16 Jan, 2021
Nhóm học tập
Ở đại học, có nhiều tài liệu môn học tới mức dường như tràn ngập, đặc biệt đối với sinh viên năm thứ nhất.
Để cải tiến năng lực học tập của họ, nhiều sinh viên lập ra “nhóm học tập” để học cùng nhau và chia sẻ hiểu biết của họ về tài liệu môn học trên lớp. Nhóm học tập có thể phát sinh ra nhiều ý tưởng và ý kiến mới. Nhóm cũng có thể sửa lại bất kì thông tin sai nào, các giả định sai lầm hay làm sáng tỏ vấn đề phức tạp. Nhóm có thể cung cấp hỗ trợ tích cực và động viên riêng từng thành viên. Tuy nhiên, KHÔNG phải mọi nhóm học tập đều thành công. Sau đây là một số qui tắc để hình thành nhóm học tập hiệu quả:
1) Nhóm học tập tốt nhất nên từ 3 tới 5 sinh viên. Ít hơn 3 nhóm sẽ thiếu năng động và chiều sâu nhưng nhiều hơn 5, tương tác nhóm có thể chậm lại và trở nên không hiệu quả.
2) Nhóm học tập KHÔNG thay thế cho học cá nhân. Trước khi nhóm gặp gỡ, mọi thành viên đều phải học tập tài liệu môn học theo cách riêng của mình để hiểu rõ nó trước khi thảo luận cùng nhóm.
3) ĐỪNG nhanh chóng hình thành nhóm học tập. Tốt hơn cả là đợi vài ngày hay vài tuần để nhận diện và lựa chọn thành viên tin cậy cho nhóm học tập. Nhanh chóng hình thành nhóm thường chấm dứt với những thành viên kém năng suất. Nếu có thể, lựa chọn thành viên dường như có mối quan tâm tới tài liệu môn học và cam kết học tốt trong lớp.
4) Cố lựa đa dạng cá tính để làm phong phú và cân bằng các quan điểm khác nhau. Một nhóm bao gồm các thành viên có cùng cá tính sẽ “chán” và KHÔNG năng động đủ để sinh ra các ý tưởng và ý kiến mới.
5) Điều lí tưởng là kiểm điểm lại tài liệu lớp ngay khi các thành viên đã học nó “theo cách riêng của họ” nhưng trước buổi lên lớp tiếp. Nếu nhóm không chắc về cái gì đó thì một thành viên có thể nêu câu hỏi cho thầy giáo làm sáng tỏ.
6) Bao giờ cũng giữ cùng thời gian và chỗ họp để giữ cho việc học nhóm trở thành thói quen học tập tốt. Với mọi cuộc họp, nhóm phải có chương trình nghị sự liệt kê ra mọi khoản mục nhóm muốn thảo luận. Tránh nhảy vào các việc khác bên ngoài điều nhóm dự định. Học nhóm nghiêm ngặt dành cho thảo luận tài liệu trên lớp để mở rộng tri thức, KHÔNG nói về các việc khác.
7) Không người nào nên bỏ họp, ngoại trừ ốm và trường hợp khẩn cấp. Một khi các thành viên đồng ý về thời gian và nơi chốn, mọi người phải tuân theo lịch biểu bằng việc dành ra thời gian để chắc chắn rằng nhóm sẽ gặp gỡ và học tập cùng nhau.
8) Mọi thành viên nên thay phiên quản lí nhóm và đặt chương trình nghị sự cho cuộc họp. Vài cuộc họp đầu bao giờ cũng có vấn đề giữa các thành viên, điều đó là thông thường bởi vì mọi người cần trở nên thoải mái với nhau. Họ cần thiết lập tin cậy và tin tưởng với nhau trước khi họ có thể làm việc cùng nhau và điều đó cần thời gian. Đừng bỏ dấu hiệu đầu tiên của vấn đề. Làm việc qua chúng và chăm nom tới mọi thành viên trong nhóm.
9) Nhớ rằng mục tiêu của nhóm học tập là: Học tài liệu trên lớp bằng việc chia sẻ tri thức, học cùng nhau, và giúp lẫn nhau qua môn học.
—-English version—-
Group study
In College, there are so many course materials that seem overwhelming, especially to first year students. To improve their learning ability, many students form “study group” to study together and share their understanding of course materials. A study group could generate many new ideas and options. The group can also correct any misinformation, erroneous assumptions or clarify a complex issue. The group can provide positive supports and encouragements to individual member. However, NOT all study groups have been successful. Following are some rules to form an effective study group:
1) The best study group should be between 3 to 5 students. Less than 3 the group will lack the dynamic and depth but more than 5, the group interactive may slowdown and become ineffective.
2) Study group is NOT a substitute to individual study. Before the group meets, every member must study the course material on their own to understand it well before discuss with the group.
3) Do NOT quickly form study group. It is better to wait few days or weeks to identify and select reliable members for the study group. Quickly form group often ends up with less productive members. If possible, select members who seem to have an interest in the course materials and commit to do well in class.
4) Try to select a variety of personalities to diversify and balance different viewpoints. A group consists of member with the same personality would be “Boring” and NOT dynamic enough to generate new ideas and options.
5) It would be ideal to review class material as soon as all members have studied it “On their own” but before the next class. If the group is not sure about something then a member could raise the question to the professor for clarification.
6) Always keep the same meeting time and place to keep the group study becoming a good learning habit. For every meeting, the group must have an agenda that lists every items the group want to discuss. Avoid jumping to different things outside what the group intends to. Study group is strictly for discussion class materials to broaden the knowledge, NOT for talk about other things.
7) No one should skip the meeting, except illness and emergencies. Once members agreed on time and place, everyone must follow the schedule by sets aside the time to make certain that the group will meet and study together.
8) Every member should take turn to manage the group and sets agenda for the meeting. The first few meetings always have some issues among members, it is common because people need to get comfortable with each others. They need to establish trust and confidence with one another before they can work together and it takes time. Do not give up at the first sign of problems. Work through them and caring for every member in the group.
9) Remember that the objectives of study group are: To learn course materials by sharing knowledge, learning together, and help each other through the course.