Năm ngoái, một sinh viên năm thứ nhất nói với tôi trong ngày đầu tiên lên lớp: “Thầy nói cứ như là bố mẹ em nói, học, học và học nữa. Cuộc sống KHÔNG chỉ là học tập và là sinh viên đại học, em KHÔNG cần những lời khuyên có vẻ như của bố mẹ thế.” Tôi bảo anh ta: “Vậy em giải thích cho tôi em làm gì ở đại học? Tại sao em định dành bốn năm ở đây nếu em không muốn học? Em có thể làm nhiều điều trong đại học nhưng nếu em KHÔNG học, em sẽ thất bại. Là một giáo sư, thầy không muốn thấy em thất bại và đó là lí do tại sao thầy đưa ra những lời khuyên.” Tuy nhiên sau sự việc đó, tôi đã hỏi các sinh viên khác người đã dành vài năm ở đại học để đi tới “những lời khuyên bạn bè” mà họ có thể nêu cho các sinh viên khác.

Sau đây là lời khuyên của họ:

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Có khác biệt giữa học ở trường phổ thông và đại học. Tôi chỉ cần học một giờ để làm bài kiểm tra ở trường phổ thông nhưng phải  mất nhiều giờ hay nhiều ngày để làm bài kiểm tra ở đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ hai khác: “Tôi chỉ đọc sách giáo khoa và dễ dàng qua các kì kiểm tra ở trường phổ thông nhưng để làm tốt ở đại học, tôi phải đọc sách giáo khoa VÀ ghi chép nhiều ở lớp, quãng sáu mươi trang một tuần. Tôi thấy rằng các giáo sư đại học không theo sách giáo khoa mà tập trung nhiều vào bài giảng riêng của họ, sách giáo khoa chỉ là cho tham khảo. Bạn KHÔNG thể chỉ đọc sách giáo khoa và qua được kì kiểm tra nhưng phải dự mọi bài giảng và ghi chép nhiều để học tốt trong đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Ngày nay nhiều người trong chúng tôi đem laptop lên lớp để ghi chép. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiểm email, đọc “Facebook” và “Twitter” trong lớp nữa. Vấn đề là khi bạn mang laptop tới lớp, bạn cũng sẽ làm các việc khác thay vì nghe giáo sư giảng. Lời khuyên của tôi là bạn có thể mang laptop đi ghi chép nhưng ĐỪNG KẾT NỐI với internet thì bạn sẽ KHÔNG bị quyến rũ vào làm cái gì đó khác.”

Từ một sinh viên năm thứ ba khác: “Trong năm đầu tiên của tôi, tôi đọc sách giáo khoa và bài đọc được yêu cầu SAU bài giảng. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng biết làm việc đọc TRƯỚC từng bài giảng cho nên tôi biết điều giáo sư sắp nói tới. Nếu tôi không hiểu cái gì đó khi đọc, tôi có thể hỏi để làm sáng tỏ trong bài giảng trên lớp. Trong trường hợp đó tôi thực sự học và không chỉ nghe.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Nhiều người trong số chúng tôi KHÔNG thích hỏi câu hỏi trong bài giảng, chúng tôi sợ hỏi “câu hỏi sai” hay gây ấn tượng cho giáo sư là chúng tôi không đủ thông minh. Đó là sai lầm lớn. Tôi thấy rằng phần lớn các giáo sư đều thích trả lời câu hỏi trong bài giảng bởi vì họ không muốn sinh viên không hiểu bài. Thỉnh thoảng, họ thậm chí còn nói cho sinh viên những điều quan trọng có nghĩa là những thông tin chắc chắn sẽ có trong bài kiểm tra của họ. Cho nên ĐỪNG ngần ngại hỏi câu hỏi. Một số giáo sư cũng có các buổi ôn tập trước khi kiểm tra. Đừng bỏ lỡ chúng vì chúng “hướng dẫn” về điều sẽ có trong bài kiểm tra. Phải chắc rằng bạn học tốt trước khi vào buổi ôn tập.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm đầu, tôi viết ra mọi thứ giáo sư nói, cả những điều KHÔNG cần thiết. Về sau, tôi thấy rằng phần lớn các bài giảng đều sẵn có cho sinh viên, đặc biệt là các bài chiếu PowerPoint của bài giảng. Tôi nhanh chóng biết rằng bằng việc in ra những bài chiếu này trước khi lên lớp rồi đọc chúng để biết điểm then chốt là gì rồi ghi chú thích chúng với bình luận của giáo sư trong bài giảng thì tôi sẽ có một ghi chép rất tốt. Ngay lập tức, sau lớp tôi sẽ ôn lại chúng để nhận diện các điểm quan trọng phụ mà tôi đã bỏ lỡ trong lần đọc đầu. Trong trường hợp đó tôi thực sự học tài liệu lớp ba lần. Bằng việc ôn tập lại những ghi chép này, điều đó giúp tôi “nhập tâm” chúng cho nên tôi sẽ nhớ chúng tốt hơn. Nếu bạn chấp nhận phong cách học tập này, bạn sẽ học mọi thứ nhanh hơn và tốt hơn chỉ  đọc.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm thứ nhất của tôi, tôi thích mượn bài chép của bạn bè, đặc biệt khi tôi “bỏ qua” vài bài giảng để đi xem phim. Một số bạn tôi thậm chí còn phân công nhau ghi chép và chúng tôi dùng chung chúng cho nên chúng tôi đã không phải lên lớp mọi lúc. Đến cuối, tôi gần như không nắm được gì ở lớp nếu bạn trai của tôi không giúp đỡ. Bạn ấy dạy tôi cách học và bảo tôi rằng tôi phải học tài liệu trên lớp ít nhất ba lần để “nhập tâm” chúng. Tôi đã biết rằng chẳng cái gì tốt hơn là nhìn và nghe giáo sư giải thích cái gì đó trong lớp và có ghi chép riêng của bạn vì nó giúp cho tôi giữ lại tri thức tốt hơn. Dự bài giảng và nghe điều giáo sư nói sẽ “khắc ghi” những lời đó vào não rồi bằng việc ôn tập lại chúng sẽ cho phép “việc ghi nhớ” được thực hiện và đó là học tất cả là gì.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Nhiều người trong chúng tôi chấp nhận thói quen rằng sau khi tới trường, chúng tôi đi ngủ rồi thức dậy ban đêm để học cho tới sáng. Bởi vì chúng tôi chỉ ngủ vài giờ nên khi chúng tôi tới lớp chúng tôi mệt mỏi và rơi vào giấc ngủ trong bài giảng. Chẳng mấy chốc chúng tôi tất cả đều tụt lại sau lớp, cho dù chúng tôi uống nhiều cà phê để giữ thức tỉnh nhưng tôi không làm bài kiểm tra tốt rồi một số người trong chúng tôi từ bỏ và bỏ học ở trường. Tôi biết rằng điều quan trọng là thiết lập việc quản lí thời gian khi thời gian học và ngủ không ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng tôi cần ngủ và chúng tôi cũng cần học và ngủ tốt sẽ cho phép tôi học tốt hơn.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Chúng tôi muốn học ở thư viện nhưng có những chỗ quá bị phân tán bởi vì bạn sẽ gặp nhiều người mà bạn biết. Nếu chúng tôi bắt đầu nói chuyện nào đó thì chúng tôi làm phí nhiều thời gian học tập. Giải pháp của tôi là đi xa khỏi tầng một và tầng hai và tìm một chỗ yên tĩnh ở tầng trên của thư viện nơi ít người tụ tập để tôi có thể học được.”

Từ sinh viên năm thứ hai: “Học nhóm KHÔNG có tác dụng cho mọi người bởi vì bạn KHÔNG thể làm việc theo nhịp riêng của mình. Nếu bạn nhóm được chọn lựa là những người bạn tốt của bạn, bạn có thể tán chuyện và không học chút nào. Bạn phải chọn lựa bạn nhóm một  cách cẩn thận và lập ra qui tắc và lịch biểu để chắc rằng chúng ta thực sự học được từ nhau. Khi chuẩn bị cho bài kiểm tra, đặc biệt kiểm tra toán hay máy tính bạn phải thực hành bằng việc tự mình làm các bài tập chứ KHÔNG phân công trong nhóm. Càng làm nhiều bài tập càng tốt vì thực hành sẽ giúp cho bạn làm chủ kĩ năng của mình.”

—-English version—-

Advices from friends

Last year, a first year student told me during the first day of class: “ You talk like my parents, study, study and study more. Life is NOT just study and as college student, I do NOT need advises that sound like my parents”. I told him: “ Please explain to me what are you doing in college? Why are you going to spend the next four years here if you do not want to study? You may do many things in college but if you do NOT study, you will fail. As professor, I do not want to see you fail and that is why I give advices”. However after that incident, I asked other students who already spent few years in college to come up with “friendly advices” that they can give to other students. Following are their advices:

From a second year student: “There is a difference between studying in high school and college. I only need to study about an hour for a test in high school but several hours or several days for a test in college”.

From another second year student: “I only read textbooks and easily passed tests in high school but to do well in college, I had to read textbooks AND take a lot of class notes, about sixty pages a week. I found that college professors do not follow textbooks but focus more on their own lectures, textbooks are for references. You can NOT just read textbooks and pass tests but must attend all lectures and take a lot of notes to do well in college”.

From a third year student: “Today many of us bring a laptop to class to take notes. However, we also check E-mail, read “Facebook” and “Twitter” during class too. The problem is when you bring laptop to class, you will also do other things instead of listening to the professor. My advice is you may bring laptop to take note but DO NOT CONNECT to the internet then you will NOT be lure into doing something else”.

From another third year student: “During my first year, I read textbooks and required readings AFTER lectures. However, I learn quickly to do the reading BEFORE each lecture so I know what the professor is talking about. If I do not understand something when reading, I can ask for clarification during class lecture. In that case I am really learning and not just listening”.

From a second year student: “Many of us do NOT like to ask questions during lecture, we are afraid of asking the “wrong questions” or give the impression to the professor that we are not smart enough. That is a big mistake. I find out that most professors are happy to answer questions during lecture because they do not want their students to fail. Sometime, they even tell students what are the important things which means these information will surely be on their tests. So do NOT hesitate to ask questions. Some professors also have review sessions before a test. Do not miss them as they are “hints” to what will be on tests. Make sure that you study well before the review sessions”.

From a second year student: “In the first year, I write down everything the professor says which is NOT necessary. Later, I find out that most lectures are available to students, especially the PowerPoint slides of the lecture. I learn quickly that by print out these slides before class then read them to know what are the key point then annotate them with the professor’s comments during lecture then I will have a very good note. Immediately, after class I would review them to identify additional important things that I missed during the first reading. In that case I am really learning the class material three times. By reviewing these notes, it help me to “internalize” them so I will remember them better. If you adopt this study style, you will learn things faster and better than just reading”.

From a second year student: “During my first year, I liked to borrow class notes from friends, especially when I “skipped” lectures to go to movies. Some of my friends even take turn to take notes and we share them so we did not have to go to classes all the time. In the end, I almost failed most classes if my boy friend did not help. He taught me how to study and told me that I must learn class material at least three times to “internalize” them. I learned that nothing is better than see and hear the professor explain something in class and take your own note as it helps me to retain the knowledge better. Attending lecture and listening what the professor says will “imprint” these words into the brain then by reviewing them will allow “memories” to be made and that is what learning is all about”.

From a second year student: “Many of us adopt a habit that after school, we go to sleep then wake up at night to study until early morning. Because we only sleep a few hours so when we go to classes we are tired and fall asleep during lecture. Soon we all get behind in class, even we drink a lot of coffee to stay awake but I do not do well in tests then some of us just give up and drop out of school. I learned that it is important to set up a time management when study time and sleep does not interfere with each other. We need to sleep and we also need to study and having a good sleep will allow me to study better”.

From a third year student: “We like to study in the library but there are places that are too distracted because you will see so many people that you know. If we start some conversations then we will waste a lot of study time. My solution is to move far from the first or second floor and find a quiet place at upper library levels where few people gather so I can study”.

From a second year student: “Study groups do NOT work for everyone because you can NOT work at your own pace. If the group members are your good friends, you might end up not studying at all. You must select the team members carefully and set up rules and schedule to make sure that we really learning from each others. When preparing for a test, especially math or computer tests you must practice by doing the exercises yourself NOT in group. The more exercises, the better because practice will help you to master your skill”.