07 Feb, 2021
Một kĩ thuật dạy hiện đại
Nhiều thầy giáo thường phàn nàn rằng sinh viên không muốn học và chỉ làm tối thiểu để qua được môn học. Điều đó có thể đúng với số ít người nhưng với điều tôi biết được; không sinh viên nào tới đại học mà chỉ làm việc tối thiểu. Thỉnh thoảng họ không thấy kết nối giữa các hoạt động họ học trong môn học và điều sẽ được cần trong nghề nghiệp tương lai của họ. Sinh viên thường hỏi: “Tại sao chúng tôi làm điều này? Tại sao tôi cần biết điều này? Tại sao chúng tôi dành nhiều thời gian thế vào chủ đề này? Tại sao chúng tôi phải làm công việc này?”
Nhiều thầy giáo không thích được hỏi. Một số nói tới môn học như được chỉ đạo bởi chỉ thị từ cấp trên và việc của họ chỉ là dạy. Trong trường hợp đó, họ bỏ lỡ cơ hội thiết lập sự liên quan của môn học với sinh viên. Để khuyến khích học tập, thầy giáo nên đều đặn thảo luận về kết quả học tập của môn học. Không giải thích điều đó ngay lúc bắt đầu môn học; không giải thích nó khi được hỏi mà phải làm nó một cách đều đặn. Bằng việc làm điều đó, thầy giáo làm sáng tỏ điều sinh viên sẽ biết khi họ hoàn thành môn học. Nếu sinh viên hiểu mối liên quan, mối nối giữa điều họ học và điều họ sẽ làm trong tương lai, họ sẽ học tốt hơn.
Chẳng hạn, thầy giáo có thể giải thích rằng phần lớn các công ti phần mềm sẽ yêu cầu người tốt nghiệp đại học phải có tri thức về quản lí thay đổi; sinh viên cần hiểu cách thay đổi có thể có tác động lên dự án nếu không được quản lí đúng. Sinh viên phải biết cách kiểm soát thay đổi với mọi khoản mục cấu hình trong dự án v.v. bằng việc tuân theo qui trình thay đổi hay chuẩn quản lí cấu hình, v.v. Khi sinh viên biết tại sao tri thức và kĩ năng họ học trong môn học là quan trọng trong cuộc sống tương lai của họ, họ sẽ học tốt hơn.
Thỉnh thoảng, thầy giáo không kết nối bài phân công với kết quả học tập. Họ có thể nghĩ rằng các kết nối là hiển nhiên thế, nhưng điều đó không phải bao giờ cũng đúng. Mọi phân công nên được xác định rõ ràng dưới dạng cách nó phải được thực hiện, và từng phân công nên được biện minh rõ ràng bằng việc trả lời các câu hỏi như “Phân công này có quan hệ thế nào tới kết quả môn học? Làm sao phân công này giúp hoàn thành chúng? Sinh viên nên có khả năng nào để biết sau khi hoàn thành phân công? Tại sao phân công này được chọn để đạt tới kết quả học tập?” Khi sinh viên hiểu phân công đang giúp cho họ hoàn thành cái gì, họ sẽ thấy công việc có nghĩa hơn.
Chẳng hạn, thầy giáo có thể giải thích rằng mục đích của môn này là học về quản lí dự án phần mềm. Bằng việc hoàn thành môn này, sinh viên sẽ biết về các pha quản lí dự án, qui trình quản lí dự án, kĩ thuật được dùng và vai trò của người quản lí dự án. Trong phân công này, sinh viên phải học cách ước lượng nỗ lực làm yêu cầu cho dự án, bằng việc biết nỗ lực này họ có thể ước lượng thời gian được cần và có khả năng thương lượng với khách hàng về lịch biểu chính xác hơn. Khi sinh viên hiểu điều họ cần học, và cách phân công được nối với kết quả toàn thể, họ sẽ học tốt hơn.
Một số thầy giáo trình bày dàn bài của tài liệu học trong ngày trên bảng hay trong bài PowerPoint. Đây là thực hành hữu dụng có thể trợ giúp cho sinh viên chú ý, nhưng sinh viên thậm chí được khuyến khích hơn khi nội dung và hoạt động của ngày được đặt trong hoàn cảnh của môn học và nghề nghiệp tương lai của họ. Sinh viên có thể được khuyến khích hơn nếu họ thấy điều họ học vào ngày đó khớp vào trong kết quả của môn học. Mọi ngày đều có thể bắt đầu bằng một định hướng đơn giản trả lời cho ba câu hỏi – cái gì? Tại sao? Và Thế nào? Cái gì? Chúng ta làm gì trong lớp hôm nay? Chúng ta sẽ cố gắng trả lời câu hỏi nào? Chúng ta sẽ đề cập tới khái niệm nào? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi nào? Chúng ta sẽ làm hoạt động nào? Tại sao? Tại sao chúng ta học điều này? Nội dung và hoạt động hôm nay gắn thế nào với kết quả môn học? Tôi nên biết gì hay có khả năng gì để làm sau lớp học ngày hôm nay? Làm sao thông tin và kĩ năng được dùng trong cuộc sống thường ngày? Làm sao? Làm sao chúng ta sẽ đề cập tới nội dung? Chúng ta dùng bài giảng hay thảo luận hay các hoạt động khác?
Ngày nay sinh viên rất tích cực, nếu họ hiểu rõ ràng giá trị, mục đích và thủ tục cho các hoạt động môn học và logic qua đó thầy giáo đạt tới thiết kế của mình, họ rất có thể coi là có giá trị về điều họ được yêu cầu học và hậu quả là sẽ thực hành đầy đủ hơn trong môn học và sẽ học nhiều hơn.
—-English version—-
A modern teaching technique
Many teachers often complain that students do not want to learn and only do the minimum just to pass the course. It may be true to a few but for what I know; no students would go to college just to do the minimum. Sometime they do not see the connection between the activities they study in the course and what will be needed in their future careers. Students often ask: “Why are we doing this? Why do I need to know this? Why are we spending so much time on this subject? Why do we have to do this work?”
Many teachers do not like to be asked. Some refer the course content as dictated by direction from above and their job is only to teach. In that case, they miss an opportunity to establish the relevance of course to students. To encourage learning, teacher should regularly discuss the learning outcomes of the course. Not explain it once in the beginning of the course; not explain it when asked but should do it regularly. By doing that, teachers clarify what students will know when they complete the course. If students understand the relevance, the link between what they study and what they will do in the future, they will learn better.
For example, a teacher can explain that most software companies would require graduates to have knowledge of change management; students need to understand how changes can impact the project if not properly managed. Students must know how to control changes to all configuration items in the project etc. by following a change process or configuration management standard, etc. When students know why the knowledge and skills that they learn in the course are important in their future lives, they will study better.
Sometime, teachers do not connect the assignments to the learning outcomes. They may think that the connections are so obvious, but that is not always true. Every assignment should be clearly defined in terms of how it should be done, and each assignment should be clearly justified by answering questions such as “How does this assignment relate to the course outcomes? How will this assignment help fulfill them? What should the student be able to know after completing the assignment? Why was this assignment chosen to achieve the learning outcomes?” When students understand what the assignments are helping them accomplish, they will find the work more meaningful.
For example, the teacher may explain that the purpose of this course is to learn software project management. By complete the course, students will know about the project management phases, the project management process, the technique to be used and the role of the project manager. In this assignment, students must learn how to estimate the efforts requirements for a project, by knowing the efforts they can estimate the time required and be able to negotiate with customer for a more accurate schedule. When students understand what they need to learn, and how the assignment is linked to the overall outcomes, they will study better.
Some teacher presents an outline of the day’s material on the board or in a PowerPoint. This is a useful practice that can aid student note taking, but students are even more motivated when the day’s content and activities are placed in the context of the course and their future careers. Students can be motivated more if they see what they study on that day fit into the outcomes of the course. Every day can start with a simple orientation that answers three questions—what? Why? And How? What? What are we doing in class today? What questions will we try to answer? What concepts will we address? What questions will we answer? What activities will we do? Why? Why are we studying this? How are today’s content and activities tied to the course learning outcomes? What should I know or be able to do after today’s class? How can the information and skills be used in everyday life?How? How are we going to address the content? We use lectures or discussion or other activities?
Today students are very active, if they understand clearly the value, purpose, and procedures for course activities and the logic by which teachers arrived at their design, they are more likely to see the value of what they are being asked to learn and consequently will participate more fully in the course and will learn more.