22 Feb, 2021
Mô hình kinh tế
Vào cuối những năm 1980, Mĩ và Mexico kí Thoả thuận thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) điều cho phép Mĩ chuyển nhiều cơ xưởng sang Mexico để tận dụng chi phí lao động thấp hơn. Từ 1980 đến 2000, Mexico là “trung tâm cơ xưởng” cho Mĩ với hàng triệu việc làm được tạo ra và nền kinh tế của nó đã bùng nở. Năm 2000, Trung Quốc bắt được thị trường đó bằng việc đề nghị chuyện kinh doanh tốt hơn và có khuyến khích, nhiều cơ xưởng được tái định vị tại Trung Quốc và hàng triệu người Mexico đã mất việc làm của họ, hàng trăm cơ xưởng đã đóng vĩnh viễn và trong một thời gian ngắn, thịnh vượng kinh tế của Mexico mất đi.
Mexico có thể là nước đầu tiên nhưng dứt khoát không phải là nước cuối cùng. Vì Trung Quốc đang năng nổ mở cửa của mình cho đầu tư nước ngoài với hứa hẹn về chi phí lao động thấp hơn bất kì nước nào, các công ti đang chuyển cơ xưởng và việc làm của họ tới Trung Quốc. Kết quả là số thất nghiệp đã lên mức cao nhất ở nhiều nước. Điều này đã tạo ra báo động trên khắp các nước đang phát triển. Một số nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Hungary, v.v. đã tận hưởng vị trí của các nước chi phí thấp bây giờ thấy bản thân họ đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc và họ biết rằng họ không thể thắng được. Một số chính khách bắt đầu đổ lỗi vấn đề của họ cho toàn cầu hoá. Bất kì ai học về toàn cầu hoá đều phải biết rằng không nước nào có thể vẫn còn là nước chi phí thấp của thế giới mãi mãi được. Ngay cả Trung Quốc cũng sẽ mất danh hiệu đó vào nước chi phí thấp hơn trong tương lai. Nhiều người dự đoán rằng đó sẽ là nước châu Phi nếu tình hình chính trị ở đó đủ ổn định.
Có cách tiếp cận khác, thay vì cố gắng hội tụ vào chi phí thấp, có thể hội tụ vào việc tạo ra việc làm có giá trị cao hơn đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu hiện thời. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn còn hội tụ vào “mô hình chi phí thấp” bằng việc cố gắng cạnh tranh với Trung Quốc với hi vọng rằng họ sẽ là “nước chi phí thấp hơn” tiếp theo. Điều đó có thể không bao giờ xảy ra bởi vì Trung Quốc có cả tỉ người cần việc làm. Ngay cả ngày nay với hàng tỉ trong đầu tư nước ngoài, hàng nghìn cơ xưởng của người nước ngoài, nó chỉ cung cấp việc làm được cho quãng 30% số người. Ngay cả với mọi nỗ lực của chính phủ, Trung Quốc vẫn không thể cung cấp được việc làm cho mọi công dân của nó. Đó là lí do tại sao Trung Quốc phải gửi nhiều người ra nước ngoài để tìm việc làm. Nếu bạn du hành tới Trung Đông, châu Phi, Nam Mĩ bạn sẽ thấy hàng trăm nghìn hay hơn những công nhân lao động Trung Quốc đang làm việc ở đó. Ý tưởng về cạnh tranh với Trung Quốc để chiếm lấy danh hiệu về “khu vực chi phí thấp” hay “trung tâm cơ xưởng” của thế giới là ảo tưởng. Với toàn cầu hoá, các nước phải lo nghĩ về “mất việc làm” hơn là “thu được việc làm”. Mơ ước về “mô hình chi phí thấp” che khuất sự kiện là trong tương lai rất gần, nhiều nước sẽ phải đối diện với những thách thức bởi những kẻ cạnh tranh bên ngoài biên giới của họ.
Không giống như các nước phát triển khác, Ấn Độ đã tăng trưởng thịnh vượng hơn qua mô hình kinh tế khác. Thay vì hội tụ vào chi phí lao động thấp, nó hội tụ vào việc nâng cao kĩ năng của công dân của nó. Từ 1990, thu nhập gia đình trung bình của nó đã tăng hơn ba lần. Ấn Độ có trên một tỉ người như Trung Quốc nhưng nó không có nhiều cơ xưởng như Trung Quốc thay vì thế nó đã đầu tư vào cái gì đó mà không ai có thể lấy đi được: Sức mạnh tri thức của công dân của nó. Sức mạnh trí não đem tới $100 tỉ đô la năm 2011 bởi vì xuất khẩu công nghệ thông tin của nó tạo ra vài triệu việc làm trả lương cao. Ấn Độ cũng nhận được nhiều đầu tư nước ngoài cho công nghiệp công nghệ cao của nó hơn bất kì nước nào trên thế giới. Những đầu tư này đã sinh ra miền rộng các ích lợi cho kinh tế Ấn Độ bằng việc tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc mạnh cạnh tranh và năng suất, hạ thấp giá thành, và cải tiến thị trường nội địa.
Vận hành chế tạo với lao động chi phí thấp là nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh toàn cầu. Các công ti toàn cầu bao giờ cũng điều chỉnh khối lượng sản xuất ở nước ngoài khi thị trường thay đổi. Đầu tư nước ngoài rót vào Trung Quốc trong những năm bùng nở từ 2000 tới 2007 nhưng thế rồi bị sụt giảm với cuộc khủng hoảng tài chính của Mĩ năm 2007–2010 dẫn tới nhiều cơ xưởng phải đóng cửa và hàng triệu người mất việc làm của họ. Mặc dầu nó bắt đầu tăng trưởng lại khi kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng điều đó cũng có thể là bài học cho nhiều nước vẫn muốn theo mô hình “chi phí thấp” này.
Thay vì cố gắng hội tụ vào lao động chi phí thấp, các nước nên lấy bước đi bản chất vào phát triển kinh tế của họ bằng việc dịch chuyển sang kĩ năng có giá trị cao hơn. Họ nên nhận diện những ưu thế này và thúc đẩy đi lên trước bằng cải cách tạo ra nhiều cạnh tranh hơn, nhiều tính doanh nghiệp và việc làm trả lương cao hơn. Dịch chuyển vào các kĩ năng cao hơn có thể tới từ các ngành công nghiệp công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hay công nghệ nano. Để làm điều đó, cải cách giáo dục phải là ưu tiên. Chính phủ phải thông qua chính sách khuyến khích sinh viên theo học các khu vực sinh lời đang nổi lên này. Ngày nay, nhiều sinh viên đại học đang học các môn mà không có chiều hướng rõ ràng. Tính ngẫu nhiên này không nên được khuyến khích. Về trung bình, sẽ mất 4 tới 6 năm để xây dựng cơ sở nền tảng cho lực lượng lao động có kĩ năng trong các khu vực này nhưng khi nó xảy ra, nó có thể thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Thành công của các khu vực này đến lượt nó lại khuyến khích sinh viên vào học ở các khu vực này. Qua thời gian, với 4 tới 8 năm nữa khi lực lượng lao động vài nghìn người có thể được thiết lập, việc làm trả lương cao hơn sẽ được tạo ra và kinh tế sẽ phát triển mạnh.
Như trường hợp của Ấn Độ, các công ti bắt đầu dưới dạng đơn giản, làm khoán ngoài phần mềm lao động thấp để thu được việc truy nhập vào vốn nhưng qua thời gian đưa kĩ năng của họ lên để cạnh tranh trong các khu vực sinh lời, như quản lí dịch vụ, thiết kế sản phẩm, và chế tạo ứng dụng phần mềm phức tạp. Ngày nay công nghiệp phần mềm của Ấn Độ là lớn nhất trên thế giới với hơn vài triệu công nhân và bắt đầu ảnh hưởng sang các khu vực khác vì khu vực công nghiệp này làm tăng tốc khu vực khác. Điều tốt nhất là các khu vực công nghiệp này dựa trên kĩ năng trí tuệ của công dân của nó, điều không thể bị lấy đi. Nó tiếp tục phát triển kinh tế của Ấn Độ trên con đường tới thịnh vượng.
Ấn Độ có ưu thế khác so với Trung Quốc. Bởi vì chính sách một con, dân số Trung Quốc giống như điều các nước phương tây đang đối diện bây giờ: Nhiều người già và ít người trẻ. Ấn Độ, tương phản lại có dân số rất trẻ mà có thể làm việc trong nhiều năm để xây dựng kinh tế của nó (31% dân số dưới 15 tuổi). Các doanh nghiệp của nó đang làm cực kì tốt, và mạnh hơn nhiều so với doanh nghiệp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Ấn Độ, được lãnh đạo bởi cấp quản lí nói tiếng Anh đã nắm bắt được phần lớn thị trường toàn cầu nơi hầu hết các công ti Trung Quốc vẫn còn dựa vào thị trường nội địa và hỗ trợ của chính phủ.
Ấn Độ có cơ sở tài năng nhất gồm những công nhân công nghệ trên thế giới. Hiện thời có vài sáng kiến và cải tiến giáo dục để đào tạo số đông công nhân có kĩ năng hơn. Kế hoạch này định đưa họ ra khỏi “dịch vụ hỗ trợ” nơi họ dùng trí não của họ để phát triển những thứ cho khách hàng nước ngoài để “phát triển sản phẩm canh tân” nơi họ sẽ phát triển các sản phẩm công nghệ mới để được bán trên toàn cầu. Đây là một trong nhiều ưu thế mà sẽ cho kinh tế Ấn Độ sự tăng trưởng bền vững mà nó cần để là người lãnh đạo mới trong thế kỉ này.
—-English version—-
The economic model
In the late 1980s, the U.S and Mexico signed the North American Free Trade Agreement (NAFTA) that allowed the U.S to move many factories to Mexico to take advantage of the lower labor costs. From 1980s to 2000, Mexico was the “factory center” for the U.S with million jobs created and its economy were booming. In 2000, China captured that market by offered better deals and incentives, many factories were relocated to China and million Mexicans have lost their jobs, hundreds of factories have closed permanently and within a short time, Mexico’s economic prosperity was gone.
Mexico may be the first but definitely not the last. As China is aggressively opening its doors to foreign investments with a promise of lower labor costs than any countries, companies are moving their factories and jobs to China. The result is the number of unemployment has risen to the highest level ever in many countries. This has created an alarm across all developing countries. Some countries such as Poland, Portugal, Spain, Greek, Hungary, etc. that have enjoyed positions as low cost countries are now find themselves competing directly with China and they know that they could not win. Some politicians began to blame their problems on globalization. Anyone who studies globalization should know that no country can remain the world’s low-cost country forever. Even China will lose that title to another lower cost country in the future. Many people predict that it will be African countries if the political situation there is stabled enough.
There is another approach, instead of trying to focus on the low cost; it is possible to focus on creating jobs of higher value that meet the current global demands. However, many countries are still focusing on the “Low cost model” by trying to compete with China with the hope that they will be the next “lower cost country”. That may never happen because China has billion people that need jobs. Even today with billion in foreign investments, thousands of foreign owned factories, it only provides jobs to about 30% of people. Even with all efforts of government, China cannot provide jobs to all of its citizens. That is why China has to send many people oversea to find jobs. If you travel to the Middle East, Africa, South America you will find hundred thousand or more Chinese labor workers working there. The idea of compete with China to assume the title of “Low cost area” or “factory center” of the world is an illusion. With globalization, countries should worry about “jobs lost” rather than “job gain”. Dreaming about “low cost model” obscures the fact that in a very near future, many countries will face the challenges by competitors outside of their borders.
Unlike other developing countries, India has grown more prosperous through another economic model. Instead of focus on lower labor cost, it focuses on raising the skills of its citizen. Since 1990, its average household income has been increasing more than three times. India has over billion people like China but it does not have many factories like China instead it invested in something that no one can take away: The power of its citizen’s knowledge. The brain power that brings in $100 billion dollars in 2011 because of its information technology export that creates several million high paying jobs. India also receives more foreign investment to its high tech industry than any country in the world. These investments have generated a wide range of benefits for India’s economy by creating more jobs, boosting competition and productivity, lowering prices, and improve internal market.
Low-labor cost manufacturing operations are sensitive to changes in the global business. Global companies always adjust production volumes abroad when market changes. Foreign investment poured into China during the boom years of 2000 to 2007 but then dropped with the US financial crisis of 2007–2010 led to many factories closure and millions of people lost their jobs. Although it starts to grow again as global economy picked up but it could be a lesson for countries that still want to follow this “low-cost” model.
Rather than try to focus on low cost labor, countries should take essential steps to further their economic development by transition to higher-value skills. They should identify these advantages and push forward with reforms that create more competition, entrepreneurship, and higher paying jobs. The transition into higher skills could come from new technology industries such as information technology, biotechnology, or nanotechnology. To do that, education reform must be a priority. Government must pass policies to encourage students to study these emerging lucrative areas. Today, many college students are taking courses without any clear direction. This randomness should not be encouraged. On the average, it will take 4 to 6 years to build a foundational base for skilled workforce in these areas but when it happen, it can attract significant foreign investments. The succeed of these areas in turn; motivate the next wave of students to enter into these areas. Overtime, within 4 to 8 more years when a workforce of several thousand skilled workers can be established, higher paying jobs will be created and the economy will thrive.
As the case study of India, companies start out in the simple, low labor software outsourcing to get access to capital but over time move up their skills to compete in profitable areas, such as service management, product design, and the manufacture of sophisticated software applications. Today India’s software industry is the largest in the world with more than several million workers and begins to influence other areas as one industry sector accelerate another, The best is these industry sectors are based on its citizen’s intellectual skills which cannot be taken away. It continues to develop India’s economy into the road to prosperity.
India has another advantage over China. Because the one-child policy, China population resembles of what many western countries are facing now: Many old people and few younger people. India, by contrast has a very young population which can work for many years to build its economy (31% of population under 15). Its businesses are doing extremely well, and much stronger than China’s. Indian businesses, led by English-speaking management are already capturing large global markets where most companies in China are still relying on domestic market and government support.
India has the most talented base of technology workers in the world. Currently there are several initiatives and educational improvements to massively train more skilled workers. The plan is to take them out of the “Support services” where they use their minds to develop things for overseas clients to the “Develop innovation products” where they will develop new technology products to be sold globally. This is just one of many advantages that will give India’s economy the sustained growth it needs to be a new leader in this century.