyết vấn đề cũng như kĩ năng mềm về trình bày, thảo luận, làm việc tổ, và có khả năng bảo vệ quan điểm của họ.
Tất nhiên, ban đầu phần lớn sinh viên ghét điều đó. Nhiều người chuyển sang lớp khác nơi giáo sư vẫn dùng phương pháp đọc bài giảng truyền thống. Cuối cùng, một số sinh viên bắt đầu thích nó và nhiều sinh viên hàng đầu muốn dự lớp của tôi vì thách thức này. Khi nhiều người trong họ có được đề nghị việc làm tốt hơn, một số leo lên chức vụ hàng đầu nhanh hơn, những người mới bắt đầu lan truyền rằng phương pháp này là cách học tốt hơn; lớp của tôi bắt đầu nhanh chóng đầy người. Ngày nay nhiều trường đang dùng phương pháp “học tích cực” này, có bằng chứng rằng phương pháp tương tác này là tốt hơn nhiều. Sinh viên không chỉ thực hiện tốt hơn đa dạng bài kiểm tra, mà còn cải tiến kĩ năng giải quyết vấn đề của họ trong công nghiệp.
Phần lớn chúng ta đã học từ cách đọc bài giảng truyền thống, đã từng được dạy trong hàng nghìn năm. Chúng ta đã học cách lập kế hoạch bài giảng tốt nhưng chúng ta đã không biết về việc học của sinh viên. Phương pháp truyền thống chỉ đo sinh viên theo khả năng của họ ghi nhớ các thứ nhưng bỏ qua việc hiểu và khả năng áp dụng nó. Đó là lí do tại sao tôi nghĩ nó là vấn đề. Tất nhiên, vấn đề không phải là với bài giảng. Phần lớn các bài giảng của giáo sư đều rất hay, nhưng sinh viên không học tốt từ cách nghe thụ động. Khi đối diện với vấn đề cần được giải quyết, điều họ ghi nhớ không giúp cho họ tìm ra giải pháp. Ngày nay nhiều sinh viên hàng đầu là những người có trí nhớ tốt nhưng khi họ đi làm, ít người trong số họ làm tốt hay vươn lên hàng đầu. Công nghiệp không cần người có thể giải thích lí thuyết mà là người có thể giải quyết vấn đề và làm mọi sự làm việc.
Không may, ngày nay việc đọc bài giảng truyền thống vẫn tiếp tục ở nhiều nơi. Nếu chúng ta không thay đổi phương pháp dạy của chúng ta, làm sao chúng ta mong đợi sinh viên của chúng ta học theo cách mới và có năng suất trong thế giới cạnh tranh cao này? Nếu chúng ta không tin vào phương pháp học tích cực, chúng ta có thể kiểm tra hiểu biết của sinh viên bằng việc đòi hỏi họ áp dụng điều họ đã học vào trong tình huống thực. Nếu họ không làm được, chúng ta trách ai?
Tất nhiên, sinh viên chịu trách nhiệm cho cách họ học. Nhưng giáo sư có ảnh hưởng tới điều và cách họ học bằng việc áp dụng phương pháp đào tạo tốt hơn. Trong thời đại thông tin, tri thức thuần khiết từ ghi nhớ không còn có tác dụng nữa. Để sống còn và có khả năng cạnh tranh, sinh viên phải phát triển kĩ năng của họ bằng việc áp dụng điều họ đã học vào giải quyết vấn đề thực. Họ không thể ghi nhớ các phương trình hay công thức mà phải thực sự hiểu rõ chúng.
Khi tôi còn trẻ, tôi đã học nhiều điều bằng việc ghi nhớ. Tôi viết ra những điều tôi cần biết vào sổ tay. Đến lúc thi tốt nghiệp phổ thông, tôi có hàng trăm trang tôi ghi nhớ và đã làm bài thi tốt. Tuy nhiên, khi tôi vào trường ở Mĩ, tôi đã gặp nhiều vấn đề vì mọi thứ đều trong tiếng Anh. Không dễ mà ghi nhớ mọi thứ trong tiếng nước ngoài và có nhiều tài liệu tới mức chúng tràn ngập tôi. Tôi mất nhiều nỗ lực để qua được các kì thi và tôi phải thú nhận rằng tôi vật lộn nhiều trong thời gian đó. Ngày nay khi nhìn lại, tôi vẫn sợ và thậm chí còn có ác mộng về những kì thi này vì tôi đã không thực sự học được nhiều. Điều tôi đã học là khi tôi đi làm và thấy bản thân mình có vấn đề mà tôi phải giải quyết trong thời gian ngắn. Chỉ thế thì tôi mới biết rằng việc ghi nhớ là vô dụng nhưng hiểu biết là quan trọng hơn. Tôi phải học lại mọi thứ và trở lại mọi sách giáo khoa và bắt đầu đọc từng chương một cách cẩn thận để hiểu tài liệu.
Sau 40 năm làm việc trong công nghiệp và 30 năm giảng dạy ở đại học, tôi thường bảo các sinh viên: “Các bạn có thể hoặc học nhiều điều trong đại học bây giờ hoặc các bạn phải học chúng về sau trong việc làm của bạn, dưới sức ép cực cao từ người quản lí và các thành viên tổ của bạn. Đó là chọn lựa của bạn.”
—-English version—–
Active Learning method
Several years ago, when I taught Software Engineering in Asia, some professors were surprised that I required students to read lecture materials before they came to class. A professor asked: “They should only read them after your lecture why you ask them to do the opposite? Many students complained to me that they have to learn what they have not been taught. Why do you teach this way?”
I explained: “I used to lecture to students like most professors do. I found that students only understood some part of it during class. After that they had to go to the library and read the material more. Even they spent many hours reading, most would only memorize the theories but could not apply them to anything. If I tested their learning by asking them to write what they knew then most did well. However if I asked them to solve problems by applied what they learned in class, most failed. It seemed to me that students were only memorizing the material but not understood it. The evidence was they could not apply it to solve problem. Since I taught software engineering where solving problems was important, I began to look for a better solution and learned about the active learning method. Since then I always apply this method in my class.”
I require students to read the materials to learn about the overall concept before going to class. Instead of just lecturing, I use the class for discussion. I begin by asking short conceptual questions where students must answer them individually. By doing this, I know who have learned the materials and who did not. After that, I ask them to discuss with each other by explain their understanding in class. I encourage other to question them so they have to defend their position. If they do not understand the material well, they cannot defend their view. It forces everybody to really learn and understand the materials well. During that time, I walk around the classroom guiding student discussions and challenging them to solve small problems relating to the course.
In the end, I give a brief lecture to summarize everything but students are the ones who actually learning and solving problems. Since I used this method, many students often continue their discussions after class in the library where they review the materials to defend their understanding as well as their solutions. Actually, students become actively learners where I am only the guide on their learning. By having they learn the materials at least three times: before class, during class, and after class, they understand the materials better and develop their skills in solving problem as well as the soft-skill of presentation, discussion, teamwork, and be able to defend their views.
Of course, in the beginning, most students hated it. Many switched to other class where professors were using the traditional method of lecturing. Eventually, some students began to like it and many top students wanted to take my classes because of the challenge. When many of them got better job offers, some climbed to the top positions faster, the news began to spread that this method was a better way of learning; my classes began to fill up quickly. Today many schools are using this “active learning” method, there are evidences that this method of interacting is much better. Students not only perform better on a variety of tests, but also improve their problem solving skills in the industry.
Most of us have learned from the traditional way of lecturing that have been taught for thousand years. We learned how to plan our lecture well but we did not know about students’ learning. The traditional method only measures students by their ability to memorize things but ignoring the understanding and the ability to apply it. That is why I think it is a problem. Of course, the problem is not with the lectures. Most professor lecture very well, but students do not learn well from passive listening. When face with problem that need to be solved, what they memorized do not help them to find a solution. Today many top students are the one with good memories but when they go to work, few of them would do well or rise to the top. The industry does not need people who can explain theories but people who can solve problem and make thing works.
Unfortunately, today this traditional lecturing continues in many places. If we do not change our teaching method, how do we expect our students to learn new way and be productive in this highly competitive world? If we do not believe in the active learning method, we can test your students’ understanding by asking them to apply what they have been taught in a real situation. If they fail, who do we blame?
Of course, students are responsible for how they learn. But professors do influence what and how they learn by apply better training method. In the information age, the pure knowledge from memorization does not work anymore. To survive and be able to compete, students must develop their skills by apply what they have learned to solve real problems. They cannot memorize equations or formulas but must truly understand them well.
When I was young, I learned many things by memorizing. I wrote down things that I need to know on notebooks. By the time of the baccalaureate exam, I had hundreds of pages that I memorized and did well on the exam. However, when I went to school in the U.S, I had a lot of problems because everything was in English. It was not easy to memorize things in a foreign language and there were so many materials that overwhelmed me. It took me a lot of efforts to pass exams and I had to admit that I struggled a lot during that time. Today when looked back, I am still scared and even have nightmares about these exams since I did not really learn much. What I have learned was when I went to work and found myself with problem that I must solved within a short time. Only then I knew that memorization was useless but understanding was more important. I have to re-learn everything and went back to all the textbooks and began to read each chapter carefully to understand the materials.
After 40 years working in the industry and 30 years teaching in university, I often tell students: “You can either learn many things in college now or you have to learn them later in your job, under extreme pressure from your manager and your team members. It is your choice.”