23 Jan, 2021
Nghiện Internet
Tuần trước tôi thấy một khảo cứu về các sinh viên đại học và phương tiện internet. Trong khảo cứu này, hàng nghìn sinh viên được yêu cầu tránh mọi dạng phương tiện internet trong một ngày. Kết quả thật ấn tượng khi 98% số họ báo cáo buồn, biệt lập, lẫn lộn và chán. Nghiên cứu này kết luận rằng internet là một chứng nghiện cho dù không có bằng chứng y tế rằng nó gây ra hại thể chất.
Các nhà khoa học nghiên cứu dành ra vài tháng đi tới mười nước – Mĩ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Argentina, và Uganda để thu thập dữ liệu từ các đại học nơi sinh viên tình nguyện tham gia bằng việc không dùng bất kì dạng phương tiện internet nào, như email, websites, blogs, nhạc, trò chơi video, tin tức và điện thoại di động trong 24 giờ.
Sinh viên ở Trung Quốc và Mĩ biểu lộ số phần trăm cao nhất cho cảm giác bị nghiện. Một sinh viên ở Trung Quốc thú nhận: “Tôi không biết tại sao tôi trở nên phụ thuộc thế vào những điều này. Khi tôi còn trẻ, tôi đã không có những thứ này nhưng tôi cũng đã sung sướng. Bây giờ, mọi thứ đều thay đổi vì tôi không sung sướng nữa. Nếu tôi không thể tới thăm website nào đó, xem luồng tin tức nào đó trên YouTube, nói chuyện với bạn bè trong phòng chat, tôi cảm thấy rất chán.” Một sinh viên Mĩ đồng ý: “Tôi cảm thấy chết nếu không có internet, tôi chán tới mức tôi không thể vận hành được. Tôi cảm thấy ốm.” Sinh viên khác nói: “Tôi không thể sống được nếu thiếu những phương tiện này, tôi không biết phải làm gì. Tôi cần tất cả những điều này, tôi cần lướt web hay truy nhập vào phòng chat và không có những thứ này, tôi bị phiền muộn.”
Trong số các sinh viên tham gia, sinh viên Nhật Bản và Hàn Quốc dành nhiều thời gian nhất để chơi trò chơi video trực tuyến. Nhiều người có thể chơi vài ngày không dừng, đặc biệt vào mùa hè khi họ không phải tới trường. Một sinh viên giải thích: “Đấy không phải là internet, đấy là trò chơi video. Ông không hiểu làm sao chúng tôi chơi trò chơi video, nó là nỗi ám ảnh và chừng nào ông không chơi, ông sẽ không bao giờ hiểu được chúng tôi đâu. Tôi không quan tâm tới phim, âm nhạc, hay các thứ khác, tôi thậm chí không quan tâm tới bạn gái khi tôi chơi và tôi không chỉ một người. Phần lớn các bạn tôi đều như vậy. Khi chúng tôi chơi, mọi thứ không còn quan trọng.” Trò chơi máy tính trực tuyến là kinh doanh rất lớn trong các nước này và đó là lí do tại sao cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có nhiều trung tâm trị liệu cho việc nghiện trò chơi video.
Trong số những người tham gia, sinh viên Ấn Độ dùng phương tiện internet hầu hết cho tìm tin tức và thông tin. Nhiều người dùng nó để học những điều mới và cập nhật kĩ năng của họ. Một sinh viên nói: “Vâng, chúng tôi biết rằng chúng tôi không nên dành quá nhiều thời gian trên internet nhưng có nhiều website hay với thông tin có giá trị tới mức chúng tôi không thể tìm được ở nước chúng tôi. Chúng tôi có thể truy nhập vào một số đại học trực tuyến và sách giáo khoa, nhiều website cho các chỉ dẫn kĩ thuật. Ngày nay chúng tôi không đọc báo chí mà tin tới chúng tôi qua Twitter, Facebook, các thanh bên Web, email. Một số tin tức được gửi trực tiếp cho iPhone, iPad của chúng tôi cho nên chúng tôi bao giờ cũng được kết nối với thế giới và chúng tôi cần tất cả nó.”
Sinh viên Brazil và Argentina có số phần trăm cao nhất của cảm giác biệt lập và nhiều người thất bại hoàn toàn. Sau chỉ 16 giờ, trên 60% bỏ thực nghiệm và bắt đầu truy nhập internet. Một sinh viên nói: “Tôi cảm thấy hoàn toàn bị biệt lập với thế giới nếu không có internet. Tôi cần nói chuyện với ai đó, nếu không trong phòng chat thì qua điện thoại di động của tôi hay đọc forum nơi mọi người chia sẻ thông tin.” Sinh viên Ugandan là người có khả năng tốt nhất đi cùng với thực nghiệm này và không có vấn đề nếu không có internet. Nhiều người trong họ nói rằng họ bao giờ cũng có cái gì đó khác để làm.
Không có gì ngạc nhiên sinh viên cảm thấy bị trái ngược về sự phụ thuộc vào phương tiện này. Phần lớn đều đồng ý rằng có các niềm vui khác trong cuộc sống bên cạnh phương tiện này, vậy mà hầu hết không thể trải qua được một ngày mà không cảm thấy chán bởi việc bị ngắt kết nối. Vì dù nghiện phương tiện internet là thực hay không, các nhà nghiên cứu nói rằng họ không phải là bác sĩ y tế hay người chuyên chăm sóc sức khoẻ nhưng họ thấy rằng phần lớn sinh viên báo cáo không chỉ khao khát về mặt tinh thần về thông tin mà còn khao khát về thể chất về các thiết bị như laptops, iPhone, iPads, điện thoại di động v.v. Nghề y vẫn còn tranh cãi liệu những vấn đề như internet có thể là nghiện hay không.
—-English version—-
Internet addiction
Last week I found a study on university students and the internet media. In this study, thousands students were asked to abstain from all forms of internet media for one day. The result was dramatic as 98% of them reported distress, isolation, confusion, and boredom. The research concluded that internet is an addiction even there is no medical evidence that it caused any physical harm.
Research scientists spent several months travel to ten countries – The U.S, UK, Mexico, China, India, Japan, S. Korea, Brazil, Argentina, and Uganda to collect data in universities where students volunteer to participated by not using any form of internet media, such as email, websites, blogs, music, videogames, news, and cell phones for 24 hours.
Students from China and the U.S. showed the highest percentage of feeling addicted. A student in China admitted: “I do not know why I become so dependent on these things. When I was young, I did not have these things but I was also happy. Now, everything change as I am not happy anymore. If I cannot visit some websites, watch some news streaming on YouTube, talk to friends in chat room, I feel very depress”. An U.S students agreed: “I feel dead without the internet, it bothers me so much that I cannot function. I feel sick”. Another student said: “I cannot live without these media, I do not know what to do. I need all these things, I need to surf the web or access chat rooms and without these, I am in trouble. Life is so boring”.
Among students participated, Japanese and S. Korean students spent most time to play videogame online. Many could play several days nonstop, especially in the summer when they do not go to school. One student explained: “It is not the internet, it is the videogames. You do not understand how we play videogames, it is an obsession and unless you play, you will never understand us. I do not care about movies, music, or other things, I even do not care about my girlfriend when I play and I am not the only one. Most of my friends are the same. When we play, everything is no longer important”. On-line computer games is a very big business in these countries and that is why both Japan and S. Korea have several treatment centers for videogames addiction.
Among participants, Indian students use internet media mostly for searching news and information. Many use it to learn new things and update their skills. One student said: “Yes, we know that we should not spend too much time on the internet but there are so many interesting websites with valuable information that we could not find in our country. We can access several free online universities and textbooks, several websites for technical instructions. Today we do not read newspapers but news come to us via Twitter, Facebook, Web sidebars, emails. Some news were sent directly to our iPhone, iPads so we always stay connected with the world and we need all of it”.
Brazil and Argentina students have the highest percentage on the feeling of isolation and many failed completely. After just 16 hours, over 60% abandoned the experiment and start access the internet. One students said: “I feel completely isolated with the world without the internet. I need to talk to somebody, if not in chat room then over my cell phone or reading forum where people share information”. Ugandan students were the best able to go along with the experiment and have no problem without the internet. Many of them said that they always have something else to do.
It is no surprise students feel conflicted about the dependence on these media. Most agreed that there are other joys in life besides media, yet most cannot get through a single day without feeling distress over being disconnected. As whether the internet media addiction is real or not, the researchers stated that they are not medical doctors or healthcare professionals but they found that most students reported not only craving mentally for information but also physically craving for their devices such as laptops, iPhone, iPads, cell phones etc. The medical profession is still debating whether such thing like the internet could be an addiction.