18 May, 2021
Phương pháp dạy
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Tôi thích dùng phương pháp học tích cực nhưng sinh viên của tôi chưa quen với phương pháp mới này. Liệu có thể dùng cả phương pháp giảng truyền thống và phương pháp học tích cực được không? Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Không có “phương pháp dạy hoàn hảo”, từng phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Bạn nên biến thiên phương pháp dạy tuỳ theo chủ đề môn học, sự quen thuộc của sinh viên với phương pháp này, và năm học của sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất quen với phương pháp giảng bài cho nên bạn nên tiếp tục giảng nhưng giới thiệu cho họ phương pháp học tích cực mới rồi dùng cả hai trong lớp. Khi sinh viên lên năm tiếp, bạn tiếp tục dùng cả hai phương pháp nhưng tăng việc dùng phương pháp học tích cực bằng việc để có nhiều thảo luận trên lớp hơn và ít đọc bài giảng đi. Đến lúc sinh viên tới năm thức tư, bạn có thể hội tụ phần lớn vào phương pháp học tích cực. Điều này sẽ khuyến khích sinh viên phát triển tư duy độc lập của riêng họ và thái độ học cả đời.
Phương pháp đọc bài giảng thúc đẩy việc học qua nghe và tuân theo các hướng dẫn. Về mặt truyền thống, thầy giáo nói cho sinh viên điều phải làm và cách làm nó bằng việc cung cấp mọi thông tin cho sinh viên qua bài giảng và sách giáo khoa. Sinh viên học bằng lắng nghe, ghi chép, đọc sách giáo khoa và làm bài kiểm tra để chắc rằng họ đã học điều họ được dạy. Ngay cả với phương pháp này, thầy giáo cần bắt đầu với bức tranh tổng thể lớn trước khi đi vào đặc thù. Với Kĩ nghệ phần mềm, Khoa học máy tính hay Quản lí hệ thông tin, điều quan trọng là cho sinh viên bức tranh rõ ràng về công nghiệp, xu hướng thị trường, điều công nghệ thông tin có thể làm được, và xu hướng công nghệ cũng như nghề nghiệp chuyên nghiệp để cho sinh viên biết họ có thể làm gì với những kĩ năng nào đó và lập kế hoạch cho tương lai tương ứng trước khi họ học về khía cạnh kĩ thuật như phần cứng, phần mềm hay ngôn ngữ lập trình. Hiện thời môn nhập môn công nghệ thông tin được yêu cầu cho mọi sinh viên đại học trong hầu hết các trường của Mĩ. Phương pháp đọc bài giảng yêu cầu thầy giáo phải rõ ràng và xác định về những hướng dẫn bởi vì sinh viên cần biết đích xác họ phải làm gì để thành công và công việc của họ sẽ được đánh giá theo tiêu chí nào. Những phương hướng chính xác này sẽ giúp khử bỏ lẫn lộn trong sinh viên vì họ cần đủ chi tiết để làm công việc của họ.
Phương pháp học tích cực thúc đẩy việc học qua tương tác. Thep phương pháp này, thầy giáo yêu cầu sinh viên đáp ứng với các câu hỏi thách thức thay vì đọc bài giảng.
Thầy giáo không còn là người truyền tri thức mà là người tạo điều kiện học tập, người hướng dẫn thảo luận trên lớp đi tới kết luận logic bằng việc khuyến khích tư duy phê phán, và giải quyết vấn đề. Sinh viên học việc có ý kiến riêng của họ dựa trên sự kiện và dữ liệu mà họ đọc và học trước khi tới lớp. Với phương pháp này, thầy giáo không giảng bài nhiều nhưng phải chuẩn bị các câu hỏi trước. Thảo luận trên lớp không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà phải được tổ chức tốt và có các tài liệu được chuẩn bị tốt. Thầy giáo hỏi một câu hỏi mỗi lúc và để cho sinh viên diễn đạt ý kiến của họ và thảo luận giữa họ, vì từng người trong họ có thể nghĩ và học một cách khác nhau. Điều quan trọng là thầy giáo không cho phép một hay hai sinh viên chi phối toàn thể thảo luận. Thầy giáo nên yêu cầu những người khác, đặc biệt những người yên lặng về ý tưởng và ý kiến của họ. Tôi thường nói với lớp tôi: “Thầy sẽ cho từng em năm phút để thảo luận quan điểm của em giữa các em với nhau rồi thầy sẽ gọi từng em lên nêu câu trả lời vì thầy muốn nghe từ mọi người.” Thỉnh thoảng tôi cũng để cho sinh viên tạo ra câu hỏi bằng việc nói: “Thầy thích từng em xây dựng câu hỏi riêng của em để hỏi các bạn cùng lớp. Rồi chúng ta thảo luận câu trả lời cho chúng ở trong lớp.” Trong thảo luận trên lớp, thầy giáo nên lắng nghe cẩn thận mọi ý kiến của sinh viên và xác định họ đã học tốt tài liệu thế nào. Sau thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt hay sửa bất kì lẫn lộn và thông tin không đúng.
—English version—
Teaching method
A young teacher wrote to me: “I like to use active learning method but my students are not familiar with this new method yet. Is it possible to use both traditional lecturing method and active learning method? Please help.”
Answer: There is no “Perfect teaching method” each method has its own advantages and disadvantages. You should vary the teaching method depending on the subject matter, the familiar of students with the method, and the year of students. First year students are familiar with the lecturing method so you should continue to lecture but introduce them to the new active learning method then use both in your class. As students move up to another year, you continue to use both methods but increase to use the active learning method by having more class discussions and less lecturing. By the time students reach the fourth year, you can focus mostly on the active learning method. This will encourage students to develop their own independent thinking and the lifelong learning attitude.
The lecturing method promotes learning through listening and following directions. Traditionally, the teacher tells the students what to do and how to do it by provides all information to the students via lectures and textbooks. Students learn by listening, taking notes, reading textbooks and taking tests to make sure that they have learned what they are taught. Even with this method, the teacher needs to start with the big overall picture before moving into specifics. For Software Engineering, Computer Science or Information System Management, it is important to give students a clear picture about the industry, the market trends, what information technology can do, and the technology trends as well as the professional careers so students know what they can do with certain skills and plan their future accordingly before they learn about the technical aspects such as hardware, software or programming languages. Currently the introduction course in information technology is required for all college students in most U.S schools. The lecturing method requires the teacher to be clear and specific on directions because students need to know exactly what they must do to succeed and by what criteria their work will be evaluated. These concise directions will help eliminate confusion among students as they need sufficient detail to do their works.
The active learning method promotes learning through interaction. In this method, the teacher asking students to respond to challenging questions instead of lecturing.
The teacher is no longer a knowledge transmitter but a learning facilitator who guides the class discussion to a logical conclusion by encourages critical thinking, and problem solving. Students learn to have their own opinions based on facts and data that they read and learn before come to class. With this method, teachers do not lecture much but must prepare questions in advance. Classroom discussions do not happen by random but by well-organized and well-prepared materials. Teachers ask one question at a time and let students express their own opinions and discuss among themselves, as each of them may think and learn differently. It is important that teacher does not allow one or two students to dominate the whole discussion. Teacher should ask others, especially some who are quiet for their ideas and opinions. I often told my classes: “I will give each of you five minute to discuss your views among yourselves then I will call on each of you to answer as I want to hear from everyone.” Sometime I also let students to create questions by saying: “I like each of you to develop your own questions to ask your classmates. We then discuss their answers in class.” During the class discussion, teachers should carefully listen to all students’ opinion and determine how well they have learned the materials. After the discussion, the teacher must summarize all key points or correct any confusion and incorrect information.