20 Apr, 2021
Phương pháp học đa phương tiện
Trong quá khứ, học sinh tới trường để học cách đọc, viết và hiểu một số khái niệm cơ bản. Giáo dục truyền thống yêu cầu học sinh đọc một số sách, viết một số bài, và hiểu các ý tưởng phức tạp bằng việc ghi nhớ một số sự kiện. Thông tin cung cấp cho học sinh thường tới từ sách giáo khoa và bài giảng do thầy giáo cho.
Ngày nay học sinh tới trường để học kĩ năng học cả đời để phát triển nghề nghiệp mà có thể thay đổi theo nhu cầu của thị trường việc làm. Thông tin cung cấp cho học sinh tới KHÔNG CHỈ từ sách giáo khoa MÀ CÒN từ các khu vực khác như hình ảnh và âm thanh (đa phương tiện). Bài giảng có thể thu được từ thầy giáo trên lớp hay qua trực tuyến bởi các thầy tới từ nơi khác của thế giới như từ Massive Open Online Courses (MOOC).
Mặc dầu đa số các trường vẫn dạy bằng việc dùng hệ thống truyền thống (sách giáo khoa và bài giảng) nhưng mọi sự đang thay đổi và tăng tốc với nhịp nhanh hơn nhiều hướng tới hệ thống mới do tính hiệu quả và hiệu lực của nó. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc và Phần Lan ngày nay, từ trường tiểu học tới đại học, phần lớn thông tin của lớp học được lưu trong thư viện đa phương tiện trực tuyến nơi học sinh có thể truy nhập bất kì lúc nào trước và sau lớp học. Học sinh học trước khi tới trường cho nên họ có thể dùng thời gian lớp học để thảo luận, tranh cãi, làm cho câu hỏi được trả lời và làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Tất nhiên, không phải mọi thứ là hiển nhiên lúc bắt đầu vì học sinh không quen với phương pháp học mới này. Nhìn ảnh hay xem đoạn video ngắn là lí thú nhưng hiểu và giữ lại được thông tin cần thái độ học tập khác. Để quen thuộc với kĩ thuật học mới này bằng việc dùng đa phương tiện trước khi tới lớp đòi hỏi học sinh phải được huấn luyện khác trong việc học “ngôn ngữ trực quan” của hình ảnh và âm thanh cũng như họ học “đọc” và “viết” ngôn ngữ viết.
Phương pháp của hệ thống học đa phương tiện là nền tảng cho phát triển tư duy phê phán. Nó buộc học sinh phải nhận diện các khái niệm then chốt, tạo ra kết nối giữa nhiều ý tưởng, phân tích khái niệm chính, hỏi các câu hỏi, và nhận diện các biến thể trước khi rút ra kết luận logic cuối cùng. Trong khái niệm về “học theo văn bản,” mọi thứ tới cùng với những câu trả lời dưới dạng viết và các công thức và học sinh được học ghi nhớ chúng thay vì giải quyết chúng. Trong phương pháp học đa phương tiện, mọi thứ tới cả trong việc miệng nói, tai nghe, và mắt nhìn cùng nhau cho nên điều đó có thể giúp cho học sinh hiểu thấu các ý tưởng nhanh hơn và chính xác hơn. Thay vì đọc, hiểu và ghi nhớ, học sinh có thể hiểu thấu khái niệm nhanh chóng, và lập tức phân tích quá trình và ra quyết định nhanh chóng.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà có sự bùng nổ của thông tin, điều có thể làm tràn ngập bất kì ai. Nó cũng thách thức phương pháp giáo dục truyền thống. Trong hàng thế kỉ, việc dạy ở trường học đã được thiết kế để bảo đảm học sinh ghi nhớ các sự kiện, điều họ chứng tỏ họ biết bằng việc trả lời đúng đắn các câu hỏi trong bài kiểm tra. Nhưng một hệ thống như vậy không còn có tác dụng khi có quá nhiều sự kiện và những sự kiện này thay đổi nhanh chóng. Điều được cần hôm nay là để học sinh học CÁCH HỌC, CÁCH TÌM điều họ cần biết, khi nào họ cần biết nó. Và để có kĩ năng tư duy để phân tích phê phán và đánh giá liệu thông tin họ tìm ra là hữu dụng cho điều họ muốn biết không. Có thuật ngữ mới gọi là “Phân chia số thức” nói tới lỗ hổng giữa những người có truy nhập vào công nghệ thông tin và những người có truy nhập giới hạn hay không truy nhập gì cả. Với “truy nhập thông tin” điều đó không có nghĩa chỉ là khía cạnh vật lí như có máy tính hay kết nối tới internet nhưng cũng cả tri thức và kĩ năng được cần để tham gia vào trong xã hội tri thức. “Công dân số thức” nói tới người tham gia vào trong xã hội bằng việc dùng công nghệ thông tin.
Với phương pháp học mới dùng đa phương tiện, học sinh không cần tích luỹ mọi thông tin bằng việc ghi nhớ. Điều họ cần biết là LÀM SAO TÌM và quản lí thông tin được cần vào thời điểm đặc biệt cho một nhiệm vụ đặc biệt. Họ cần biết CÁCH XỬ LÍ thông tin mà họ có thể dễ dàng truy lục qua công nghệ như động cơ tìm trong internet. Để làm điều đó các trường cần thay đổi từ “Truyền thụ tri thức” sang “Hướng dẫn tìm tri thức” nơi học sinh có thể thu thập, thăm dò, hỏi, thảo luận, tranh cãi, thực nghiệm, và rút ra kết luận logic. Thầy giáo không cần rót tri thức vào đầu của học sinh. Thầy giáo không còn phải biết mọi câu trả lời hay là “nguồn của mọi tri thức.” Thay vì thế thầy giáo trở thành “người hướng dẫn cho cuộc hành trình học tập” hướng dẫn, khuyến khích, kèm cặp, hỗ trợ quá trình học tập. Lớp học nên là chỗ mọi người đều học, kể cả thầy giáo.
Chương trình đào tạo, giáo trình, lớp và các hoạt động phải được thiết kế lại để đưa học sinh vào giải quyết vấn đề và khám phá, trong việc học cách học và phát triển các kĩ năng sống cho việc học liên tục. Công nghệ đa phương tiện ngày nay cung cấp tài nguyên gần như vô giới hạn cho việc học và thu nhận tập các kĩ năng cho học sinh phát triển nhanh trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Biến đổi của xã hội chúng ta từ Thời đại công nghiệp sang Thời đại thông tin là lí do tại sao một loại dạy và học mới là mấu chốt cho bất kì xã hội nào thịnh vượng trong thế kỉ 21.
—-English version—-
The multimedia learning method
In the past, students go to school to learn how to read, write and understand some fundamental concepts. Traditional education requires students to read number of books, write numbers of essays, and understand complex ideas by memorize numbers of facts. Information providing to students often come from textbooks and lectures given by teachers.
Today students go to school to learn lifelong learning skills to develop careers that can change with the demands of the job market. Information providing to students comes NOT ONLY from textbooks BUT ALSO from other areas such as images and sounds (Multi-media). Lectures can be obtained by classroom’s teachers or via online by teachers who come from other part of the world such as from Massive Open Online Courses (MOOC).
Although a majority of schools are still teaching using the traditional system (Textbooks and lectures) but things are changing and accelerate at much faster pace toward the new system due to its efficiency and effectively. For example, in S. Korea and Finland today, from elementary to college, most classrooms’ information is stored in an online multi-media library where students can access at any time before and after classes. Student learn before go to school so they can use classroom time to discuss, debate, get questions answered and work in team to solve problems. Of course, not everything is obvious in the beginning as students are not familiar with this new method of learning. Seeing pictures or watching a short video is exciting but understand and retain the information require different learning attitude. To be familiar with this new learning technique using multi-media before coming to class requires students to be trained differently in learning the “visual language” of images and sounds just like they learn “read” and “write” the written language.
The method of multi-media learning system is the foundation of critical thinking development. It forces students to identify key concepts, make connections between multiple ideas, analyze the main concept, ask questions, and identify variations before drawing the final logical conclusion. In the old “textual learning” concept, everything come in with answers in written form and formulas and students are taught to memorize them instead of solving them. In the multi-media learning method, everything come in as verbal, aural, and visual together so it can help students grasping ideas faster and more accurate. Instead of reading, understanding and memorizing, students can grasp the concept quickly, and immediately analyze process and make decision quickly.
We are living in a world where there is an explosion of information that can overwhelm anyone. It also challenges the traditional education method. For centuries, schooling has been designed to make sure students memorize facts which they proved they knew by correctly answering questions on tests. But such a system no longer works when there are so many facts and some of these facts are changing quickly. What is needed today is for students to learn HOW TO LEARN, HOW TO FIND what they need to know, when they need to know it. And to have the thinking skills to critically analyze and evaluate whether the information they find is useful for what they want to know. There is a new term called “The digital divide” refers to the gap between people with access to information technology and those with limited access or no access at all. By “access to information” it does not means just the physical aspect such as having computer or connect to the internet but also the knowledge and skills needed to participate in the knowledge society. A “digital citizen” refers to a person that participates in society using information technology.
With the new learning method using multi-media, Students do not need to accumulate all the information by memorization. What they need to know is HOW TO FIND and manages the information needed at a particular time for a particular task. They need to know HOW TO PROCESS the information that they can easily retrieve through technology such as search engine in the internet. To do that schools need to change from the “Transferring of knowledge” to the “Guidance to find knowledge” where students can gather, explore, questions, discussion, debate, experiment, and draw logical conclusions. Teachers do not need to pours knowledge into students’ head. Teachers no longer have to know all the answers or to be a “Source of all knowledge”. Instead teachers are becoming a “guide for the learning journey” guiding, encouraging, mentoring, supporting the learning process. Classrooms should be the place where everyone is learning, including the teacher.
Training programs, curriculum, classes and activities must be redesigned to engage students in problem solving and discovery, in learning how to learn and develop life skills for learning continuously. Today’s multi-media technology provides a nearly limitless resource for learning and acquiring a set of skills for students to thrive in this technology driven world. The transformation of our society from an Industrial Age to an Information Age is why a new kind of teaching and learning are critical for any society to prosper in this 21st century.