21 Jan, 2021
Nguyên lí quản lí mới
Tuần trước, trong thảo luận trên lớp về tác động của toàn cầu hoá, một sinh viên đã hỏi: “Phần lớn mọi người đều biết rằng với toàn cầu hoá, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh chóng và nếu bạn không bắt kịp, bạn sẽ bị bỏ lại sau. Làm sao nhiều công ti và cấp quản lí vẫn vận hành được theo cùng cách như không cái gì xảy ra?”
Tôi trả lời: Nhiều người nghe nói tới toàn cầu hoá hay đọc về nhu cầu cải tiến nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự hiểu nó. Chừng nào mọi sự còn chưa tác động tới họ, họ không muốn làm cái gì cả. Phần lớn mọi người sẽ chỉ phản ứng khi cái gì đó xảy ra cho họ. Ngày nay, trong thế giới thay đổi nhanh chóng, phản ứng là quá chậm. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, đã có trên bẩy mươi tám nghìn công ti trên thế giới sụp đổ và vài triệu người mất việc làm. Điều này không phải hoàn toàn do cuộc khủng hoảng tài chính mặc dầu phần lớn mọi người để đổ lỗi cho nó bởi vì dễ dàng giải thích. Thỉnh thoảng vấn đề đã không xảy ra ở mức công ti mà cả ở mức quốc gia nữa. Bạn có thể nhìn vào điều đã xảy ra ở Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi nền kinh tế của họ sụp đổ. Chẳng hạn, nền kinh tế của Bồ Đào Nha đã tuỳ thuộc vào lao động chi phí thấp và du lịch của nó. Các nước châu Âu đã phát triển dịch chuyển công việc chế tạo nhẹ tới đó để tận dụng ưu thế của chi phí thấp hơn. Khi các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Romania, Cộng hoà Czech, và Slovakia gia nhập Liên minh châu Âu, họ có lao động thấp hơn, nhiều công nhân lao động hơn, và khuyến khích thuế tốt. Trong một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển ra khỏi Bồ Đào Nha và vào các nước Đông Âu này. Đột nhiên, nền kinh tế Bồ Đào Nha trải qua sụt giảm lớn với thất nghiệp cao, giá cả đời sống tăng lên, và lạm phát khổng lồ. Bồ Đào Nha đã không nhận ra rằng nền kinh tế của họ dựa trên chi phí lao động thấp có thể thay đổi nhanh thế trong thế giới được toàn cầu hoá. Không ai trong chính phủ chú ý cho tới khi nó là quá trễ. Tình huống tương tự cũng có thể được thấy ở Hi Lạp và Tây Ban Nha khi các nền kinh tế này cũng trên bờ sụp đổ.
Theo ý kiến tôi, vấn đề là thiếu viễn kiến và tự mãn. Nếu họ hiểu tác động của toàn cầu hoá, họ sẽ hành động. Vì họ đã không hành động, điều đó nghĩa là họ đã không hiểu nó thật rõ hay không có viễn kiến về cái gì mà tương lại sẽ đem lại. Khi mọi người không có viễn kiến, họ sẽ không hiểu cái gì có thể xảy ra và chỉ phản ứng khi cái gì đó xảy ra. Việc thiếu viễn kiến và hiểu biết dẫn tới thái độ tự mãn và thụ động. Trong nhiều năm, đã có những người trong các nước này nêu ra vấn đề về nhu cầu phát triển công nhân công nghệ thay vì công nhân lao động nhưng người lãnh đạo của họ quá bận rộn với những việc hàng ngày trần tục và không hành động. Toàn cầu hoá không phải là điều mới nhưng họ đã không thấy sự khẩn thiết làm cái gì cho tới khi quá trễ. Ngày nay, các nền kinh tế của Hi Lạp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đang ở trạng thái rất tồi tệ và cần trợ giúp tài chính từ các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời và sẽ không giải quyết được vấn đề. Không ai biết cái gì sẽ xảy ra tiếp sau.
Cùng điều đó đã xảy ra ở Mĩ. Trong 30 năm qua Mĩ đã mất 80% thị phần trong 20 ngành công nghiệp chính, bao gồm thép, ô tô, dệt và bán dẫn. Từ 1980, 180 trong 500 công ti hàng đầu ở U.S. đã phá sản và trên 6.5 triệu việc làm đã bị khử bỏ. Chẳng hạn, trước 1985, Mĩ xuất khẩu thép cho thế giới nhưng bây giờ nó đã nhập khẩu 95% thép từ các nước khác. Công nghiệp thép của Mĩ đã hoàn toàn bị quét sạch chỉ trong vài năm bởi vì họ không thể cạnh tranh được với thép nhập khẩu. Trong nhiều năm, công nghiệp thép đã tận hưởng thành công của nó và có lợi nhuận cao nhưng không có viễn kiến về tương lai của nó. Phần lớn cơ xưởng chế tạo của nó đã được xây dựng trong cuối thế kỉ 19 với máy móc cũ kĩ, trang thiết bị cổ lỗ, và năng suất thấp. Khi các nước khác hiện đại hoá chế tạo thép của họ để có kết quả tốt hơn, công nghiệp thép của Mĩ đã không đầu tư vào hiện đại hoá do đó nó không thể cạnh tranh được với giá tốt hơn và thép chất lượng cao hơn từ các nước khác. Cùng điều này đã xảy ra cho công nghiệp dệt và điện tử. Điều gì đã xảy ra cho các công ti của những ngành công nghiệp này? Họ không còn tồn tại nữa. Điều gì xảy ra cho công nhân của họ? Họ phải tìm việc làm khác hay vẫn còn thất nghiệp. Nếu bạn nhìn vào công nghiệp máy tính cá nhân, vào năm 1980, 98% cấu phần máy tính đã được xây dựng ở Mĩ và San Jose đã bùng nổ với hàng nghìn công ti bán dẫn và vài triệu việc làm. Ngày nay, 99% cấu phần máy tính được xây dựng ở các nước khác, cấu phần duy nhất được làm ở Mĩ là CPU do Intel làm. Điều gì xảy ra cho các công ti điện tử này? Phần lớn đã mất đi khi người Nhật làm ngập lụt thị trường Mĩ với các cấu điện tử phần rẻ hơn và tốt hơn. Điều gì đã xảy ra cho các công nhân điện tử Mĩ? Họ phải tìm việc làm khác hay vẫn bị thất nghiệp. Phải mất 15 năm cho công nghiệp thép và công nghiệp dệt biến mất ở Mĩ nhưng chỉ mất ít hơn 5 năm cho công nghiệp điện tử sụp đổ. Toàn cầu hoá có thể tác động tới mọi ngành công nghiệp, mọi nước vì nó thu được đà lớn hơn, tốc độ của tác động cũng có thể tới mức tàn phá vì cạnh tranh toàn cầu đang trở nên dữ dội.
Mười lăm năm trước đây, công nghiệp điện tử Nhật Bản chiếm 80% thị trường thế giới nhưng ngày nay nó chỉ chiếm 42% vì Hàn Quốc và Đài Loan đang hành động nhanh để cạnh tranh với Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang tự định vị mình là một kẻ cạnh tranh khác nữa. Điều gì xảy ra cho các công ti điện tử Nhật Bản khi thị phần của họ sụt xuống còn một nửa? Nhiều công ti điện tử của Nhật Bản đã mất đi, chỉ các công ti lớn hơn và mạnh hơn là sống sót. Điều gì đã xảy ra cho công nhân của họ? Họ phải tìm việc làm khác hay vẫn còn thất nghiệp. Trong 10 năm qua, kinh tế Nhật Bản vẫn đang duy trì với không mấy tiến bộ trong tầm nhìn. Ngày nay nó không còn là cường quốc kinh tế thứ hai mà đã tụt xuống thứ ba vì Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ hai. Bạn có thể thấy dễ dàng thay đổi này bằng việc nhìn vào điện tử tiêu thụ như ti vi. Giữa năm 1940 tới 1970, phần lớn ti vi đã được xây dựng bởi RCA, Zenith, và GE – toàn công ti Mĩ. Thế rồi từ 1980 tới 2000, nhiều ti vi được xây dựng bởi Panasonic, Sonny – toàn các công ti Nhật Bản. Điều gì đã xảy ra cho Zenith, RCA hay GE? Họ đã mất đi và hàng triệu việc làm bị mất ở Mĩ. Ngày nay, Samsung, LG, đang hành động nhanh chóng để cạnh tranh với Sonny và Panasonic. Điều gì sẽ xảy ra cho công nghiệp điện tử Nhật Bản vẫn còn để được thấy trong vài năm tới vì các công ti này còn đang tranh đấu cho thị phần.
Câu hỏi của tôi là cái gì sẽ xảy ra cho công nhân, những người đang dành toàn bộ nghề nghiệp của họ vào công nghiệp này nếu nó bị mất đi? Điều gì sẽ xảy ra cho nền kinh tế nơi một số ngành công nghiệp chính sụp đổ với hàng triệu công nhân mất việc làm của họ? Với toàn cầu hoá, không có những điều như “việc làm cả đời” mà chỉ có “việc làm thuê” vì mọi sự thay đổi nhanh chóng. Đó là lí do tại sao là sinh viên, bạn phải nghĩ về học cả đời thay vì học có bằng. Bạn phải phát triển cảm giác về nhận biết về điều đang xảy ra trong công nghiệp cũng như trong thế giới để cho bạn có thể chuẩn bị cho bản thân mình để học kĩ năng mới, khu vực mới nếu cầu. Ngày nay với internet, bạn có thể học nhiều điều về công nghệ, kĩ năng, cái gì là nóng và cái gì không trong thị trường việc làm. Tuy nhiên biết là không đủ, bạn phải hành động bằng việc liên tục học những điều mới, kĩ năng mới để cho bạn là “người có thể thuê được” cho dù khi mọi sự thay đổi.
Với toàn cầu hoá, người quản lí phải duy trì vẫn hiện thời với điều đang xảy ra trên thế giới và cải tiến kĩ năng của họ nữa. Với thay đổi toàn cầu, việc làm quản lí cũng thay đổi cho nên họ cần kĩ năng mới để là “người có thể thuê được”. Trong nhiều năm, đào tạo về quản lí dựa trên lí thuyết của Taylor về giám sát và kiểm soát. Lí thuyết này coi việc làm quản lí là quản lí những người làm việc cho họ. Họ ra lệnh cho công nhân và công nhân phải tuân theo mệnh lệnh để làm công việc của mình. Lí thuyết này có tác dụng tốt trong môi trường chế tạo với công nhân lao động không được giáo dục tốt. Những công nhân này được đào tạo nhanh chóng để làm việc xác định trong dây chuyền lắp ráp. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng, nguyên lí này không còn tác dụng nữa. Khi mọi sự thay đổi nhanh chóng, công nhân chờ đợi mệnh lệnh từ người quản lí sẽ không có khả năng làm cái gì cả. Người quản lí mức thấp không được đào tạo để ra quyết định, họ chỉ được đào tạo để quản lí người riêng của họ cho nên họ chờ đợi cấp cao hơn cho họ chỉ đạo. Vì có nhiều mức quản lí, toàn bộ hệ thống trở thành quan liên và rất chậm thay đổi. Đó là lí do tại sao ngay cả với những thay đổi trong thế giới, nhiều công ti vẫn vận hành như không cái gì xảy ra. Phần lớn những người quản lí vẫn chờ đợi chỉ đạo từ người quản lí cấp trên cùng và không có mệnh lệnh, họ không thể hành động được. Một số công ti có công nhân giỏi người có thể làm cho mọi sự xảy ra nhưng cấp quản lí của họ không có viễn kiến và hiểu biết. Họ chỉ phản ứng nếu mọi sự xảy ra cho họ và từ chối nghe công nhân của họ. Tất nhiên, công nhân giỏi bị thất vọng và bỏ đi rồi được thay thế bởi công nhân xoàng bởi vì họ dễ kiếm ra hơn. Công ti như vậy không thể tồn tại trong thế giới cạnh tranh này được. Đó là điều đã xảy ra cho ngành công nghiệp dệt của Mĩ, ngành công nghiệp thép của Mĩ và ngành công nghiệp điện tử của Mĩ.
Với toàn cầu hoá, công ti thành công thuê công nhân giỏi nhất họ có thể tìm được, chia sẻ viễn kiến và chiều hướng với họ, và cho phép họ làm bất kì cái gì họ thấy cần cho thành công. Lí thuyết mới về quản lí không phải về kiểm soát thêm nữa mà về hỗ trợ công nhân, loại bỏ các khối chắn đường, “tạo khả năng” cho họ làm mọi sự xảy ra tương ứng theo mục đích và chiều hướng của công ti. Trong thế kỉ 21, trong thế giới toàn cầu, phần lớn công việc chế tạo sẽ được tự động hoá cao bằng máy móc thay thế cho công nhân lao động. Công nhân có giáo dục cao, kĩ năng cao, giỏi hơn, thông minh hơn và khéo léo hơn tham gia thiết kế, xây dựng và vận hành các máy móc này. Việc làm quản lí cho những công nhân có giáo dục cao này không phải là kiểm soát họ mà lãnh đạo họ và tạo khả năng cho họ làm việc của họ. Việc làm mới của quản lí trong thế giới được toàn cầu hoá là cung cấp quyền lãnh đạo chứ KHÔNG quản lí. Người quản lí cấp cao phải phát triển viễn kiến, chiến lược và mục đích và chia sẻ chúng với mọi người của họ. Để làm điều đó, họ phải học thêm, đọc thêm và nhận biết về thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Ngày nay đào tạo quản lí mới bao gồm: Thiết lập viễn kiến, hình thành chiến lược, tổ chức chỉ đạo, lập mục đích doanh nghiệp, động viên công nhân, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc tổ, kĩ năng tư vấn, kĩ năng huấn luyện, kĩ năng kèm cặp, kĩ năng dạy, và kĩ năng giải quyết vấn đề. Nó yêu cầu rằng mọi mức quản lí phải xây dựng mối quan hệ với công nhân và để cho họ đi theo nhận thức và kinh nghiệm riêng của họ bởi vì thành công của công ti phụ thuộc vào tài năng của công nhân. Người quản lí không còn là người giám sát và kiểm soát mà là “Đối tác” và “Thầy kèm” người lắng nghe họ, hiểu họ và “tạo khả năng” cho họ làm việc của họ để đạt tới mục đích của công ti. Khái niệm mới này là khó cho những người quản lí hiện thời để hiểu thấy vì nhiều người sợ mất kiểm soát quyền lực của họ. Nhiều người quản lí có nhận thức và kinh nghiệm riêng của họ và cảm giác về quyền lực trên công nhân của họ và đó là lí do tại sao khó cho họ thay đổi. Tuy nhiên, trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, không có chọn lựa vì họ hoặc thay đổi hoặc bị loại bỏ. Họ phải chấp nhận sự kiện là nguyên lí quản lí mới là “Cộng tác KHÔNG kiểm soát”. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, nhiều công ti đang chi hàng triệu đô là để đào tạo lại cấp quản lí của họ theo khái niệm mới này. Năm 2010, Mĩ đã chi hơn $500 triệu đô la vào một mình đào tạo quản lí.
Nếu bạn có công nhân tài năng nhưng họ không tạo ra kết quả, tự hỏi bản thân mình liệu bạn có cản đường của họ không. Hay nếu bạn không có công nhân tài năng thì bạn cần tự hỏi bản thân mình tại sao không có và thuê những người trẻ, có tài, được đào tạo cao để làm việc cho bạn. Trong thế giới toàn cầu hoá này, không chỉ công nhân phải cải tiến kĩ năng của họ mà người quản lí nữa cũng phải cải tiến bởi vì việc đạt tới kết quả nổi bật được đặt ra bởi viễn kiến của người lãnh đạo nhưng được thực hiện bởi tài năng của công nhân.
—-English version—-
The new management principle
Last week, during class discussion about the impact of globalization, a student asked: “Most people know that with globalization, things can change very fast and if you do not catch up, you will be left behind. How come many companies and management are still operating the same way like nothing happen?
I answered: Many people hear about globalization or read about the need to improve but it does not mean they really understand it. As long as things do not impact them, they do not want to do anything. Most people will only react when something happens to them. Today, in the fast changing world, reacting is too late. That is why in the past few years, there were over seventy eight thousands companies in the world collapsed and several millions people lost their jobs. This was not caused entirely by the financial crisis although most blamed it because it was easy to explain. Sometime the problem was not happen at company level but also at country level too. You could look at what happened in Greek, Spain, and Portugal as their economies were collapsing. For example, Portugal’s economy was depending on its low cost labor and tourism. Developed European countries routinely shift light manufacturing works there to take the advantage of lower costs. When Eastern European countries such as Poland, Hungary, Romania, Czech Republic, and Slovakia joined the European Union, they have lower costs, more labor workers, and good tax incentives. In just a short time, many businesses moved out of Portugal and into these Eastern European countries. Suddenly, Portugal’s economy experienced a significant downturn with high unemployment, rising costs of living, and huge inflation. Portugal didn’t recognize that its economy based on low labor costs can change so fast in a globalized world. No one in the government paid attention until it was too late. A similar situation can also be seen in Greek and Spain as these economies were also on the verge of being collapsed.
In my opinion, the issue there were the lack of vision and complacency. If they understand the impact of globalization, they will act. Since they did not act, it means they did not understand it well or have no vision about what the future will bring. When people do not have vision, they will not understand what may happen and only react when something happens. The lack of vision and understanding leads to complacency and passive attitude. For many years, there were people in these countries raised issues about the need to develop technology workers instead of labor workers but their leaders were too busy with mundane daily works and failed to act. Globalization is not a new thing but they did not see the urgency to do anything until it was too late. Today, Greek, Spain, and Portugal economies are in very bad shape and need financial aids from other European countries. However, it is only a temporary solution and will not solve the problem. Nobody know what will happen next.
The same thing were happened in the U.S. In the past 30 years the U.S has lost 80% of the market share in 20 major industries, including steel, automobile, electronics, textiles, and semiconductors. Since 1980, 180 of the top 500 companies in the U.S. have bankrupted and over 6.5 million jobs were eliminated. For example, before 1985, the U.S. exported steel to the world but now it imported 95% of steel from other countries. The U.S. steel industry was completely wiped out in just few years because they cannot compete with imported steel. For many years, the steel industry have enjoyed its success and high profit but had no vision about its future. Most of its manufactures were built in the late 19th century with old machines, archaic equipments, and low productivity. When other countries modernized their steel manufactures for better outputs, the U.S Steel industry did not invest in the modernization therefore it could not compete with better price and higher quality steel from others. The same thing were happened to textiles and electronics industries. What happened to companies of these industries? They were no longer exist. What happened to their workers? They had to find another jobs or stayed unemployed. If you look at the personal computer industry. In 1980, 98% of computer components were built in the U.S and San Jose were booming with thousands semiconductor companies and several million jobs. Today, 99% of computer components are built in another countries, the only U.S made component in computer is the CPU made by Intel. What happened to these electronic companies? Most were gone when Japanese flooded the U.S market with cheaper and better electronics components. What happened to these U.S. electronics workers? They had to find another jobs or stayed unemployed. It took 15 years for the steel industry and textile industry to disappeared in the U.S. but it only took less than 5 years for the electronic industry to collapse. Globalization can impact every industry, every country as it gather more momentum, the speed of impact can be devastating as global competition is getting fierce.
Fifteen years ago, Japan’s electronics industry captured 80% of the world market but today it has only 42% as S. Korea and Taiwan are moving fast to compete with Japan and China is also positioning itself to be another competitor too. What happened to Japanese electronics companies when their market share fell into a half? Many Japanese electronics companies were gone, only larger and stronger ones survived. What happened to their workers? They had to find another jobs or stayed unemployed. In the past 10 years, Japanese economy was standing still with not much progress in sight. Today it is no longer the second economic power but fell to the third as China is occupied the second position. You can clearly see the change by looking at the consumer electronic such as television. Between 1940 to 1970, most TV were built by RCA, Zenith, and GE – all U.S companies. Then in 1980 to 2000, many TV were built by Panasonic, Sonny – all Japanese companies. What happened to Zenith, RCA or GE? They were gone and million jobs were lost in the U.S. Today, Samsung, LG, are moving quickly to compete with Sonny and Panasonic. What will happen for Japan’s electronic industry remain to be seen in the next few years as these companies fight for market share.
My question is what will happen to workers who are spending their entire careers in this industry if it is gone? What will happen to an economy where some major industries collapse with millions of workers lose their jobs? With globalization, there is no such thing as “job for life” but only “Employability” as things change fast. That is why as students, you must think about lifelong learning instead of having degrees. You must develop a sense of awareness of what is happening in the industry as well as in the world so you can prepare yourself to learn new skills, new areas if needed. Today with the internet, you can learn so many things about technology, skills, what is hot and what is not in the job market. However knowing is not enough, you must act by continuous learning new things, new skills so you are “Employable” even when things change.
With globalization, managers must stay current with what is happening in the world and improve their skills too. With global changes, management jobs are also changing so they need to learn new skills to be “employable”. For many years, management training is based on the Taylor’s theory of monitor and control. This theory considered management job is to manage the people who work for them. They give orders to workers and workers have to follow orders to do their jobs. This theory works well in a manufacturing environment with labor workers who are not well educated. These workers are trained quickly to do a specific work in an assembly line. In the fast changing world, this principle does not work anymore. As things are changing rapidly, workers who wait for order from manager will not be able to do anything. Lower level manager is not trained to make decision, they are only trained to manage their own people so they but wait for higher level to give them direction. Since there are many levels of management, the entire system become bureaucratic and very slow to change. That is why even with changes in the world, many companies are still operating like nothing happen. Most managers are still waiting for the direction from the top managers and without order, they cannot act. Some companies have good workers who can make things happen but their management do not have vision and understanding. They only react if things happen to them and refuse to listen to their workers. Of course, good workers are frustrated and leave then be replaced by mediocre workers because they are easier to find. Company like that cannot survive in this competitive world. That was what happened to the U.S textiles industry, the U.S steel industry, and the U.S electronics industry.
With globalization, successful company hires the best workers they can find, share visions and directions with them, and allow them to do whatever they need to success. The new theory of management is not about control anymore but support workers, remove roadblocks, “enable” them to make things happen according to the company goals and directions. In the 21st century, in the globalized world, most manufacturing works will be highly automated with machines replacing labor workers. The workers are highly educated, highly skilled, better, smarter, and more ingenious who design, build and operate these machines. The management job of these highly educated workers is not control them but lead them and enable them to do their jobs. The new job of management in the globalized world is to provide leadership NOT manage. Top manager must develop vision, strategy and goals and share them with their people. To do that, they must study more, read more and be aware of the fast changing world.
Today the new management training includes: Setting vision, formulating strategy, organizing direction, set business goals, motivate workers, listening skill, teamwork skill, counseling skill, coaching skill, mentoring skill, teaching skill, and problem solving. It requires that all levels of management must build relationship with workers and letting go of their own ego because the success of the company depends on the talent of the workers. Manager is no longer a person who monitor and control workers but a “Partner” and “Mentor” who listen to them, understand them, and “enable” them to do their jobs to achieve the goals of the company. This new concept is difficult for current managers to grasp as many are afraid of losing control of their powers. Many managers have their own egos and a sense of power over their workers and that is why it is difficult for them to change. However, in this fast changing world, there is no choice as they either change or be eliminated. They have to accept the fact that the new management principle is “Collaboration NOT control”. That is why in the past few years, many companies are spending millions to retrain their management to this new concept. In 2010, the U.S. spent more than $500 million in management training alone.
If you have talent workers but they are not producing results, ask yourself whether you are blocking their way. Or if you do not have the talent workers then you need to ask yourself why not and go and hire young talented, highly trained people to work for you. In this globalized world, not just workers have to improve their skills but managers too because achieve the remarkable results is set by the vision of the leader but implemented by the talent of the workers.