15 Apr, 2021
Nạn giáo dục quá mức
Theo một báo cáo kinh tế toàn cầu, có một vấn nạn có tên là “giáo dục quá mức” đã trở thành thông thường ở các nước đang phát triển, điều có thể ngăn cản phát triển nghề nghiệp của nhiều sinh viên tiềm năng. Thuật ngữ “giáo dục quá mức” nghĩa là mức độ giáo dục của họ vượt quá điều việc làm của họ yêu cầu.
Xu hướng này đang ngày càng tồi tệ hơn vì việc tăng số đại học và thị trường việc làm mất cân bằng ở các nước này. Đa số vấn đề xảy ra ở châu Á là vì văn hoá của họ khuyến khích giáo dục cao hơn. Các bậc phụ huynh châu Á sẵn lòng hỗ trợ cho con cái họ đạt tới bằng cấp cao nhất có thể mà không hiểu thị trường việc làm hay phát triển nghề nghiệp của con cái họ.
Một nhà giáo dục Trung Quốc viết: “Theo truyền thống mọi gia đình đều muốn con em họ, đặc biệt là con trai có được bằng cấp cao nhất có thể như tiến sĩ mà không biết rằng họ càng học cao, càng ít có cơ hội để có thể kiếm được việc làm. Cảm tính này bắt nguồn từ thời đế chế nơi hoàng đế chọn người có bằng cấp cao nhất vào chức vụ quan trọng nhất có thể. Ngày nay, mọi sự đã thay đổi. Phần lớn các công ti ưa thích thuê công nhân có bằng cử nhân vì họ có tri thức và kĩ năng dễ dàng được đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu của công ti. Người tốt nghiệp bằng thạc sĩ thường chuyên môn hoá trong một khu vực đặc biệt cho nên các công ti chỉ thuê họ khi có nhu cầu đặc biệt. Bằng cấp cao hơn như tiến sĩ chủ yếu được đào tạo để tiến hành nghiên cứu không thích hợp cho việc làm chung. Chỉ các đại học và phòng thí nghiệm nghiên cứu mới thuê những người tốt nghiệp này để dạy học hay tiến hành nghiên cứu, phần lớn các công ti không thuê người tốt nghiệp có bằng tiến sĩ. Đó là lí do tại sao chúng tôi có số lớn những người tốt nghiệp “được giáo dục quá mức” với bằng tiến sĩ mà không thể tìm được việc làm.”
Một nhà kinh tế nói thêm: “Trong công nghiệp, phần lớn công nhân về hưu khi họ tới độ tuổi 60 tới 65. Tuy nhiên, giáo sư đại học thường không về hưu, nhiều người làm việc tới cuối 70 hay 80 tuổi. Đại học đầy những “giáo sư già” do đó không có chỗ mở ra cho người tốt nghiệp tiến sĩ trẻ tìm việc làm dạy học. Từ quan điểm đầu tư, giáo sư đại học được trả lương ít hơn nhiều so với người làm việc trong công nghiệp. Bạn dành 10 tới 12 năm để có được bằng cấp cao nhất nhưng trong thời gian đó một công nhân có bằng cử nhân và 8 năm kinh nghiệm có thể làm được gấp đôi hay gấp ba lần về lương. Đó là lí do tại sao bằng cấp cao là đầu tư kém.” Kết luận của ông ấy dựa trên một báo cáo về thị trường việc làm năm 2012, chỉ ra lương trung bình của người có bằng tiến sĩ ở đại học trong công nghệ thông tin với 8 tới mười năm kinh nghiệm.
Trung Quốc là một nước chịu đựng nhiều nhất về nạn “giáo dục quá mức.” Năm ngoái chính phủ Trung Quốc báo cáo rằng đa số người tốt nghiệp đại học nói rằng họ làm việc trong những việc không yêu cầu giáo dục đại học. Một quan chức chính phủ nói: “Hiện thời, yêu cầu giáo dục cho hầu hết việc làm ở Trung Quốc là tú tài phổ thông. Ít việc làm yêu cầu bằng đại học 2 năm và còn ít hơn nữa với bằng cử nhân. Với bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ và tiến sĩ, hầu như không có cơ hội vì chúng tôi đã tập trung vào việc làm chế tạo nơi hầu hết công nhân là người tốt nghiệp phổ thông.”
Một nhà kinh tế viết: “Tiến bộ trong giáo dục và phát triển kinh tế phải được lập kế hoạch cẩn thận. Điều xảy ra ở Trung Quốc là việc lập kế hoạch rất kém. Trong mười năm qua, chính phủ khuyến khích thanh niên vào đại học bằng việc tăng số đại học và đăng tuyển nhưng đồng thời chính phủ chỉ tập trung vào phát triển khu vực chế tạo cho xuất khẩu mà không xem xét tới các khu vực khác để tạo ra việc làm có giáo dục cao hơn. Vì công nhân cơ xưởng chỉ cần giáo dục phổ thông hay ít hơn nên nhiều người tốt nghiêp đại học “được giáo dục quá nhiều” cho những việc làm này. Hiện thời Trung Quốc có bốn mươi tới năm mươi triệu người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm phù hợp và nhiều người làm việc trong cơ xưởng với lương tối thiểu. Đó là lãng phí tài năng và phí hoài đầu tư giáo dục. Vì người thất nghiệp trong các thanh niên tăng lên, điều đó có thể có tác động phá hoại cho chính phủ và sự ổn định kinh tế.”
Theo báo cáo này, “giáo dục quá mức” là thông thường trong những việc làm ở công nghiệp ngân hàng, tài chính và bảo hiểm nơi người tốt nghiệp đại học có bằng cử nhân trong bằng cấp quản trị kinh doanh thường làm việc như người trả tiền, thư kí ngân hàng, người cho vay tài chính, hay người bán bảo hiểm. Nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học làm việc như người bán hàng cho các cửa hàng quần áo thương hiệu cao cấp, người tiếp tân, và thư kí văn phòng. Một người quản lí nước ngoài nói hầu hết các cửa hàng quần áo quốc tế đều ưa chuộng thuê người tốt nghiệp đại học làm người bán hàng vì họ có thể nói tiếng nước ngoài nhưng khi hỏi về lương, ông ấy mỉm cười: “Họ có cơ hội ăn mặc đẹp và làm việc trong cửa hàng xa hoa cho nên họ không đòi hỏi nhiều.” Một người quản lí cửa hàng quần áp Pháp giải thích: “Chúng tôi thuê người bán hàng bởi họ trông đẹp và đào tạo họ nói chuyện với khách hàng của chúng tôi, những người có giáo dục cao.”
Khi một số phụ nữ ít nhất có thể tìm được việc làm, nhiều đàn ông gặp khó khăn tìm việc làm vì cạnh tranh là dữ dội. Tháng mười năm ngoái, một tờ báo Trung Quốc có một bài báo về một cơ xưởng về hệ thống vệ sinh mới được mở ra ở Harbin với 457 việc làm về hệ thống vệ sinh nhưng đã hấp dẫn 7,186 ứng cử viên trong đó 82% là người tốt nghiệp đại học và 29% có bằng thạc sĩ. Mức độ giáo dục trung bình trong các ứng cử viên là cao hơn nhiều so với mong đợi, theo báo cáo này. Tở báo này kết luận đó là “tình huống đáng xấu hổ.”
Phần lớn các nhà phân tích kinh tế đều đồng ý rằng giáo dục quá mức chung cuộc sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế; lãng phí tài nguyên giáo dục có thể dẫn tới lan tràn sự bất mãn của thanh niên và có thể lẩy cò nhiều vấn đề xã hội, tội ác và bạo hành trong thanh niên. Một nhà phân tích cảnh báo: “Điều chúng ta đang thấy ngày nay ở châu Âu nơi thanh niên biểu tình trong nhiều tháng ở Hi Lạp, Tây Ban Nha và Italy có thể cũng xảy ra ở Trung Quốc và các nước châu Á khác nữa. Chỉ là vấn đề thời gian vì số lượng người tốt nghiệp bị thất nghiệp liên tục tăng lên và đạt tới điểm sôi.”
—-English version—-
Over education issue
According to a global economic report, there is an issue called “Over-education” that becoming common in developing countries which may prevent career development of many potential students. The term “over-education” means workers’ education level is above what their job requires.
The trend is getting worse because of an increase number of universities and the imbalanced job market in these countries. The majority of problems happen in Asia because of its culture that encourages higher education. Asian parents are willing to support their children to achieve the highest degree possible without understand job market or career development of their children.
A Chinese educator wrote: “Traditionally every family wants their children, especially their sons to get the highest degree possible such as Ph.D without knowing that the higher they go, the less chance they can get job. This sentiment is rooted in imperial time where the emperor selected persons with highest degree to the best positions possible. Today, things have changed. Most companies prefer to hire workers with bachelor’s degrees because they have the knowledge and skills that are easily trained to meet company’s needs. Graduates with Master degree are usually specializing in a particular area so companies only hire them when there are special needs. Higher degree such as Ph.D or doctorate are mostly trained to conduct research and not suitable for general jobs. Only universities and research laboratories would hire these graduates for teaching or conduct research, most companies do not hire graduates with Ph.D degree. That is why we have a large number of “over educated” graduates with Ph.D degrees but could not find job.”
An economist added: “In the industry, most workers retire when they reach 60 to 65 years old. However, college professors usually do not retire, many work until they are in late 70s or 80s. Universities are full of these “old professors” therefore there is no opening for young Ph.D graduates looking for teaching jobs. From the investment view, college professor get paid much less than people who work in the industry. You spend 10 to 12 years to get the highest degree but during that time a worker with a bachelor’s degree and 8 years of experience could make twice or three times the salary. That is why higher degree is a bad investment.” His conclusion was based on a report on the job market in 2012, which showed the average salary of people with Ph.D degree in university and workers in the Information technology with 8 to 10 years of experience.
China is the country that suffers most from the “over education” issue. Last year Chinese government reported that a majority of college graduates said that they were working in jobs that did not require college education. A government officer said: “At present, educational requirements for most jobs in China are high school diploma. Few jobs do ask for junior college degree (2 year) and much fewer at bachelor’s degree. For advanced degrees such as MS and Ph.D, there is little opportunity because we have been focusing in manufacturing jobs where most workers are high school graduates.”
An economist wrote: “Progress in Education and economic development should be planned carefully. What happened in China is a very bad planning. In the past ten years, Government encouraged young people to go to college by increase numbers of university and enrollments but at the same time government only focused on development the manufacturing sectors for export without considered other sectors to create higher education jobs. Since factory workers only need a high school education or less many college graduates are “over-educated” for these jobs. Currently China has forty to fifty million college graduates without suitable jobs and many are working in factory with minimum salary. That is a waste of talents and a waste of education investment. As unemployment among young people increases, it could have a devastating effect on government and economic stability.”
According to the report, “Over-education” is common among jobs in the banking, finance and insurance industries where college graduates with bachelor’s degree in business administration degree are often work as Bank tellers, Bank clerks, Financial loan officers, or Insurance sale people. Many college graduated women work as sale person for high-end brand clothing stores, receptionists, and office secretaries. A foreign manager said most international clothing stores prefer to hire university graduates as salespeople because they can speak foreign languages but when inquire about salary, he smiled: “They have a chance to dress nicely and work in luxury stores so they do not ask for much.” Another French clothing store manager explained: “We hire salespeople because they look good and train them to talk to our customers who are highly educated.”
When some women can at least find jobs, many men were having difficulty finding jobs as competition is fierce. Last October, a Chinese newspaper have an article about a new sanitation factory opened in Harbin with 457 sanitation jobs but attracted 7,186 candidates where 82% were college educated and 29% had Master degrees. The average education level among candidates was much higher than expected, according to the reports. The newspaper concluded as “Shameful situation.”
Most economic analysts agreed that over-education will ultimately have a negative impact on the economy; the waste of educational resources could lead to widespread youth discontent and could trigger more social problems, crimes and violence among young people. An analyst warned: “What we are seeing today in Europe where young people demonstrate for months in Greece, Spain, and Italy could also happen in China and other Asian countries too. Just a matter of time as the number of unemployed college graduates continues to increase and reach a boiling point.”