Tôi nhận được vài email hỏi về lời khuyên để bắt đầu một công ti. Một số sinh viên muốn bắt đầu công ti riêng của họ khi họ vẫn còn trong trường; một số người phát triển sau khi làm việc trong công nghiệp được vài năm muốn bắt đầu công ti riêng của họ thay vì làm việc cho ai đó.

Bạn cần ba điều để bắt đầu một công ti công nghệ thành công: Bạn phải có ý tưởng hay mà mọi người muốn và sẵn lòng trả tiền cho nó; bạn phải có người giỏi với kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp; và bạn phải có đủ tiền để giữ cho công ti của bạn kéo dài ít nhất một năm. (Bạn phải cố chi tiêu ít tiền nhất có thể được.) Phần lớn các công ti mới thành lập mà thất bại thường bỏ sót một hay một số trong ba điều này.

Bắt đầu một công ti phần mềm là không dễ dàng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bắt đầu một công ti để làm giầu thì bạn đang mơ. Theo dữ liệu công nghiệp, phần lớn các công ti thành công đã không làm cho người chủ của nó giầu lên, nó chỉ làm cho họ khấm khá về tài chính. Giầu lên là ngoại lệ. Đừng nghĩ bạn có thể là Mark Zuckerberg hay Bill Gates bằng việc có công ti phần mềm.

Bạn phải bắt đầu bằng một ý tưởng; không nhất thiết phải là “ý tưởng chói lọi”. Cách hầu hết các công ti phần mềm làm ra tiền là cung cấp cho mọi người công nghệ tốt hơn, giải pháp tốt hơn là họ có hiện thời. Facebook không phải là ý tưởng chói lọi; nó bắt đầu như một mạng xã hội cho sinh viên đại học để gặp gỡ lẫn nhau. Google không phải là ý tưởng chói lọi, nó bắt đầu đơn giản như một trạm tìm kiếm web giúp mọi người tìm ra cái họ đang tìm. Kế hoạch nguyên thuỷ của Microsoft là bán ngôn ngữ lập trình chứ không phải hệ điều hành. Apple bắt đầu như “bộ lắp ráp” cho những người nghiệp dư điện tử để dựng máy tính gia đình.

Ý tưởng bắt đầu một công ti chỉ là mới là mở đầu. Bước tiếp là phát triển ý tưởng này thành sản phẩm hay dịch vụ mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho nó. Một ý tưởng không có khách hàng không phải là ý tưởng tốt chút nào. Điều quan trọng là làm sao bạn biết rằng mọi người sẽ sẵn lòng trả tiền cho chúng? Bạn có thể làm nghiên cứu thị trường; bạn có thể xây dựng bản mẫu; bạn có thể thử theo qui mô nhỏ trước khi mở rộng nó nhưng điều đó đòi hỏi thời gian và công sức.

Gợi ý của tôi là tại sao không sao chép ý tưởng của người khác? Khi các công ti thành công ở Mĩ, nhiều ý tưởng đã bị “sao chép” ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu và tất cả họ đã làm rất tốt. Nếu nó có tác dụng tốt ở nước này, nó có thể dễ dàng được thích ứng cho nước khác và ngôn ngữ khác.

Khi các công ti lữ hành trực tuyến như “Expedia”, “Travelocity”, “Orbitz” thành công ở Mĩ, các nước khác sao chép điều đó và xây dựng các công ti lữ hành trực tuyến ở nước họ. Trung Quốc có “Ctrip” và Ấn Độ có “MakeMyTrip”, “Cleartrip”, “Yatra” và “Travelguru”. Khi “Monster” trở thành cổng việc làm trực tuyến lớn nhất với hàng triệu việc làm được đăng mỗi ngày, các nước khác cũng sao chép điều đó. Trung Quốc có “51dotcom” và Ấn Độ có “Naukri”. Khi “Mapquest” là website chỉ đường dẫn lối thành công ở Mĩ, Trung Quốc cũng phát triển “AutoNavi” và Ấn Độ có “MapmyIndia”. Khi “PayPal” là công ti thanh toán trực tuyến thành công ở Mĩ, Trung Quốc cũng phát triển “99Bill” và Ấn Độ có “PayMate”. Danh sách này là vô tận với các công ti ở các nước khác nhau dùng ý tưởng tương tự của người khác.

Ngày nay Baidu, Alibaba, SINA, Tencent, DangDang, và RenRen là những công ti công nghệ thành công nhất ở Trung Quốc. Thực tế họ đã sao chép ý tưởng của Yahoo, Google, eBay và Amazon ở Mĩ. Họ đã làm sửa đổi nào đó, thêm vài tính năng mới cho khớp với văn hoá của họ và hấp dẫn người dùng Trung Quốc. Cùng điều này cũng xảy ra ở Ấn Độ, và các nước châu Âu cho nên có lí do tốt để nhân bản những thành công này ở nơi khác. Chừng nào bạn chưa đi tới ý tưởng duy nhất cho công ti của bạn tôi không thấy cái gì sai trong việc vay mượn các ý tưởng thành công từ ai đó đã thành công, sửa đổi và thích ứng chúng để được dùng trong nước bạn và ngôn ngữ của bạn. Mọi người đều đang làm điều đó.

Điều thứ hai là có người giỏi với kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp? Một trong nhưng nguyên nhân thông thường nhất gây thất bại cho công ti mới thành lập là vấn đề con người. Điều quan trọng là phân biệt rõ ràng ai là người chủ và ai là nhân viên. Người chủ sở hữu công ti và mọi thứ; nhân viên được trả lương cho điều họ làm. Họ có thể nhận được khuyến khích nào đó như tuỳ chọn cổ phần và điểm thưởng nhưng theo chỉ đạo của người chủ. Nếu bạn bắt đầu công ti với một nhóm bạn, bạn phải có tài liệu pháp lí liên quan tới quyền làm chủ của công ti như ai làm chủ bao nhiêu phần trăm công ti. Không có điều đó, sẽ có vấn đề khi công ti ăn nên làm gia. Đột nhiên mọi người muốn cổ phần lớn hơn về tài sản của công ti. Nếu bạn nghĩ rằng bạn biết về mọi người, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một số người sẽ thay đổi khi lợi nhuận hay quyền sở hữu bị phân chia trong nhóm. Tôi biết nhiều công ti nhỏ bắt đầu với một nhóm bạn bè nhưng tôi thường tự hỏi bao nhiêu người còn là bạn bè sau khi công ti lên và xuống.

Ở Mĩ, phần lớn các công ti đều bắt đầu quanh các đại học, bởi vì đó là chỗ mọi người gặp gỡ và chia sẻ ý tưởng. Nếu bạn muốn bắt đầu một công ti, có lẽ bạn sẽ bắt đầu với những người bạn biết từ đại học. Là sinh viên bạn nên cố gắng làm bạn với thật nhiều người tốt ở trường. Bạn cần nhận diện ai có thể tin cậy được và ai không tin cậy. Chỗ thông dụng khác là ở các dự án Capstone nơi bạn phải làm việc với nhau. Trong môi trường cộng tác này, dễ chọn lựa người tốt từ những người khác hơn. Một cách lí tưởng bạn muốn ở trong hai và bốn sáng lập viên. Sẽ khó bắt đầu chỉ với một người. Bằng việc có hai tới bốn, từng người có kĩ năng bù nhau, bạn sẽ có cân bằng hơn trong công ti so với chỉ có một người.

Trong hầu hết công ti công nghệ, nhiều người sáng lập là người kĩ thuật nhưng một mình kĩ thuật là không đủ. Bạn cần người kinh doanh để giữ cho công ti cân bằng. Người kĩ thuật thường ra quyết định kinh doanh kém, tiêu biểu như trong hiện tượng Dot.com vài năm trước. Người kinh doanh là kém khi quyết định phải làm gì với công nghệ, bởi vì họ không hiểu nó đủ rõ. Để công ti thành công, bạn cần cả hai loại người. Người kĩ thuật ưa thích làm việc trong thế giới thuần khiết, trí tuệ của phần mềm, họ không muốn giải quyết với vấn đề tài chính hay vấn đề của khách hàng. Họ cần ai đó bổ sung cho kĩ năng của họ bằng việc hội tụ vào khía cạnh con số, kế toán, tài chính và khách hàng. Tuy nhiên, có sự thận trọng ở đây: Một trong những điều mà Steve Jobs hối tiếc là ông ấy đã không biết mấy về doanh nghiệp hay quản lí. Ông ấy đã đi thuê người điều hành doanh nghiệp giỏi nhất cho Apple để ông ấy có thể hội tụ vào các vấn đề kĩ thuật. “Sai lầm lớn” ông ấy nói trong cuộc phỏng vấn với ông ấy, “Không có tri thức về cách doanh nghiệp làm việc, tôi đã cho phép ông ta đem bạn bè của ông ta vào, người tiếp quản kiểm soát công ti. Đột nhiên tôi bị đuổi bởi công ti tôi đã tạo ra. Họ cho tôi một số cổ phần trị giá vài triệu đô la như phần thưởng cho sáng tạo của tôi và yêu cầu tôi ra đi. Hôm sau tôi bán tất cả cổ phần, để tiền vào ngân hàng rồi về nhà và khóc…”

Nếu bạn nhìn vào các tỉ phú giầu nhất và thành công nhất trên trái đất, 90% số họ là người kĩ thuật, không phải là người kinh doanh. Bắt đầu từ 50 tỉ phú hàng đầu, bạn có Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Larry Page, Sergey Brin, Michael Dell, Jeff Bezos, và Gordon Moore v.v. Tất cả họ đều là người kĩ thuật. Chỉ ở số 22, bạn thấy Phil Knight, CEO của Nike là người kinh doanh. Chỉ có 5 người kinh doanh trong 50 tỉ phú hàng đầu. Dữ liệu này chỉ ra rằng ngày nay công nghệ cai quản kinh doanh. Các công ti thành công có xu hướng là công nghệ, không phải kinh doanh. Cho nên nếu bạn muốn đầu tư vào giáo dục mà sẽ giúp cho bạn thành công về sau, bằng chứng này gợi ý rằng bạn phải học công nghệ hơn là kinh doanh hay tài chính.

Trong công ti công nghệ thất bại, nguyên nhân số một không phải là công nghệ hay ý tưởng mà là thiếu tiền hay “hết tiền”. Lí do là nhiều người chủ không biết cách quản lí tiền. Nhiều thanh niên có xu hướng chi tiêu trước khi họ làm ra tiền. Lí do của họ là do sự chưa trưởng thành của họ, thiếu kinh nghiệm và bản ngã lớn. Nhiều người coi bản thân họ là “anh hùng” hay “nhà doanh nghiệp” và bắt đầu hành động như “ngôi sao điện ảnh”. Nếu bạn nhìn vào Bill Gates, Steve Jobs, Marc Zuckerberg hay Sergey Brin, bạn không thấy họ ăn mặc quần áo thời thượng hay có xe hơi khác thường. Họ đam mê về công việc, họ yêu thích công nghệ nhưng không bận tâm về “hình ảnh quyến rũ” mà họ có thể có. Họ sống đơn giản như bất kì người thường nào mà bạn gặp trong bất kì thành phố, bất kì nước nào. Giầu có không làm thay đổi họ. Bạn có nhiều điều học được từ họ.

Bạn vay tiền từ bố mẹ, họ hàng, bạn bè để bắt đầu công ti của bạn. Vốn của bạn bị giới hạn cho nên bạn phải rất cẩn thận với nó. Ngược với lí thuyết rằng có “nhà tư bản mạo hiểm” sẽ đầu tư vào công ti của bạn để đổi lấy một phần doanh nghiệp của bạn. Sự kiện là hầu hết trong họ không tài trợ cho công ti mới thành lập chừng nào công ti còn chưa sang pha thứ hai. Điều đó nghĩa là họ chỉ đầu tư khi công ti đã vận hành và có khách hàng. Việc tài trợ là để phát triển công ti, để mở rộng doanh nghiệp làm ra nhiều tiền hơn nhưng không dành cho việc bắt đầu một công ti.

Nếu bạn bắt đầu công ti, bạn phải có được sản phẩm hay dịch vụ đưa ra thị trường sớm nhất có thể được. Cách tốt hơn là có “bản mẫu” cho khách hàng và cải tiến chúng dựa trên phản ứng của khách hàng. Gợi ý của tôi là làm tiền trước, có thu nhập để phát triển công ti trước khi xét tới bất kì chi tiêu nào.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về việc thành lập, họ nghĩ tới các công ti như Apple, Microsoft hay Google. Tuy nhiên, có hàng triệu công ti “vô danh” trên khắp thế giới. Phần lớn chiếm các thị trường nhỏ hơn hay tồn tại yên tĩnh trong công nghiệp công nghệ. Họ không làm ồn ào, người chủ của họ không nổi tiếng nhưng họ làm tốt cho họ hiện thời. Tôi có nhiều sinh viên đã làm điều đó, họ bắt đầu các công ti đem lại cho họ việc sống thoải mái và hầu hết đều hạnh phúc với nó. Nhiều người bắt đầu bằng việc viết phần mềm cho thị trường nhỏ hơn như ứng dụng di động vì dễ bán chúng hơn. Một số người chuyên môn hoá trong phát triển websites cho doanh nghiệp khác hay cửa hàng trực tuyến. Vài người đã phát triển công ti của họ tới vài trăm hay vài nghìn công nhân. Họ bảo tôi rằng sau vài năm, họ đã làm vài trăm nghìn tới hàng triệu đô la. Chưa ai làm ra hàng tỉ đô la. Cho nên nếu bạn muốn bắt đầu công ti của bạn, bạn có thể bắt đầu với cái gì đó như thế, nhắm tới thị trường và khách hàng nhỏ hơn.

Có bằng chứng thú vị trong lịch sử công nghệ cao. Apple bắt đầu như công ti nhỏ trong ga ra nhưng phát triển thành một trong những công ti lớn nhất trên thế giới. Microsoft bắt đầu với sáu người nhưng phát triển thành trên trăm nghìn công nhân. Facebook bắt đầu như mạng xã hội cho vài trăm sinh viên máy tính để gặp gỡ và chia sẻ mối quan tâm với nhau nhưng bây giờ có trên một tỉ người dùng. Tất cả họ đều bắt đầu từ nhỏ rồi mở rộng khi mọi sự thay đổi. Bạn có thể làm điều đó nữa.

—-English version—-

Advice on starting your own company

I received several emails asking about advice to start a company. Some students wanted to start their own company when they are still in school; some developers after working in the industry for few years wanted to start their own company instead of working for somebody.

You need three things to start a successful technology company: You must have good idea that people want and willing to pay for it; you must have good people with technical and business skills; and you must have enough money to keep your company to last at least a year. (You must try to spend as little money as possible). Most startups that failed often missed one or more of these three things.

Starting a software company is not easy. If you think that you can start a company to get rich then you are dreaming. Based on industry data, most companies that succeed did not makes its owners rich, it only makes them financial comfortable. Getting rich is an exception. Do not think you can be Mark Zuckerberg or Bill Gates by having a software company.

You must start with an idea; it does not have to be a “Brilliant idea”. The way most software companies make money is to offer people better technology, better solution than they have now. Facebook is not a brilliant idea; it started as a social network for college students to meet each others. Google is not a brilliant idea, it started simply as web search site that help people to find what they are looking for. Microsoft’s original plan was to sell programming languages not operating system. Apple started as an “assemble kit” for electronic hobbyists to build a home computer.

An idea to start a company is only the beginning. The next step is to develop the idea into a product or service that people are willing to pay for it. An idea that has no customer is not a good idea at all. The important is how do you know that people will be willing to pay for them? You can do market research; you can build prototype; you can try in small scale before expand it but it all requires time and efforts.

My suggestion is why not copy the ideas of others? When companies were successful in the U.S., many ideas were “copied” in China, India and Europe and they all did very well. If it works well in one country, it can be easily adapted to another country and language.

When online travel companies such as “Expedia”, “Travelocity”, “Orbitz” were successful in the U.S, other countries copied it and build online travel companies in their countries. China has “Ctrip” and India has “MakeMyTrip”, “Cleartrip”, “Yatra” and “Travelguru”. When “Monster” became the largest online job portals with millions of job posted each day, other countries also copied it. China has “51dotcom” and India has “Naukri”. When “Mapquest” was successful navigation direction website in the U.S. China also developed “AutoNavi” and India has “MapmyIndia”. As “PayPal” was successful online payment company in the U.S. China also developed  “99Bill” and India had “PayMate”. The list is endless with companies in different countries using similar ideas of others.

Today Baidu, Alibaba, SINA, Tencent, DangDang, and RenRen were the most successful technology companies in China. Actually they copied the ideas of Yahoo, Google, eBay and Amazon in the U.S. They made some modifications, add few features to fit their culture to attract Chinese users. The same thing also happened in India, and European countries so there is good reason to duplicate these successes elsewhere. Until you come up with unique idea for your company I do not see anything wrong with borrowing successful ideas from somebody who are successful, modify and adapt them to be used in your country and language. Everybody is doing it.

The second thing is having good people with technical and business skills? One of the most common causes for failure in startup company is people issue. It is important to clearly distinguish who are owners and who are employees. Owners own the company and everything; employees get paid for what they do. They may receive some incentives such as stock options and bonus but at the direction of owners. If you start the company with a group of friends, you must have legal document regarding the ownership of the company such as who owns what percentage of the company. Without it, there will be issue when company is doing well. Suddenly everybody wants a larger share of the company’s fortune. If you think that you know about people, you will be surprised to see some will change when the profits or ownership is divided among the group. I knew many small companies began with a group of friends but I often wondered how many were still remain friends after companies went up and down.

In the U.S, most companies start around universities, because that is where skilled people meet and share ideas. If you want to start a company, it is probably that you will start with people you know from college. As students you should try to make friends with as many good people as you can in school. You need to identify who could be trusted and who are not. Another common place is on Capstone projects where you have to work with each others. In this collaboration environment, it is easier to select good people from others. Ideally you want between two and four founders. It would be hard to start with just one. By having two to four, each with complementary skills, you will have more balance in the company than just one.

In most technology company, many founders are technical people but technical alone is not enough. You need business people to keep the company balance. Technical people often make bad business decision as represented in the Dot.com few years ago. Business people are bad at deciding what to do with technology, because they do not understand it well enough. For a company to succeed, you need both. Technical people prefer to work in a pure, intellectual world of software, they do not want to deal with financial or customers’ problems. They need someone who complements their skills by focusing on the aspect of number, of accounting, of finance and customers. However, there is a caution here: One of the things that Steve Jobs regrets was he did not know much about the business or management. He went out to hire the best business executive for Apple so he could focus on technical issues. “Big mistake” he said in his interview, “Without knowledge of how a business works, I allowed him to bring in his friends who took over control of the company. Suddenly I was fired by the company that I created. They gave me a number of stocks worth several million dollars as a reward for my creation and asked me to leave. The next day, I sold all of them, put money in the bank then went home and cried …”

If you look at the richest and successful billionaire on earth, 90% of them are technical people, not business people. Starting from the top 50 billionaires, you have Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Larry Page, Sergey Brin, Michael Dell, Jeff Bezos, and Gordon Moore etc. They are all technical people. Only at number 22, you find Phil Knight, the CEO of Nike who is a business person. There are only 5 business person in the top 50 billionaires. The data indicate that today technology rules over business. Successful companies tend to be technology, not business. So if you want to invest in education that will help you succeed later, the evidence suggests that you should study technology than business or finance.

In failed technology company, the number one cause is not technology or idea but the lack of money or “ran out of money”. The reason is many owners do not know how to manage money. Many young people have tendency to spend before they make money. Their reason is due to their immature, lack of experience and big ego. Many consider themselves as “heroes” or “Entrepreneur” and start to act like “Movie stars”. If you look at Bill Gates, Steve Jobs, Marc Zuckerberg or Sergey Brin, you do not see they wear fashionable clothes or having fancy cars. They are passionate about their works, they love technology but do not care about the “glamorous image” that they could have. They live simply like any ordinary people that you meet in any city, any country. Richness does not change them. You have a lot to learn from them.

You borrow money from parents, relatives, friends to start your company. Your capital is limited so you must be very careful with it. Contradict to the theory that there are “Venture capitalists” who will invest in your company in exchange for a part of your business. The fact is most of them do not fund startup company until the company get to phase two. It means they only invest when the company already operates and have customers. The funding is to grow the company, to expand the business to make more money but not to start a company.

If you start a software company, you must get the product or service out to the market as soon as possible. A better way to is get a “prototype” to customers and improve them based on customers’ reactions. My suggestion is to make money first, to have revenues to grow the company before consider any spending.

When most people think of startups, they think of companies like Apple, Microsoft or Google. However, there are millions of “Unknown” companies all over the world. Most occupy smaller markets or exist quietly in the technology industry. They do not make noise, their owners are not well known but they do well for who they are. I have many students who did that, they started companies that gave them comfortable living and most are happy with it. Many started by writing software for smaller market such as mobile applications because it is easier to sell to them. Some specialized in developing websites for other business or online stores. Few have grown their companies to several hundred or thousand workers. They told me that after few years, they have made several hundred thousand to million dollars. No one make billion dollars yet. So if you want to start your company, you may start with something like that, aiming at smaller market and customers.

There are interesting evidences in the history of high technology. Apple started as a small company in a garage but grew to be one of the biggest company in the world. Microsoft started with six people but grew to over hundred thousand workers. Facebook started as a social network for few hundred computer students to meet and share interests with each other but now have over billion of users. They all started small then expanded as things changed. You can do that too.