13 Jan, 2021
Làm khoán ngoài ở Trung Quốc
Tháng mười một năm ngoài, tôi tham dự Cuộc họp thượng đỉnh khoán ngoài toàn cầu lần thứ ba ở Đại Liên, Trung Quốc.
Với cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn trong tâm trí của mọi người tham dự, cuộc họp thượng đỉnh cung cấp cơ hội mới cho cả các công ti Trung Quốc nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài để bắt đầu đối thoại về cộng tác tương lai. Sau lễ khai mạc và diễn văn của quan chức chính quyền địa phương, cựu bộ trưởng Pháp Dominique de Villepin bắt đầu bài diễn văn chính với việc công bố rằng “Khoán ngoài là cửa khẩu cho nền kinh tế mới nơi các ý tưởng canh tân và sáng tạo mức cao không còn được tập trung ở Mĩ, châu Âu hay Nhật Bản mà ở mọi nơi. Nền kinh tế mới đã cung cấp cho các nước đang phát triển những cơ hội kinh doanh chưa hề có trước đây nếu họ biết cách bắt kịp chuyển động lịch sử này.” Ông ấy cũng bày tỏ niềm tin của mình vào dịch vụ khoán ngoài do Trung Quốc cung cấp và nói rằng ông ấy có mong đợi lớn về năng lực khoán ngoài của người Trung Quốc: “Chúng tôi phải được cam kết để cải tiến hiệu quả kinh doanh bằng việc tạo ra tương lai chia sẻ chung cho tất cả chúng ta. Điều này sẽ đòi hỏi quan hệ đối tác thực giữa chính phủ và mọi người vì chúng ta phải tạo ra một thế giới mới, một mô hình quản lí mới, và một nền kinh tế mới. Trong thời đại của phát triển nhanh chóng này, ích lợi song phương chỉ có thể được thăm dò qua cộng tác và đây là trách nhiệm được yêu cầu từ tất cả chúng ta.”
Đây là bằng chứng ở Đại Liên vì nó đã trở thành công viên phần mềm nổi tiếng thế giới theo Thomas Friedman; tác giả cuốn “Thế giới phẳng” khi so sánh nó với Bangalore, Ấn Độ, và nói tới Đại Liên như Thung lũng Silicon tiếp. Công viên khoán ngoài phần mềm, lớn nhất ở Trung Quốc, đã hấp dẫn 63 khách hàng mới trong năm 2009 và đem tới con số tổng thể các doanh nghiệp nước ngoài tới hơn 400, kể cả nhiều công ti lớn nhất trên thế giới. Các công ti này đến lượt mình đã thuê vài trăm nghìn kĩ sư phần mềm và tổng số bán của công viên là xấp xỉ $ 4 tỉ đô la năm 2009, tăng 35 phần trăm từng năm trong năm năm qua. Theo ông Hu Kun Shan, phó chủ tịch Hội công nghiệp phần mềm Trung Quốc “Thu nhập của ngành công nghiệp phần mềm Trung Quốc đã tăng tới 38 phần trăm hàng năm và được mong đợi lên tới đỉnh hàng tỉ đô la trong năm 2010. Tuy nhiên, theo ông Hu, vấn đề không phải về tiền mà về việc, như ông ấy phát biểu trong bài trình bày của mình rằng với cuộc khủng hoảng tài chính này, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã đầu tư vào chế tạo đang chịu đựng việc đóng nhà máy, thất nghiệp cao do thiếu nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên ở Đại Liên, có nhiều việc làm được trả lương tốt, đặc biệt trong khu vực phần mềm và công nghệ thôn g tin. Sự phát triển của công nghiệp khoán ngoài đã giúp sự bền vững tăng trưởng kinh tế, ổn định xuất khẩu, và thúc đẩy việc làm. Theo dự đoán của ông ấy, công nghiệp khoán ngoài được mong đợi tạo ra 12 triệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm năm tới.
Đã có nhiều bài trình bày về phát triển mô hình kinh doanh cộng tác giữa Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mĩ. Nhiều người đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của môi trường mở với việc cải tiến các nguồn lực có kĩ năng, điều được cần cho ngành công nghiệp khoán ngoài. Những bài trình bày này đặc biệt có liên quan tới những người tham dự Trung Quốc mà với họ việc khoán ngoài vẫn còn tương đối mới, khi so với các nước khác như Ấn Độ và Philippines. Qua những năm gần đây, Trung Quốc đã có cải tiến lớn trong việc đặt nền tảng cho ngành công nghiệp khoán ngoài thành công. Có vài nhân tố then chốt mà tôi coi là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng khoán ngoài: Thứ nhất, mọi doanh nghiệp phần mềm được tiến hành trong Công viên phần mềm sẽ được miễn giảm thuế (không thuế). Điều đó nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho các công ti nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc vì họ có thể làm tăng cả kinh doanh và lợi nhuận. Thứ hai, sẽ có phạt nặng hơn với vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ bằng việc ban hành nhiều hình thức phạt tiền và xử tù với kẻ vi phạm. Việc phát tán các hàng hoá hay phần mềm sao trộm qua internet bị cấm tường minh qua hình phạt tù thời gian lâu. Điều đó nghĩa là các công ti nước ngoài không phải lo nghĩ về công nhân đánh cắp hay sao trộm sản phẩm của họ ở Trung Quốc. Không giống như các công ti của Ấn Độ như TCS, Infosys hay Wipro, lúc bắt đầu là các công ti nhỏ và đã trở nên lớn hơn khi kinh doanh tăng lên rồi trở thành khổng lồ trong ngành công nghiệp này. Thay vì thế các công ti Trung Quốc chọn tăng trưởng kích cỡ của họ bằng việc thu nhận, và trong vài năm qua, đã có nhiều cuộc gộp và thu nhận trong các công ti phần mềm Trung Quốc và một số đã tăng trưởng thành công ti vài nghìn nhân viên. Kích cỡ là cần để làm kinh doanh trong thế giới phương tây và có kích cỡ lớn hơn sẽ cho phép các công ti Trung Quốc cạnh tranh với các công ti Ấn Độ, mà nhiều công ti đã vượt quá hàng trăm nghìn nhân viên.
Nhân tố quan trọng nhất có lẽ là sự ủng hộ của quan chức chính phủ để giúp Trung Quốc trở thành nhà khoán ngoài tương lai bằng việc thông qua luật hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này. Tất cả mọi việc thuê chỗ của các công ti địa phương tại Công viên phần mềm đều được chính quyền địa phương bao cấp và với phần lớn các công ti, đào tạo kĩ năng kĩ thuật cũng được chính quyền địa phương bao cấp. Điều này sẽ cho phép các công ti địa phương đi nhanh để bắt kịp các công ti khác trong thời gian ngắn hơn nhiều. Bằng việc có những chỉ đạo này, Trung Quốc và ngành công nghiệp phần mềm của mình có thể thực hiện được ích lợi khổng lồ bằng việc hấp dẫn vốn đầu tư, bí quyết công nghệ xây dựng, và dùng tiềm năng thị trường của nó để hấp dẫn nhiều công ti toàn cần chuyển tới Đại Liên. Bằng việc tích hợp các văn phòng kinh doanh phần mềm, giáo dục và nghiên cứu, và đại học bên cạnh nhau, công viên đã nổi lên như một thành phố công nghệ mới, một thành phố mô hình về quốc tế hoá ngành công nghiệp phần mềm và là trung tâm xuất khẩu quốc gia của chính phủ ở Trung Quốc. Theo dữ liệu được trình bày bởi International Data Corporation (IDC), Đại Liên là thành phố số một ở Trung Quốc dưới dạng khả năng của nó phát triển phần mềm và dịch vụ thông tin, cũng như khả năng của nó đáp ứng nhu cầu của kinh doanh quốc tế. Với chính sách: “Quản lí tư nhân với sự hỗ trợ của chính phủ” Đại Liên là Công viên phần mềm năng động và hiệu quả nhất ở Trung Quốc và có vai trò sống còn trong phát triển nhanh chóng của công nghiệp khoán ngoài.
Một trong những phiên thú vị nhất mà tôi tham dự là thảo luận giữa những người quản lí từ công nghiệp phần mềm và các giáo sư đại học về vấn đề giáo dục. Theo những người quản lí này, các công ti khoán ngoài phần mềm ở Trung Quốc đã có đủ người lập trình nhưng thiếu các kĩ năng mức cao như kiến trúc sư phần mềm, người quản lí dự án và người quản lí mức trung, người ở trên đỉnh các kĩ năng được ngành công nghiệp này cần tới. Lỗ hổng này đang rộng ra khi đại học tiếp tục hội tụ vào phát triển người lập trình chứ không vào người quản lí. Nhiều giáo sư bảo vệ vị thế của đại học của họ bằng việc phát biểu rằng phải mất nhiều thời gian để cải tiến hệ thống giáo dục. Một người quản lí nói: “Chúng tôi cần thay đổi cách chúng ta giáo dục các sinh viên kĩ thuật bây giờ nếu không các nước khác sẽ nắm lấy cơ hội vàng này. Điều này là khẩn thiết nên thái độ đưa ra lời bào chữa là không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể dựa vào việc cứ gửi sinh viên ra hải ngoại để được giáo dục tốt hơn, hay để học kĩ năng tốt hơn, đây là lúc chúng ta phải có hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới.” Một trong những giải pháp cho vấn đề giáo dục là đem chương trình giáo dục tốt nhất vào Trung Quốc. Tôi đã trình bày cho thính giả về việc trao đổi chương trình đào tạo giữa Vô Tích và Đại học Carnegie Mellon University bằng việc thiết lập trung tâm i-Carnegie tại Vô Tích, nơi có thể đào tạo tới 8000 sinh viên. Điều này đã nhận được sự chào mừng nhiệt tình rất có ý nghĩa của thính giả công nghiệp phần mềm. Nhiều công ti bày tỏ rằng họ muốn thuê những sinh viên này ngay vì họ muốn có được việc truy nhập vào thị trường khoán ngoài đầu cao và đi ra ngoài khu vực viết mã và kiểm thử. Không may là với thất vọng của họ, tôi đã bảo họ rằng chương trình này chỉ mới bắt đầu được vài tháng trước đây, điều đó nghĩa là sinh viên tốt nghiệp đầu tiên sẽ không sẵn có trong bốn năm nữa.
Tôi tin rằng mặc cho sự chậm chạp kinh tế, thị trường khoán ngoài toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng thành kinh doanh có ý nghĩa, sử dụng hàng triệu người trên khắp thế giới. Khi ngày càng nhiều công ti đã chấp nhận khoán ngoài để giúp giải quyết sức ép tài chính và thách thức cạnh tranh trong thị trường của họ, ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tiến hoá nhanh hơn và tốt hơn trước đây. Khởi đầu, khoán ngoài đã được coi như có ích lợi về chi phí lao động thấp nhưng khi nó tiến hoá, nó đã trở thành cách tốt hơn để đạt tới ưu thế kinh doanh tối ưu thông qua thu nhận tri thức và kĩ năng. Để tăng tốc sự tăng trưởng này, giáo dục và đào tạo phải là nền tảng cho việc thiết lập vững chắc ngành công nghiệp này trong mọi nước đang phát triển.
—-English version—-
Outsourcing in China
Last November, I attended the Third Global Outsourcing Summit in Dalian, China. With the financial crisis still in every attendee’s minds, the summit provided a fresh opportunity for both local Chinese companies and foreign businesses to begin a dialogue about the future collaborations. After the opening ceremony and the speech by local government officers, the former French Minister Dominique de Villepin started his keynote speech with the announcement that “Outsourcing is a gateway for the new economy where innovative ideas and high level creativity are no longer concentrated in the U.S, Europe or Japan but everywhere. The new economy has provided developing countries with unprecedented business opportunities if they know how to catch this history moment”. He also expressed his confidence in the outsourcing services offered by China and said that he had great expectations of Chinese‘s outsourcing capability: “We should be committed to improve business efficiency by creating a shared future for all of us. This will require a genuine partnership between government and people as we must create a new world, a new management model, and a new economy. In this era of rapid development, mutual benefit can only be sought through cooperation and this is the responsibility required by all of us”.
This is evidence in Dalian as it has become a world famous software park after Thomas Friedman; the author of “The world is flat” compared it with Bangalore, India, and refers Dalian as the next Silicon Valley. The software outsourcing park, the largest in China, attracted 63 new customers in 2009 and bringing the overall number of foreign businesses to more than 400, including many largest companies in the world. These companies in turn have hired several hundred thousands software engineers and the park’s total sales are approximated $ 4 billion dollars in 2009, increase 35 percent each year in the past five years. According to Mr.Hu Kun Shan, vice chairman of China Software Industry Association “The revenue of China’s software industry has been growing by 38 percent annually and is expected to top several billion dollars in 2010. However, according to Mr. Hu, the issue was not about money but jobs, as he stated in his presentation that with the financial crisis, many cities in China that invested in manufacturing are suffering from closing factories, high unemployment due to the lack of export demand. However in Dalian, there are plenty of good paying jobs, especially in the software and information technology areas. The development of outsourcing industry has helped sustaining the economic growth, stabilizing export, and boosting employment. According to his prediction, the outsourcing industry is expected to create 12 million jobs for college graduates in the next five years.
There were several presentations on the developing of cooperative business models between China, Europe and North America. Many highlighted the importance of an open environment with improving skilled resources that is needed by the outsourcing industry. These presentations were particular relevance to local Chinese attendees for whom outsourcing is still relative new, as compared with other countries such as India and Philippines. Over recent years, China has made major improvement in laying the foundation for a successful outsourcing industry. There are few key factors that I considered very important to boost outsourcing growth: First, all software businesses conducted in SoftwarePark will be exempted from taxes (Zero duty). It means more opportunities for foreign companies to invest in China since they can increase both their business and profits. Second, there will be tougher penalties for Intellectual Property Right by issue more fines and prison sentence for offenders. The dissemination of pirated goods or software over the internet is explicitly forbidden with long jailed sentences. It means foreign companies do not have to worry about workers stealing or pirating their products in China. Unlike India’s companies such as TCS, Infosys or Wipro started out as small companies and grew bigger as businesses increased then became giants in the industry. Chinese companies chose to grow their size by acquisition instead, and in the past few years, there were many merging and acquisitions among Chinese software companies and some had grown to several thousand employees. Size is needed to do business in the western world and having larger size will allow Chinese companies to compete with India companies, which many already have over hundred thousand employees.
The most important factor is probably the support by government officials to help China becoming a future outsourcing powerhouse by passing laws supporting the growth of this industry. All rentals in Software Parks by local companies are subsidized by local government and for the large part, training for technical skills are also subsidized by local government. This will allow local companies to move fast to catch up with others in a much shorter time. By having theses directions, China and its software industry can realize huge benefits by attracting investment capital, building technology know-how, and using its market potential to attract more global companies to move to Dalian. By integrate software business offices, education and research, and university side by side, the park has emerged as a new vibrant technology town, a model city for internationalization of the software industry and a national export center by government in China. According to the data presented by the International Data Corporation (IDC), Dalian is the number one city in China in terms of its ability to develop software and information services, as well as for its ability to meet the needs of an international business. With the policy: “Private Management with government support” Dalian is the dynamic and most effective operational SoftwarePark in China and has a vital role in the rapid development of outsourcing industry.
One of the most interesting sessions that I attended was the discussion between managers from software industry and university professors on the education issues. According to these managers, software outsourcing companies in China have enough programmers but lack higher level skills such as software architect, project managers and middle level managers, who are on the top of the skills needed by the industry. The gap is widening as university continue to focus on developing programmers but not managers. Many professors defended their university positions by stating that it took time to improve education systems. One manager said: “We need to change the way we educate our technical students now or other countries will grasp this golden opportunity. This is urgency so the attitude of having excuses is not acceptable. We can not rely on keep sending students oversea for better education, or to learn better skills, it is time that we must have a world class education system”. One of the solutions for the education issue is to bring the best education program to China. I presented to the audience about the curriculum exchange between Wuxi and CarnegieMellonUniversity by the establishment of i-Carnegie center in Wuxi that could train up to 8000 students. This received significant enthusiastic welcome by the software industry audiences. Many companies expressed that they want to hire these students immediately as they want to gain access to high-end outsourcing market and moved beyond coding and testing areas. Unfortunately, to their disappointment, I told them that the program just started few months ago, that means the first graduates will not be available for another four years.
I believe that despite the economic slowdown, the global outsourcing market has continue to grow into a significant business, employing millions people across the world. As more companies have adopted outsourcing to help deal with financial pressure and competitive challenges in their market, this industry will continue to evolve faster and better than before. Initially, outsourcing was seen as a benefit of lower labor cost but as it evolved, it has become a better way to achieve optimal business advantage through knowledge and skills acquisition. To faster accelerate this growth, education and training should be the foundation to firmly establish this industry in any developing country.