Toàn cầu hoá đã buộc các công ti phải thay đổi nhanh chóng để thu lấy ưu thế cạnh tranh. Điều này cũng yêu cầu thay đổi trong cách công ti vận hành và quản lí người của nó. Trong quá khứ, vốn là tài sản then chốt nhưng ngày nay tài sản then chốt là kĩ năng, khi phần lớn công việc đã trở thành công việc tri thức và không còn là việc thủ công. Khi tự động hoá và robots có thể thực hiện nhiều công việc lao động thủ công, công việc còn lại hầu hết là công việc tri thức. Dịch chuyển nền tảng này là mấu chốt bởi vì cấp quản lí phải đổi cách nghĩ của họ từ hội tụ vào quản lí ngân sách sang hội tụ vào quản lí kĩ năng của công nhân.

Người quản lí truyền thống chịu trách nhiệm bảo đảm rằng công việc được làm dựa trên mong đợi nào đó. Họ được trao cho tài nguyên như công nhân và ngân sách và việc của họ là phải chắc rằng công nhân làm việc trong ngân sách và thời gian đã cho. Điều này đặt người quản lí vào vị trí kiểm soát và ra quyết định. Ngày nay bản chất của công việc đã tiến hoá từ lao động thủ công sang lao động tri thức. Phần lớn công nhân tri thức được giáo dục cao và họ không đáp ứng thoải mái với việc bị chỉ bảo cho điều phải làm. Họ có kĩ năng để làm việc của họ và không cần nhiều chỉ đạo. Thỉnh thoảng, họ thường biết nhiều về điều cần làm hơn người quản lí của họ. Thay vì bảo công nhân điều cần làm, “người quản lí mới” phải thảo luận với họ về điều họ nghĩ nên được làm để có chất lượng và hiệu quả tốt hơn. Thay vì là người ra quyết định, “người quản lí mới” phải là người tạo điều kiện làm việc.

Thay đổi chính khác ảnh hưởng tới cấp quản lí là việc tạo ra môi trường làm việc tốt hơn thúc đẩy phát kiến và hiệu quả. Vì vai trò của quản lí truyền thống đơn giản là làm cho mọi sự được thực hiện theo ngân sách đã cho, người quản lí không thể bảo công nhân phải sáng tạo, phát minh những thứ mới, phát triển qui trình mới, hay giảm lãng phí. Công nhân chỉ làm điều người quản lí bảo họ làm, bất kể liệu công ti có sinh lời hay không; bất kể liệu mọi sự được làm hiệu quả hay không; bất kể liệu mọi sự là lãng phí hay không. Tuy nhiên, công nhân có kĩ năng có thể giảm lãng phí, nhận diện không hiệu quả, sửa các vấn đề qui trình để làm tăng chất lượng và giúp cải tiến sinh lời của công ti bởi vì họ có thể làm được. Tất nhiên họ phải được khuyến khích, kích thích và động viên để suy nghĩ sáng tạo và làm việc trong môi trường hỗ trợ cho loại suy nghĩ này. Điều này buộc người quản lí phải có nhiều phần tạo điều kiện hơn là kiểm soát.

Sự kiện là với thiếu hụt công nhân có kĩ năng, những công nhân này có thể dễ dàng tìm việc làm mới ở đâu đó khác và công ti không thể đảm đương được việc mất họ. Kết quả đã là việc dịch chuyển trong cân bằng quyền lực từ người quản lí sang công nhân. Một người chủ công ti nói: “Nếu mọi sự không chạy tốt, người đầu tiên bị sa thải là người quản lí chứ không phải là công nhân. Trong thị trường cạnh tranh cao độ này, chúng ta cần các công nhân có kĩ năng để sống còn. Rất tốn kém để thay thế công nhân có kĩ năng và khó tìm được họ.” Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, một người quản lí phàn nàn: “Những người quản lí ngày nay không còn quan trọng nữa, đặc biệt trong công nghiệp công nghệ nơi ngôi sao là những người phát triển trong khi người quản lí chỉ là vai trò hỗ trợ. Nếu người quản lí không biết cách thay đổi, họ sẽ không có khả năng giữ được việc làm của họ.”

Mặc cho việc nổi lên của kĩ năng, phát kiến và hiệu quả như các yếu tố mới, nguyên lí của quản lí vẫn không đổi. Vai trò của họ vẫn là để làm ra kết quả tốt nhất cho công ti. Vấn đề chính là về cách họ thay đổi cách họ quản lí để hội tụ nhiều vào việc phát triển công nhân có kĩ năng để đạt tới hiệu năng tối đa. Điều đó nghĩa là những người quản lí phải hỗ trợ và động viên công nhân nhưng họ vẫn cần giữ lại mức độ kiểm soát nào đó về điều được thực hiện để làm cực đại hiệu quả. Để làm điều đó những người quản lí cần thay đổi cách thức của họ từ kiểm điểm tài liệu, kiểm tra ngân sách, giám sát chi tiêu, sang tiến hành đào tạo nhân viên, đánh giá, thưởng, đề bạt và tạo ra môi trường làm việc phát kiến cao. “Người quản lí mới” được mong đợi tiến hành phân tích việc làm, nhận diện nhu cầu kĩ năng và tuyển mộ công nhân giỏi nhất, cung cấp đào tạo, đánh giá hiệu năng của họ, thù lao cho họ tương ứng với kĩ năng của họ, cung cấp những khuyến khích, trao đổi, và xây dựng nhân viên cam kết với các mục đích tổng thể của công ti. Đồng thời, họ phải cố gắng giảm việc thay người, cải tiến việc giữ người và khử bỏ các qui trình lãng phí để làm tăng hiệu quả theo cách công ti vận hành. Nói cách khác, thay vì quản lí con người, họ đang quản lí kĩ năng của con người.

—-English version—-

The new manager

Globalization has forced companies to rapidly change to gain competitive advantages. This also requires changes in the way company operates and manages its people. In the past, capital is the key asset but today the key asset is skills, as most works have become knowledge works and no longer labor work. As automation and robots can perform many labor works, remaining works are mostly knowledge works. This fundamental shift is critical because management must change their thinking from focusing on managing budget to focus on managing the skills of workers.

Traditional managers are responsible to make sure that work is done based on certain expectations. They are given resources such as workers and budget and their jobs is to make sure that workers do their jobs within a given budget and time. This places managers in a controlling and decision making position. Today the nature of work has evolved from manual labor to knowledge work. Most knowledge workers are highly educated and they do not respond well to being told what to do. They have skills to do their jobs and do not need much direction. Sometime, they often know more about what to do than their managers. Instead of telling workers what to do, the “New manager” must discuss with them on what they think should be done to get better quality and efficiency. Instead of being decision makers, the “New managers” must be facilitators.

Another major change that affect management is the creation of a better working environment that fosters innovation and efficient. Since the traditional management role is simply get things done according to a given budget, managers cannot tell workers to be creative, to invent new things, to develop new process, or to reduce waste. Workers only do what managers tell them to do, regardless whether company is profitable or not; regardless whether things are done efficient or not; regardless whether things are wasteful or not. However, skilled workers can reduce wastes, identify inefficiency, fix process problems to increase quality and help improve company profit because they can. Of course they must be motivated, stimulated, and encourage to think creatively and work in an environment that support this kind of thinking. This forces manager to be more facilitative than control.

The fact is with the critical shortage of skilled workers, these workers can easily find new job elsewhere and companies cannot afford to lose them. The result has been a shift in the balance of power from manager to worker. A company owner said: “If things do not work well, the first person to get fired is the manager not the workers. In this highly competitive market, we need skilled workers to survive. It is very expensive to replace skilled workers and it is difficult to find them.” In an interview with newspapers, a manager complained: “Managers today are no longer important, especially in technology industry where the stars are developers while the manager is only a support role. If managers do not know how to change, they will not be able to keep their job.”

Despite the emergence of skills, innovation and efficiency as new factors, the principle of management is still unchanged. Their role is still to get the best results for the company. It is mainly about how they change the way they manage to focus more on the development of skilled workers to reach maximum performance. That means managers must support and encourage workers but they still need to retain certain degree of control over what is done to maximize efficiency. To do that managers need to change their way from reviewing documents, checking budget, monitor spending, to conduct employee training, appraising, rewarding, promoting and create an highly innovate work environment. The “New manager” is expected to conduct job analysis, identifies skill needs and recruits best workers, provide training, appraise their performance, compensate them according to their skills, provide incentives, communicate, and build employee commitment to the overall goals of the company. At the same time, they must attempt to reduce turnover, improve retention and eliminate waste processes to increase efficiency in the way company operates. In other word, instead of managing people, they are managing their skills.