28 Apr, 2021
Phụ nữ trong công nghệ
Trong suốt lịch sử ngắn ngủi của máy tính, mọi người thường nói về Bill Gates hay Steve Jobs như những người anh hùng nhưng ít người biết rằng trước Bill và Steve, đã có người anh hùng khác – Grace Murray Hopper (1906 – 1992) vì bà ấy thường được gọi là “Bà mẹ của người lập trình”.
Grace Hopper học toán và nhận được bằng tiến sĩ từ đại học Yale danh giá vào lúc cón ít phụ nữ thậm chí vào đại học. Grace cũng gia nhập Hải quân vào lúc ít phụ nữ dám vào quân đội. Bởi vì bà ấy thấp và quá nhẹ (dưới chuẩn trọng lượng 8 kilô) bà ấy được bảo là bà ấy sẽ không bao giờ qua được các yêu cầu thể chất của sĩ quan hải quân và nên về nhà. Bà ấy nhất mực đòi họ cho bà ấy thử. Bà ấy KHÔNG CHỈ qua được mọi yêu cầu thể chất của huấn luyện sĩ quan hải quân nghiêm ngặt MÀ CÒN tốt nghiệp THỨ NHẤT trong lớp của bà ấy. Do dũng cảm và quả cảm trong Thế chiến thứ 2, bà ấy trở thành người đàn bà đầu tiên ở Mĩ lên cấp Đô đốc trong hải quân.
Trong Thế chiến 2, Mĩ phát triển máy tính điện tử đầu tiên có tên là MARK 1 do nhà phát minh Howard Aiken. Ông Aiken cần một trợ tá để xây dựng các thuật toán cho chương trình của nó. Grace Hopper tình nguyện và trở thành người nữ lập trình đầu tiên ở Mĩ. Sau chiến tranh, bà ấy làm việc cho Remington Rand Company để xây dựng máy tính khác có tên là UNIVAC. Bà ấy đã tạo ra trình biên dịch cho máy tính này, trình biên dịch máy tính đầu tiên trên thế giới, vào lúc không ai tin được rằng nó có thể được thực hiện. Bà ấy giải thích: “Họ bảo tôi rằng máy tính chỉ có thể làm tính toán số dùng các lệnh máy, thậm chí không ai đã mơ rằng bạn có thể để nó được lập trình làm cái gì đó khác. Cho nên tôi xây dựng trình biên dịch để làm điều đó.”
Sau khi tạo ra trình biên dịch đầu tiên, bà ấy đã không dừng ở đó. Bà ấy nghĩ về cách phát triển một ngôn ngữ lập trình dễ hơn ngôn ngữ hiện thời vốn khó học là hợp ngữ. Sau nhiều nghiên cứu, bà ấy đã tạo ra ngôn ngữ lập trình hiện đại đầu tiên có tên là COBOL. Vài năm sau, khi mọi người coi COBOL là tốt cho ứng dụng kinh doanh nhưng không tốt cho ứng dụng khoa học, bà ấy đã làm việc với các nhà khoa học khác để tạo ra ngôn ngữ lập trình khác có tên là FORTRAN.
COBOL và FORTRAN đã là hai ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới mãi tới cuối những năm 1980 khi Pascal và ngôn ngữ C được tạo ra. Do đóng góp lớn lao của bà ấy, Hải quân Mĩ đã đặt tên một tầu khu trục hải quân theo tên bà ấy: “The USS Hopper”. Về sau siêu máy tính CRAY XE6 cũng được mang tên “Hopper.”
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, Đô đốc Grace Hopper nói: “Nghiên cứu máy tính là dễ, đặc biệt cho phụ nữ, vì họ được tổ chức tốt hơn và bao giờ cũng nghĩ về phía trước. Trong phát triển phần mềm, chúng ta gọi nó là “qui trình phần mềm.” Nó cũng giống như lập kế hoạch bữa tối cho khách. Bạn phải lập kế hoạch trước và lên lịch biểu cho mọi thứ để cho nó sẵn sàng khi bạn cần nó.” Trong khi mọi người thường nghĩ máy tính là về toán học và bạn phải giỏi toán để học khoa học máy tính, Đô đốc Hopper không đồng ý vì công việc máy tính là về qui trình, hay “logic từng bước một” để làm cái gì đó. Bà ấy đùa: “Không có khác biệt giữa nấu ăn và lập trình. Khi đàn ông nấu ăn, anh ta ném mọi thứ vào nồi và hi vọng rằng nó sẽ chín. Đàn bà làm việc nấu nướng theo cách khác vì cô ấy biết cái nào phải được nấu trước và cái nào sẽ được thêm vào sau. Cô ấy cũng biết cách thêm gia vị để làm cho nó ngon hơn. Cùng điều đó xảy ra cho lập trình. Đàn ông sẽ viết mã trước và gỡ lỗi sau, anh ta sẽ liên tục sửa lỗi rồi viết mã rồi sửa lỗi. Đàn bà bao giờ cũng muốn hiểu các yêu cầu trước rồi thiết kế từng chức năng một cách cẩn thận trước khi cô ấy thậm chí viết ra dòng mã đầu tiên. Nếu cô ấy không hiểu cái gì đó, cô ấy sẽ hỏi cho tới khi mọi thứ là rõ ràng. Đàn ông thường không hỏi gì cả mà nhảy luôn vào viết mã. Đó là lí do tại sao tôi tin phụ nữ sẽ giỏi hơn trong công việc lập trình.”
Là một giáo sư khoa học máy tính tại Carnegie Mellon, tôi đồng ý với quan điểm của Đô đốc Grace Hopper về phụ nữ trong máy tính. Khi tôi dạy các lớp lập trình, gần như mọi nữ sinh đều nộp chương trình của họ đúng hạn và với chất lượng cao trong khi các sinh viên khác thường xin thêm thời gian để hoàn thành mã của họ vì tất cả chúng đều có quá nhiều lỗi. Điều tôi KHÔNG hiểu là TẠI SAO chỉ vài phụ nữ học khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm? Tại sao thanh nữ không chọn những lĩnh vực này? Ngày nay không gia đình nào có thể sống tốt với chỉ một nguồn thu nhập. Cả chồng và vợ phải làm việc và nghề nào sẽ là tốt cho phụ nữ hơn là khoa học, kĩ nghệ và công nghệ?
Trong suy thoái kinh tế toàn cầu này khó mà tìm được việc làm nhưng đồng thời, nhiều công ti không thể tìm được đủ công nhân có kĩ năng máy tính. Toàn thể ngành công nghiệp phần mềm đang đối diện với thiếu hụt người lập trình, người thiết kế hệ thống, và người phân tích hệ thống, những việc làm được trả lương rất cao. Khi tôi dạy ở châu Á, tôi ngạc nhiên ở một số việc làm mà phụ nữ có giáo dục giữ. Một người tiếp tân ở Trung Quốc bảo tôi rằng cô ấy có bằng cử nhân trong kinh doanh nhưng chỉ có thể tìm được việc làm ở khách sạn bởi vì cô ấy nói được tiếng Anh. Một người phục vụ nhà hàng ở Nhật Bản bảo tôi rằng cô ấy có bằng thạc sĩ trong thiết kế quần áo nhưng không thể tìm được bất kì việc làm phù hợp nào cho nên cô ấy phải làm việc trong tiệm cà phê. Một người hướng dẫn du lịch ở Malaysia bảo tôi rằng cô ấy có bằng trong kiến trúc nhưng chỉ có thể tìm được việc làm là người hướng dẫn du lịch. Tôi hỏi họ: “Sao các bạn không học máy tính hay phần mềm vì nó cung cấp cơ hội tốt hơn và lương cao hơn?” Tất cả họ dường như ngạc nhiên vì không ai bảo họ điều đó. Một nữ nhân viên bán hàng trong cửa hàng quần áo bảo tôi: “Tôi có con nhỏ. Chồng tôi làm việc cả ngày, tôi làm việc buổi tối cho nên cả hai chúng tôi có thể chăm sóc con cái được.” Tôi bảo cô ấy: “Nếu bạn có bằng máy tính, bạn có thể làm việc ở nhà. Ngày nay 35% những người lập trình phần mềm ở Mĩ làm việc ở nhà, được kết nối với công ti của họ qua Internet. Có nhiều người lập trình từ Ấn Độ là Trung Quốc làm việc cho các công ti Mĩ ở nhà của họ ở nước của họ nữa.” Cô ấy ngạc nhiên vì cô ấy đã không biết về điều đó.
Dường như với tôi phụ nữ vẫn chưa vào trong khoa học máy tính theo số lượng lớn bởi vì họ KHÔNG có đủ thông tin về nghề này. Nếu họ biết về cơ hội này cũng như tuỳ chọn của họ, họ có thể đổi ý. Khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin là các khu vực mà tôi tin phụ nữ sẽ làm rất tốt. Trong nghề này, phụ nữ sẽ được chấp nhận là “nhà chuyên môn.” Nói cách khác, không giống như các nghề truyền thống dành cho phụ nữ, công nghệ cung cấp cho phụ nữ việc kiểm soát toàn bộ nghề nghiệp của họ với lương tốt và thăng tiến được dẫn lái bởi khát vọng trí tuệ của họ.
Câu hỏi của tôi với sinh viên trung học người còn chưa quyết định chọn nghề nào: “Các bạn chờ đợi cái gì?” Ngành công nghiệp công nghệ cần các bạn. Làm cho điều đó xảy ra đi.
—English version—
Women in Technology
Throughout the short history of the computer, people often talk about Bill Gates or Steve Jobs as heroes but few people know that before Bill and Steve, there was another hero – Grace Murray Hopper(1906 – 1992) as she was often called “The Mother of Programmers”.
Grace Hopper studied mathematics and received a PhD from the prestigious Yale University at the time when few women even went to university. Grace also joined the Navy at the time when few women even dare to go to the military. Because she was short and too light (8 kilograms below the standard weight) she was told that she would never pass the physical requirements of the Navy officers and should go home. She insisted that they let her try. NOT ONLY she passed all physical requirements of the strict Navy officers’ training BUT ALSO graduated FIRST in her class. Due to her courage and bravely during World War 2, she became the first woman in the U.S. to achieve the Admiral status in the Navy.
During Work War 2, the U.S. developed the first electronic computer called the MARK 1 by inventor Howard Aiken. Mr. Aiken needed an assistant to develop algorithms for its program. Grace Hopper volunteered and became the first woman programmer in the U.S. After the War, she worked for Remington Rand Company to build another computer called the UNIVAC. She created a compiler for this computer, the first computer compiler in the world, at the time nobody would believe that it could be done. She explained: “They told me that computer can only do number calculation using machine instructions, no one would even dream that you can have it programmed to do something else. So I build a compiler to do that.”
After created the first compiler, she did not stop there. She thought about how to develop an easier programming language than the current difficult to learn Assembly language. After a lot of research, she created the first modern programming language called COBOL. Few years later, when people considered COBOL was good for business but not scientific applications, she worked with other scientists to create another programming language called FORTRAN.
COBOL and FORTRAN were the two most popular programming languages in the world until late 1980s when Pascal and C languages were created. Due to her significant contribution, the U.S. Navy named a Navy destroyer ship after her: “The USS Hopper”. Later the super computer CRAY XE6 was also named “Hopper.”
In an interview with newspapers, Admiral Grace Hopper said: “Studying computer is easy, especially for women, because they are better organized and always think ahead. In software development, we call it “The Software Process”. It is just like planning a dinner for guest. You have to plan ahead and schedule everything so it is ready when you need it.” While people often think computer is about mathematic and you must be good in math to study computer science, Admiral Hopper disagreed because computer work is about process, or a “logical step-by-step” to do something. She joked: “There is no difference between cooking and programming. When a man cooks, he throws everything into a pot and hope that it will be fine. A woman does it differently as she knows which one should be cook first and which ones would be added later. She also knows how to add seasoning to make it tastes better. The same thing happens to programming. A man would code first and debug later, he will continue to fix and code then code then fix. A woman would always wanted to understand the requirements first then designs each function carefully before she even write the first line of code. If she does not understand something, she would ask until everything is clear. A man often does not ask anything but jumps into coding. That is why I believe women would be much better in programming works.”
As a Computer Science professor at Carnegie Mellon, I agreed with Admiral Grace Hopper’s view of women in computer. When I taught programming classes, almost all women students turned their programs in on time and with high quality when other students often asked for extra time to finish their code as they all have too many defects. What I do NOT understand is WHY only few women study computer science or software engineering? Why young women are not choosing these fields? Today no family can do well with just one income. Both husband and wife must work and what career would be better for women than science, engineering and technology?
During this global economy recession it is difficult to find a job but at the same time, many companies could not find enough workers with computer skills. The entire software industry is facing a shortage of programmers, systems designers, and systems analysts, jobs that pay very high salary. When I taught in Asia, I was surprised at certain jobs that educated women held. A receptionist in China told me that she has a bachelor degree in business but could only find job in hotel because she speaks English. A restaurant waitress in Japan told me that she has a Master degree in clothing design but could not find any suitable job so she has to work in the coffee shop. A tourist guide in Malaysia told me that she has degree in architect but could only find work as a guide. I asked them: “Why don’t you study computer or software because it offers better opportunities and higher salary? They all seemed surprised as no one told them about that. A saleswoman in a clothing store told me: “I have young children. My husband works in the day; I work in the evening so both of us can look after our children.” I told her: “If you have a computer degree, you could work at home. Today 35% of software programmers in the U.S are working at home, connected to their companies via the Internet. There are many programmers from India and China who work for U.S. companies at their home in their own country too.” She was surprised because she did not know that.
It seems to me that women have not yet entered into computer science in significant numbers because they do NOT have enough information about this career. If they know about this opportunity as well as their options, they may change their mind. Computer science, Software Engineering and Information System Management are areas that I believe women would do very well. In this career, women would be accepted as “professionals.” In other words, unlike other traditionally women professions, technology offers women a total control of their careers with good salaries and advancement driven by their intellectual aspiration.
My question to high school students who have not decided on which career to chose: “What are you waiting for?” The technology industry needs you. Make it happens.