Trong số những người thất nghiệp ngày nay có một nhóm đặc biệt: những sinh viên bỏ đại học mà không có được bằng cấp.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá này, bằng cử nhân là con đường tốt nhất đi tới nghề nghiệp tốt. Ngay cả với những quan ngại về đào tạo lạc hậu trong nhiều đại học, những người tốt nghiệp gần đây có tỉ lệ thấp về thất nghiệp, thu nhập cao hơn và viễn cảnh nghề nghiệp tốt hơn là những người kém giáo dục so với họ. Nhưng khi nhiều sinh viên vào đại học, nhiều người bỏ học trước khi họ hoàn thành giáo dục của họ. Điều đó nghĩa là hàng triệu sinh viên từ bỏ giấc mơ đại học của họ. Người bỏ học nhiều hơn bốn lần người có khả năng bị thất nghiệp trong thời gian dài.

Theo một khảo cứu toàn cầu, sinh viên không tốt nghiệp là những người có vấn đề nhất trong xã hội. Nhiều người lâm vào rắc rối với nghiện rượu, ma tuý và tội phạm vì họ không có hi vọng nào về tương lai tốt hơn. Vì số người này vẫn đang tăng lên, họ có thể là vấn đề chính cho xã hội. Khảo cứu này thấy rằng có trên 84 triệu người trên 25 tuổi đã học một số môn học của đại học nhưng đã không nhận được bằng cấp, tỉ lệ này đã tăng lên nhanh chóng cứ mỗi năm thêm 1,2 triệu người. Vấn đề này sẽ có hệ luỵ kinh tế lâu dài vì mọi nước đều cần nhiều sinh viên đại học hơn để vẫn còn có tính cạnh tranh. Nhưng tăng số người tốt nghiệp nghĩa là hệ thống giáo dục cũng phải thay đổi để thích ứng với việc loại bỏ vấn đề này.

Ngay cả khi hoàn thành thành công, bằng đại học cũng không đảm bảo nghề nghiệp thành công, đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay và thay đổi nhanh chóng của nhu cầu công nghiệp. Khảo cứu này thấy rằng có 49 triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp ở Mĩ và châu Âu, phần lớn trong họ trẻ hơn 30 vì họ tốt nghiệp trong các lĩnh vực không còn được cần tới và phần lớn trong họ sẽ vẫn còn hoặc là thất nghiệp hoặc bị buộc phải làm việc trong những việc làm thậm chí không cần bằng đại học. Tuy nhiên những người không tốt nghiệp thậm chí còn đối diện với viễn cảnh ảm đạm hơn. Tỉ lệ thất nghiệp cho bằng cử nhân là 3.1%, so với 12.4% cho những người chỉ có bằng tú tài phổ thông và 9.8% cho những người bắt đầu đại học nhưng không kết thúc.

Nếu chúng ta nhìn kĩ, chúng ta có thể thấy rằng một số sinh viên vào đại học mà không có tri thức và kĩ năng cần thiết để học tốt trong đại học. Đó là lí do tại sao nhiều người bỏ học trong năm đầu tiên và những người khác vật lộn rồi bỏ học trong năm thứ hai. Điều này là hoàn toàn phí hoài thời gian, công sức và tạo ra hình ảnh tiêu cực cho các sinh viên này.  Như tôi đã nhắc tới trong blog trước đây, đại học KHÔNG dành cho mọi người, một số người nên vào trường hướng nghề hay đại học cộng đồng để học những kĩ năng nào đó thì tốt hơn. Tuy nhiên, để ngăn cản số người bỏ đại học, nhà trường phải tích cực đánh giá sinh viên sau khi họ vào trường để chắc rằng họ có thể học được. Nếu cần, nhà trường nên khuyên họ học thêm các môn phụ đạo trước khi cho phép họ học các môn chính qui. Điều này không dễ bởi vì sinh viên năm thứ nhất không thích học phụ đạo. Một số phụ huynh cũng chỉ trích các môn phụ đạo vì kéo dài thời gian con cái họ học ở đại học (Nếu đó là trường tư, họ nghĩ trường muốn làm thêm tiền). Vài người nhận ra tầm quan trọng của các môn phụ đạo như giải pháp để đảm bảo rằng sinh viên sẽ thành công trong giáo dục của họ.

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thường đánh giá năng lực của sinh viên khi họ ghi danh vào chương trình của tôi và nếu cần, khuyên rằng họ nên học vài môn phụ đạo. Tôi thấy rằng lí do một số người không học tốt trong lớp là vì họ đã không có nền tảng vững khi họ còn trong trường trung học. Bằng việc yêu cầu họ xây dựng lại các kĩ năng nền tảng, phần lớn trong họ cuối cùng đã học tốt các lớp chính qui, có khả năng tốt nghiệp, và có kĩ năng để thành công trong công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng học phụ đạo như toán và khoa học sẽ tạo ra khác biệt. Sinh viên và phụ huynh vẫn nghi vấn liệu những môn phụ đạo đó có giúp cho sinh viên cải thiện tri thức và kĩ năng của họ để hoàn thành thành công các môn chính qui không.

Tháng trước, đã có một nghiên cứu về các môn phụ đạo trong đó nhà nghiên cứu đã điều tra trên 100,000 sinh viên đăng tuyển vào môn toán trong trên 100 đại học. Để tìm ra các môn phụ đạo có tác dụng tốt thế nào, nhà nghiên cứu này nhìn vào việc đạt tới bằng cấp (Sinh viên đại học đăng tuyển vào các môn phụ đạo toán có lên tiếp các lớp chính qui và đạt tới bằng cấp không?). Dùng nhân tố này ông ấy theo dõi tiến bộ của sinh viên trong môn toán trong sáu năm và việc đạt tới mức hàn lâm sau tám năm.

Kết quả là hiển nhiên: Sinh viên học môn phụ đạo toán đã thành công qua được mọi môn chính qui khi so sánh với thành công của sinh viên đạt tới kĩ năng toán mà không cần phụ đạo. Phát hiện này nêu một sự thật thậm chí xuyên ngang qua các mức đa đạng của việc kém kĩ năng toán khởi đầu. Tác giả này kết luận rằng hai nhóm là “không phân biệt được” với nhau khi tới việc đạt bằng cấp. Đây là phát hiện đáng chú ý, vì nó chỉ ra rằng phụ đạo có khả năng giải quyết đầy đủ bất lợi hàn lâm về kém toán học. Các môn phụ đạo không chỉ có tác dụng, nó có tác dụng cực kì tốt.

Giải pháp là rõ ràng, nếu sinh viên không có nền tảng tốt ở trường trung học; điều quan trọng với họ là học thêm vài môn phụ đạo để đảm bảo rằng họ có thể bắt kịp và thu được tri thức và kĩ năng cần thiết để hoàn thành mục đích giáo dục của họ. Cho dù họ phải thêm vài tháng tới một năm ở đại học; điều đó vẫn còn tốt hơn là không hoàn thành và chấm dứt trong số người thất nghiệp.

—-English version—-

The remedial courses

Among the unemployed today there is one special group: students who drop out of college without earning a degree. In this globalized economy, a bachelor’s degree is the best path to a good career. Even with concerns about obsolete training in many colleges, recent graduates have lower rates of unemployment, higher earnings and better career prospects than their less educated people. But as more students attend college, more are dropping out before they compete their education. That means millions of students are given up on their college dreams. Dropouts are more than four times as likely as being unemployed for a long time.

According to a global study, students who do not graduate are the ones who are having the most problems in society. Many get into trouble with alcohol, drugs, and crimes because they have no hope for better future. As their numbers is still increasing, they could be a major problems for any society. The study found that there were over 84 million people over 25 years old who have taken some college courses but have not received a degree, a rate that grew quickly by 1.2 million each year. The problem will have long-term economic implications as every country needs more college graduates in order to remain competitive. But increase the numbers of graduate means the education system must also change to accommodate the drop out problem.

Even successfully completing a college degree is no guarantee of a successful career, especially in today’s global economy and the quick changing of industry needs. The study found that there were 49 million unemployed college graduates in the U.S and Europe, most of them younger than 30 because they graduated in fields that are no longer needed and most of them will remain either unemployed or force to work in jobs that do not even a college degree. However those who do not graduate face even bleaker prospects. The unemployment rate for bachelor’s degree holders was 3.1%, versus 12.4% for those with only a high-school diploma and 9.8% for those who began college but did not finish.

If we look closely, we may find that some students go to college without the knowledge and skills needed to do well in college. That is why many drop out in the first year and other struggle then drop out in the second year. This is a completely waste of time, efforts and create negative image for these students.  As I have mentioned in my earlier blog, college is NOT for everybody, some would be better at vocational schools or at community college to learn certain skills. However, to prevent the number of college dropout, school must be actively assessing students after they get in to make sure that they could do the work. If needed, schools should recommend them to take remedial courses before allowing them to take regular courses. This is not easy because first year students do not like to take remedial courses. Some parents also criticize remedial courses as prolonging the time their children spend in college (If it is a private school, they think the school wants to make extra money). Few people realize the importance of remedial courses as a solution to ensure that students will be successful in their education.

For many years of teaching, I often assessed students’ capability when they enrolled in my program and if needed, recommended that they take some remedial courses. I found that the reason some did not do well in class because they did not have a good foundation when they were in high schools. By asked them to rebuild some fundamental skills, most of them eventually did well in regular classes, were able to graduate, and had the skills to succeed in the industry. However, many people do not believe that taking remedial courses such as math and science would make a difference. Students and parents are still questioning whether those remedial courses help students to improve their knowledge and skills needed to successfully complete regular courses.

Last month, there was a research on remedial courses where the researcher investigated over 100,000 students enrolled math remedial courses in over 100 universities. To find out how well remedial courses were working, the researcher looked at the degree attainment (Did college students enrolled in remedial math courses go on to regular classes and attain a degree?). Using this factor he tracked students’ progress in math courses for six years and its academic attainment after eight years.

The result is obvious: Students who took remediate math courses successfully passed all regular courses comparable to that of students who achieve math skill without the need for remediation. This finding holds true even across the various levels of initial math skill deficiency. The author concluded that the two groups are “indistinguishable” from each other when it comes to degree attainment. This is a remarkable finding, as it indicates that remediation has the capacity to fully resolve the academic disadvantage of math skill deficiency. Remedial coursework not only works, it works extremely well.

The solution is clear, if students do not have a good foundation in high school; it is important for them to take few additional remedial courses to ensure that they could catch up and obtain the knowledge and skills needed to complete their education goals. Even they may have to add few months to a year in college; it is still better than not complete and ends up in the unemployment number.