19 Mar, 2021
Năm đầu ở đại học
Mọi năm sinh viên mới vào đại học cứ tưởng họ đã sẵn sàng vì họ đã qua được kì thi và được nhận vào trường. Không may, không ai cảnh báo cho họ rằng, bất kể điều họ đã hoàn thành ở phổ thông, qui tắc và mong đợi là khác ở đại học.
Một báo cáo năm 2011 của Ban đại học có tiêu đề “Năm thứ nhất” đã điều tra sinh viên để xem năm thứ nhất ở đại học của họ là như thế nào và họ cảm thấy trường phổ thông chuẩn bị cho họ tốt tới đâu đối với sự nghiêm ngặt của giáo dục đại học, đã thấy rằng: 64% sinh viên báo cáo rằng các môn đại học khó hơn nhiều so với họ mong đợi dưới dạng điều sinh viên cần được biết và điều được yêu cầu để có điểm tốt. 48% mô tả việc chuyển từ phổ thông lên đại học là thách thức và 74% sinh viên nói rằng trường phổ thông đã không chuẩn bị tốt cho họ vào đại học.
Là một giáo sư, tôi không ngạc nhiên vì tôi thấy điều này xảy ra mọi năm. Nhiều sinh viên năm thứ nhất không được chuẩn bị. Không phải là họ không thông minh hay không có động cơ nhưng có khác biệt lớn giữa bầu không khí ở trường phổ thông và kiểu cách sống của đại học. Những sinh viên này tới đại học cứ tưởng họ đã sẵn sàng khi không ai bảo họ các qui tắc đã thay đổi. Làm cho mọi sự tồi tệ hơn, nhiều giáo sư đại học hoặc không biết hoặc không chăm sóc tới kinh nghiệp đại học, điều hình thành nên tương lai và tính cách của những sinh viên này. Một giáo sư bảo tôi rằng ông ấy tin đại học là cạnh tranh cho nên người sống còn sẽ thắng và người không sống còn sẽ thua và bỏ học. Một giáo sư khác giải thích: “Khi thầy dạy năm thứ nhất, thầy có hàng trăm sinh viên hay hơn. Một số là nghiêm chỉnh về học tập nhưng nhiều người không nghiêm chỉnh. Nếu thầy không cho bài kiểm tra đủ khó để loại bớt một số người trong họ thì thầy sẽ phải dạy nhiều sinh viên hơn trong các năm sau. Điều đó sẽ làm cho thầy bận rộn và phải làm việc vất vả hơn. Bằng cách loại hầu hết họ đi và chọn chỉ vài sinh viên giỏi, thầy có ít việc hơn và có sinh viên giỏi hơn để dạy.” Ở phổ thông, các thầy giáo thường biết rõ học sinh và thỉnh thoảng họ có thể khuyên nhủ hay giúp đỡ nhưng ở đại học, các giáo sư bận rộn, họ coi làm thêm cái gì phụ không phải là việc của họ. Ở trường phổ thông, thầy giáo thường kiểm tra việc lên lớp, nếu học sinh vắng mặt nhiều buổi, trường có thể liên hệ với phụ huynh. Ở đại học, các giáo sư không kiểm sự có mặt của sinh viên và nếu sinh viên bỏ lớp thì đó là việc của họ, vì họ được coi là người lớn và họ chịu trách nhiệm về hành động của họ. Ở trường phổ thông, việc cho điểm hầu hết dựa trên suy xét của thầy giáo cho nên có thể cho học sinh ở đường biên được đỗ. Nếu được 60% thì là được điểm đỗ, thầy giáo có thể cho học sinh 57% hay 58% cũng là được điểm đỗ. Ở đại học việc cho điểm hầu hết dựa trên đường cong chuẩn như 92% hay tốt hơn mới được điểm “A”. 85% tới 91% được điểm “B”, 75% tới 84% được điểm “C”; và dưới 75% là điểm trượt. (Đây là chuẩn trong nhiều đại học Mĩ.)
Có nhiều điều làm sao lãng sinh viên đại học, đặc biệt sinh viên năm thứ nhất. Vì họ bắt đầu kinh nghiệm tự do cá nhân nào đó và ít bị giám sát từ bố mẹ, một số có thể hành động vô trách nhiệm do bản tính chưa chín chắn của họ. Ở trường phổ thông, họ bị giới hạn với số bạn bè mà họ biết trong nhiều năm nhưng ở đại học, họ gặp nhiều bạn mới người tới từ các chỗ khác với các nền tảng khác nhau. Một số tới đó để học tập, một số thì có thể không. Dễ dàng bị ảnh hưởng xấu và họ có thể bị sao lãng khỏi học tập. Sinh viên năm thứ nhất thường là nạn nhân của ma tuý, rượu và mang thai không mong muốn do nhiều tiệc tùng, nhảy múa và các thực nghiệm trong những hành vi nào đó. Với tất cả những thay đổi và sao lãng này, không có gì ngạc nhiên là nhiều sinh viên thế loạng choạng và thất bại. Vì cuộc sống đại học là khác với trường phổ thông tôi tin ai đó phải dạy cho họ về cách là sinh viên đại học.
Phần lớn các giáo sư đại học tin rằng việc của họ là dạy, không phải là khuyên nhủ. Phần lớn những cố vấn đại học tin rằng việc của họ là cung cấp lời khuyên hàn lâm như lựa chọn lĩnh vực học tập hay lớp nào cần học nhưng không về hành vi của sinh viên và cách họ làm trong thời gian của họ. Phần lớn những cố vấn nghề nghiệp tin rằng việc của họ là giúp cho người tốt nghiệp tìm việc làm, không giải quyết với sinh viên năm thứ nhất. Phần lớn phụ huynh không biết cái gì xảy ra ở đại học, họ không biết rằng có khác biệt giữa phổ thông và đại học. Cho nên vấn đề là ai phải chịu trách nhiệm để dạy cho sinh viên năm thứ nhất cách là sinh viên đại học thành công? Tôi đã hỏi nhiều người và câu trả lời hiển nhiên là: Không ai cả. Cho nên đó là trách nhiệm của sinh viên cho riêng họ.
Theo kinh nghiệm của tôi, năm thứ nhất là năm lẫn lộn nhất với bất kì ai. Bạn vào một môi trường mới, trường mới, gặp bạn bè mới nhưng bạn chưa đủ chín chắn để giải quyết với tất cả những thay đổi này. Chẳng thành vấn đề bạn có bao nhiêu lời khuyên, chẳng thành vấn đề bạn được chuẩn bị thế nào, bạn có thể vẫn bị lạc một thời gian cho tới khi bạn biết phải làm gì. Nó là quá trình khám phá rằng bạn phải làm điều đó một mình. Một số người tin “chỉ người giỏi nhất mới sống còn” vì đại học là cạnh tranh để là người giỏi nhất, ưu tú, người thông minh nhất trong lĩnh vực nào đó. Tôi không đồng ý với điều đó. Tôi nghĩ là nhà giáo dục, chúng ta có trách nhiệm với sinh viên của chúng ta và chúng ta phải làm hết sức để giúp họ trong bước đầu tiên của họ hướng tới thành người lớn vì chúng ta đang hình thành nghề nghiệp và tương lai của họ. Mọi sinh viên vào đại học với mong đợi cao và hi vọng cao, và chúng ta phải giúp nuôi dưỡng những điều quí giá này. Đại học là việc chuẩn bị cho cuộc sống; nó là bước đầu tiên cần nhiều hướng dẫn hơn bất kì cái gì khác. Năm thứ nhất không bao giờ nên là cạnh tranh nơi sinh viên cạnh tranh để sống còn nhưng nó phải là chỗ nơi chúng ta, những nhà giáo dục cung cấp lời khuyên chí tình nhất để giúp họ vượt qua mọi chướng ngại dẫn tới nghề nghiệp thành công như những người có trách nhiệm.
Tôi gợi ý rằng là nhà giáo dục, chúng ta phải dành thời gian để hiểu nền tảng hàn lâm của sinh viên và dùng thông tin đó để hội tụ vào việc dạy của chúng ta. Cho dù mọi sinh viên đã thi đỗ kì thi và được chọn vào đại học nhưng không phải mọi sinh viên có cùng mức hàn lâm. Một số có thể cần trợ giúp thêm; một số có thể cần học thêm lớp để xây dựng kĩ năng của họ trước khi học các lớp đại học bình thường. Chúng ta phải trao đổi về những mong đợi của chúng ta một cách rõ ràng cho sinh viên của chúng trong những ngày đầu tiên của lớp để tránh bất kì lẫn lộn nào và khuyến khích thay đổi tích cực trong sinh viên của chúng ta. Chúng ta phải đặt chính sách mong đợi về cho điểm để cho mọi sinh viên hiểu cách họ sẽ được cho điểm và nhắc nhở họ về cách duy trì chuẩn trong toàn môn học. Bằng việc đưa những nỗ lực phụ nào đó lên hàng đầu, chúng ta có thể giúp cho sinh viên của chúng ta bước bước đi đầu tiên trong đại học với sáng tỏ hơn và tự tin hơn trên cuộc hành trình giáo dục của họ.
—-English version—-
The first year in college
Every year new students go to college thinking they are ready since they have passed the exam and get admitted to the school. Unfortunately, no one warns them that, regardless of what they accomplished in high school, the rules and expectations are different in college. A 2011 report by the College Board titled “The first year” surveyed students to see what their first year in college was like and how well they felt high school prepared them for the rigors of college education has found that:. 64% report that college courses were more difficult than they expected in terms of what students needed to know and what was required to get good grades. 48% describe the transition from high school to college as challenging and 74% of students say that high school did not prepare them well for college.
As a professor, I am not surprised since I saw this happens every year. Many first-year students are unprepared. It is not that they are not smart or motivated but there is a big different between the atmosphere in high school and the life style of the university. These students arrive in college thinking they are ready when no one has told them the rules have changed. To make things worse, many college professors either do not know or do not care about the college experiences that shape these students’ future and characters. One professor told me that he believe college is about competition so the one that survive will win and the one who could not will lose and drop out. Another professor explained: “When you teach first year, you have hundreds of students or more. Some are serious about studying but many are not. If you do not make the test hard enough to eliminate some of them than you will have to teach more students in the following years. That will keep you busy and have to work harder. By eliminate most of them and select only few good students, you have less work and better students to teach. In high school, teachers often know the students well and sometime they can advise or help but in college, professors are busy, they consider it is not their job to do anything extra. In high school, teachers often check for class attendance, if students missing many classes, the school can contact the parents. In college, professors do not check attendance and if students skip class, that is their problem, as they are considered adult and they be responsible for their action. In high school, grading is mostly based on the teacher’s discretions so it is possible to pass a student at the borderline. If 60% is passing grade, a teacher can give a 57% or 58% students passing grade. In college grading is mostly based on a standard curve such as 92% or better gets “A” grade. 85% to 91% gets “B” grade, 75% to 84% gets “C” grade; and below 75% is a failing grade. (This is a standard in many U.S university)
There are many things that distract college students, especially the first year students. As they begin to experience some individual freedoms and less supervision from parents, some may act irresponsible due to their immature nature. In high school, they are limited to number of friends whom they know for many years but in college, they meet many new friends who came from different places and different backgrounds. Some are there to study, some may not. It is easy to get bad influences and they could be distracted from studying. First year students are often victims of drugs, alcohols and unwanted pregnancy due to many parties, dancing, and experiments in certain behaviors. With all these changes and distractions, it is no surprise so many students stumble and fail. Since college life is different from high school I believe someone has to teach them how to be a college student.
Most college professors believe that their job is to teach, not to advice. Most college counselors believe that their job is to provide academic advices such as selecting fields of study or what class to take but not on student’s behaviors and how they do in their own time. Most career counselors believe that their job is to help graduates to find jobs, not deal with first year students. Most parents do not know what happen in college, they do not know that there is a difference between high school and college. So the question is who should be responsible to teach first year students how to be a successful college student? I have asked many people and the obvious answer is: No one. So it is the students’ responsibility for their own.
In my experience, the first year is the most confusing year for anyone. You are entering a new environment, new school, meeting new friends but you are not mature enough to deal with all of these changes. No matter how many advices you have, no matter how prepared you are, you can still be lost for a while until you know what to do. It is the process of discovering that you must do it alone. Some people believe “Only the best survive” as college is a competition to get the best, the elite, the smartest in certain field. I do not agree with it. I think as educator, we are responsible for our students and we must do our best to help them in their first step toward adulthood as we are shaping their career and their future. All students enter college with high expectations and high hopes, and we must help nurturing these precious things. College is a preparation for life; it is the first step that needs more guidance than anything else. The first year should never be a competition where students compete to survive but it must be the place where we, the educators provide the best advices to help them overcome all obstacles to lead a successful career as responsible persons.
I suggest that as educators, we must take time to understand students’ academic background and use that information to focus on our teaching. Even all students have passed the exam and get selected to college but not all students have the same academic level. Some may need additional helps; some may need to take additional class to build up their skills before taking ordinary college classes. We must communicate our expectations clearly to our students in the first day of class to avoid any confusion and encourage positive changes in our students. We must clearly set grading expectation policies so all students understand how they will be graded and remind them how to maintain standards throughout the course. By putting some extra efforts up front, we may help our student to put their first step in college with better clarity and more confident on their educational journey.