Ngày xưa, sinh viên tốt nghiệp quay lại thăm thầy và trường cũ của mình là thông thường, nhưng ngày nay điều đó là hiếm. Khi sinh viên đã tốt nghiệp, họ ra đi và mối quan hệ giữa thầy và trò hiếm khi kéo dài ra ngoài thời gian trong trường. Tuy nhiên, tuần trước một cựu sinh viên đã tốt nghiệp vài năm trước đây quay lại gặp em. Anh ấy là một sinh viên giỏi cho nên em mong đợi rằng anh ấy sẽ làm tốt nhưng điều anh ấy nói với em không phải là điều em đã mong đợi. Anh ấy nói: “Em đã làm năm việc trong ba năm. Chẳng có gì để tự hào nhưng hồi tưởng lại, em đã học được bài học tốt và đó là lí do tại sao em quay lại thăm thầy.”

Anh ấy giải thích: “Sau khi tốt nghiệp, em có được đề nghị việc làm từ một công ti mới khởi nghiệp nơi họ trả lương tốt. Em đã KHÔNG kiểm tra về công ti nhưng đã mù quáng bởi lương và viễn cảnh làm giầu. Việc làm này không kéo dài lâu bởi vì sau mười tháng công ti đệ đơn phá sản và em phải tìm việc khác. Như một thanh niên, sau khi kiếm được việc làm trả lương khá, em tiêu nhiều hơn em làm ra. Em mua nhiều thứ, máy laptop, điện thoại di động, hệ thống stereo và ti vi màn hình phẳng cho nên khi em bị sa thải, em cũng gặp vấn đề tiền nong. Điều em học được là cho dù bạn có việc làm tốt, bạn bao giờ cũng nên được chuẩn bị trong trường hợp cái gì đó xảy ra. Cuối cùng, em tìm được việc khác, cho dù nó được trả lương kém hơn bởi vì em cần tiên để giữ cho phong cách sống tiêu thụ của em tiếp tục. Việc làm tiếp của em là trong công ti tài chính nhưng sau nhiều tháng, em thấy lĩnh vực tài chính rất chán. Bởi vì em không thích việc làm này, em cũng có nhiều xung đột cá nhân với đồng nghiệp. Từng ngày làm việc đều khổ sở cho nên em bỏ việc này và kiếm việc xây dựng website cho một công ti internet. Việc làm này được trả tiền ít hơn vì nó chỉ yêu cầu kĩ năng lập trình cơ bản mà bất kì ai cũng có thể học được trong vài tháng nhưng vào lúc đó, bất kì việc làm mới nào cũng đều tốt hơn việc làm cũ. Tất nhiên, sau vài tháng, em thấy nó không đủ thách thức và em lâm vào nhiều tranh cãi với đồng nghiệp. Em bị cho thôi việc sau khi cãi với người quản lí và bị thất nghiệp trong nhiều tháng trước khi tìm được việc làm mới cho văn phòng chính phủ. Việc làm này không hứng thú, phần lớn là bảo trì các ứng dụng cũ mà ai đó đã viết nhiều năm trước nhưng nó vẫn tốt hơn là không có gì. Em ở  đó trong một năm trước khi em tìm thấy việc làm tốt hơn ở một công ti phần mềm. Trong việc làm mới này, em bắt đầu học những điều mới và em sung sướng với thách thức mới này. Em làm việc chăm chỉ và cuối cùng được đề bạt làm người quản lí dự án. Bây giờ em nhận ra nhiều sai lầm em đã phạm phải trong nghề nghiệp và điều gì em nên làm và không nên làm.”

Tôi hỏi: “Vậy bạn đã học được gì từ những kinh nghiệm này?”

Anh ấy nói: “Em đã học được rằng em phải biết kiểu công việc làm em thích để cho em có thể xây dựng nghề nghiệp trên nó thay vì cứ lấy bất kì việc làm nào. Em nhớ rằng thầy đã nói với chúng em về tầm quan trọng của việc có nghề nghiệp thay vì việc làm. Nghề nghiệp là tiến bộ của cuộc sống làm việc của bạn dựa trên một khu vực đặc biệt mà bạn được đào tạo trong khi việc làm là hoạt động được thực hiện để đánh đổi lấy việc trả lương. Em đã KHÔNG chú ý tới sự khác biệt này và đó là lí do tại sao điều đó đã xảy ra cho em. Sau nhiều kinh nghiệm xấu, em đã học được rằng em KHÔNG nên nhận việc chừng nào nó chưa cung cấp ít nhất hai điều. Thứ nhất em phải thích điều em sẽ làm và bằng việc làm nó em cũng học những kĩ năng mới. Bây gì em biết thầy ngụ ý bởi tiến bộ về nghề nghiệp và em nên chọn việc làm dựa trên tiến bộ của điều em sẽ học được, KHÔNG dựa trên tiền bạc, KHÔNG dựa trên địa vị, và KHÔNG dựa trên việc không thích thú với việc hiện thời.”

Tôi hỏi anh ấy: “Bạn học được cái gì khác nữa?”

Anh ấy nói: “Nghề nghiệp là điều em lấy ra từ điều em đưa vào. Nếu em đóng góp thì em sẽ được thưởng bằng tri thức và kĩ năng vì bạn đang tạo ra tiến bộ. Nếu em đưa nỗ lực vào thì em rất có thể sẽ được cấp quản lí ghi nhớ khi cơ hội tới. Cho dù em có thể không có được chức vụ, em vẫn học được nhiều và điều đó sẽ giúp em khi em cần chuyển sang chức vụ mới. Em đã học phải giỏi ở điều em làm bởi vì em đưa nỗ lực vào để thu được kĩ năng và tri thức tốt hơn. Có những tri thức chuyên gia này sẽ làm em thăng tiến dưới dạng nghề nghiệp, tài chính và hạnh phúc toàn thể. Em cũng học được rằng em phải chọn lựa công ti mà em muốn làm việc cho. Trong thời đại Internet này, dễ làm nghiên cứu về công ti triển vọng của bạn. Phần lớn các công ti đều có websites, nơi bạn có thể kiểm tra lịch sử công ti, cách quản lí và sản phẩm. Điều này không chỉ cho phép bất kì ai hình thành nên ấn tượng về công ti mà còn cho phép ứng cử viên có nền tảng tốt để hỏi các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn để hình dung ra liệu công ti có là điều bạn muốn không.  Tất nhiên, tiền là quan trọng nhưng nó KHÔNG nên là lí do duy nhất để đổi việc làm hay để làm việc cho công ti.

Tôi bảo anh ấy: “Đó là quan sát tốt. Tôi mừng là bạn đã đi tới kết luận đó nhưng bạn còn học được cái gì khác nữa?”

Anh ấy mỉm cười: “Em đã học được nhiều hơn. Em đã học rằng KHÔNG chỉ bạn có ông chủ tốt mà còn cả đồng nghiệp của bạn nữa. Khi em bắt đầu việc làm đầu tiên, em kiêu ngạo vì em coi là em thông minh hơn hầu hết mọi người. Trong việc làm thứ hai, em đã KHÔNG hoà hợp với mọi người vì em tiếp tục với thái độ kiêu ngạo của mình và đó là lí do tại sao em đã không kéo dài được lâu. Công ti tài chính KHÔNG là hệt như công ti phần mềm vì em em phải làm việc với người kinh doanh và khách hàng và họ không dung thứ cho người kĩ thuật kiêu ngạo như em. Trong cuộc đời làm việc của mình, em đã học tất cả những điều xấu như tán gẫu ở văn phòng, lan truyền tin đồn giả, làm thì ít mà đòi hỏi thì nhiều,  nhưng em cảm thấy mặc cảm về những hành vi xấu này vì chúng KHÔNG đem lại cho em hạnh phúc nào. Đó là lí do tại sao em đã đổi việc lần nữa nhưng lần này em đã học được rằng em phải kiểm tra kĩ lưỡng mọi công ti triển vọng trước khi nộp đơn xin việc. Em hiểu rằng có việc làm là điều cần thiết để đảm bảo an ninh cho điều cơ bản như chỗ ở, thức ăn và quần áo nhưng nghề nghiệp còn nhiều hơn là phương tiện có thu nhập. Nó là cách có mục đích trong cuộc sống, cơ hội cho đóng góp xã hội, cách đặt ra và đạt tới mục đích cá nhân. Đây không phải là cái gì đó mới, thầy và các thầy khác đã nhắc tới nó nhiều lần trong lớp nhưng em đã không nắm được nó. Đó là lí do tại sao em quay lại để nói cám ơn những lời khuyên bảo của thầy và hi vọng rằng các sinh viên khác có thể học được từ kinh nghiệm của em.”

Tôi bảo anh ấy tới lớp tôi và cho sinh viên vài “lời khuyên bạn bè”. Đây là điều anh ấy đã nói với lớp:

“ĐỪNG nhận việc làm bởi vì nó thuận tiện. ĐỪNG nhận việc làm vì nó trả lương cao. ĐỪNG nhận việc làm vì bạn không thích việc làm hiện tại của bạn và nghĩ rằng bất kì việc làm gì mới cũng sẽ tốt hơn. Bạn PHẢI biết bạn muốn làm gì trong cuộc đời. Nhớ tại sao bạn ở đây: Để có được giáo dục. Làm bất kì sẽ giúp cho bạn với mục đích này là ưu tiên. Bài học đầu tiên trong xây dựng nghề nghiệp là ở chỗ bạn KHÔNG phải tìm cái gì đó hoàn hảo hay là anh hùng. Bạn KHÔNG cần làm cái gì đó phi thường mà chỉ hạnh phúc khi bạn làm tiến bộ trong việc xây dựng nghề nghiệp của bạn. Là người phần mềm, bạn đã làm chọn lựa tốt về việc làm sung mãn hơn trong lĩnh vực này. Khi bạn bắt đầu nghề nghiệp với bằng cấp giáo dục cao hơn trong tay, bạn sẽ làm ra nhiều tiền hơn và được trao cho nhiều trách nhiệm hơn người khác nhưng bạn phải khiêm tốn bởi vì có nhiều điều hơn trong cuộc sống hơn chỉ là tiền bạc hay chức vụ. Bạn phải tiếp tục học bởi vì mọi sự sẽ thay đổi. Đào tạo thêm và kinh nghiệm sẽ làm cho việc làm của bạn thậm chí còn tốt hơn cho trưởng thành cá nhân của bạn và cuối cùng cho mục đích của bạn. Chung cuộc, khi bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, hãy tìm cái gì đó mà bạn tự nhiên thích và từ đó làm nỗ lực thêm để hoàn thành hứng khởi cá nhân này. Theo cách đó, bạn có thể thu được nhiều điều trong cuộc sống hơn chỉ có việc làm để có thức ăn trên bàn. Bạn có thể tìm ra lí do cho sự tồn tại của bạn, lí do để thức dậy mỗi sáng và sống cả ngày của bạn tới mức tràn đầy nhất.”

—-English version—-

A software engineer’s experiences

In old days, graduated students come back to visit professors and their former schools is common, but today it is rare. When students graduated, they are gone and the relationship between professors and students rarely extend beyond the time in school. However, last week a former student who graduated several years ago came back to see me. He was a good student so I expected that he would do well but what he told me was not what I had expected. He said: “I’ve had five jobs in three years. Nothing to be proud of but in retrospect, I learned a good lesson and that is why I come back to see you”.

He explained: “After graduate, I had a job offer from a start-up company where they paid good salary. I did NOT check on the company but was blinded by the salary and the prospect of getting rich. This job did not last long because after ten months the company filed for bankruptcy and I had to look for another job. As a young person, after got a good paying job, I spent more than I made. I bought a lot of things, laptops, cellular phones, stereo systems and flat screen TV so when I got laid-off, I also had money problem. What I learned is even if you are have a good job, you should always be prepared in case something happen. Eventually, I found another job, even it paid less because I needed money to keep my consumer life style continue. My next job was in a financial company but after several months, I found the field of financing very boring. Because I was not happy with the job, I also had a lot of personal conflicts with co-workers. Each working day was miserable so I left the job and got another building websites for an internet company. This job paid much less as it only required basic programming skill that anyone can learn in few months but at that time, any new job was better than the old one. Of course, after several months, I found it was not challenging enough and I got into a lot of arguments with co-workers. I got fired after an argument with a manager and was unemployed for several months before found another job working for a government office. This job was not exciting, mostly maintaining old applications that someone wrote many years ago but it was better than nothing. I stayed there for a year before I found a better job at a software company. In this new job, I began to learn new things and I was happy with this new challenge. I worked hard and eventually got promoted to project manager. Now I realized how many mistakes that I had made in my career and what I should and should not do”.

I asked: “So what have you learned from these experiences?”

He said: “I learned that I must know the type of work that interest me so that I can build a career on it rather than just take any kind of job. I remember that you told us in class on the importance of having a career rather have a job. A career is the progression of your working life based on the particular area for which you are trained where a job is an activity performed in exchange for payment. I did NOT pay attention to the difference and that is why it happened to me. After several bad experiences, I learned that I should NOT take a job unless it offers at least two things. First I must like what I will do and by doing it I also learn new skills. Now I know what you mean by progressing on a career and I should select job based on the progression of what I will learn, NOT on the money, NOT on the position, and NOT on being not happy with the current job”.

I asked him: “What else have you learned?

He said: “A career is what you get out of what you put in. If you contribute then you will be rewarded with knowledge and skill as you are making progress. If you put in the effort then you will more likely be remembered by management when opportunity comes. Even you may not get the position, you still learn a lot and it will help you when you need to move on to a new position. I learned to be good at what I do because I am putting the efforts to gain better skills and knowledge. Having these expertise will advance me in terms of career, finance and overall happiness. I also learned that I must select the company that I want to work for. In this Internet age, it is easy to do research on your prospective company. Most companies have web sites, where you can check out the company history, management and products. Not only this allow anyone to form an impression of the company but it also allow the candidate a good foundation for asking questions during the interview to figure out if the company has what you want.  Of course, money is important but it should NOT be the only reason to change job or to work for a company.

I told him: “That is a good observation. I am glad that you have come to that conclusion but what else have you learned?”

He smiled: “I learned a lot more. I learned that it is NOT just the boss you have to be nice to but also your co-workers. When I started in my first job, I was arrogant because I considered that I was smarter than most people. In my second job, I did NOT get along with people as I continued with my arrogant attitude and that was why I did not last long. A financial company was NOT the same as a software company because I had to work with business people and customers and they did not tolerate arrogant technical person like me. In my working life, I learned all the bad things such as office gossips, spreading false rumors, work less but claim more,  but I felt guilty about these wicked behaviors as they did NOT bring me any happiness. That was why I change job again but this time I learned that I must thoroughly check out any prospective company before applying. I understand that having a job is necessary to secure the basics such as shelter, food and clothing but a career is more than a means of having income. It is a way to have purpose in life, a chance for social contributions, a way to set and reach personal goals. These are not something new, you and other professors have mentioned about it many times in class but I did not get it then. That is why I come back to say thank to your advises and hope that other students can learn from my experiences”.

I asked him to come to my class and give students some “friendly advices”. This was what he told the class:

“Do NOT take a job because it is convenient. Do NOT take any job because it pays more. Do NOT take a job because you are not happy with your current job and think that any new job would be better. You MUST know what you want to do in life. Remember why you are here: To get an education. Make anything that will help you with this goal a priority. The first lesson in building a career is that you do NOT have to find something perfect or be a hero. You do NOT need to do something extraordinary but just be happy as long as you are making progress in building your career. As a software person, you have made a good choice as jobs are much more plentiful in this field. When you start a career with higher education degrees in hand, you will make more money and be given more responsibility than others but you must be humble because there are more things in life than just money or position. You must continue to learn because things will change. Additional training and experience will make your job even better for your personal growth and eventually your goals. Ultimately, when you do meet the basic necessities of life, find something that you are naturally like and from there make additional efforts to fulfill this personal inspiration. That way, you can get much more in life than just from a job that put food on your table. You can find a reason for your existence, a reason to awake each morning and live all your days to the fullest”.