Tuần trước, tôi đã ở Ấn Độ và đã có cơ hội thảo luận về giáo dục và đào tạo phần mềm với nhiều bạn bè ở đó.

Có xấp xỉ trên 250 đại học ở Ấn Độ, phần lớn đều là sở hữu của nhà nước nhưng các viện đào tạo tư nhân do các công ti phần mềm sở hữu đang bắt đầu nở hoa vì họ có chương trình đào tạo tốt hơn. Các đại học Ấn Độ cho tốt nghiệp quãng 350,000 người phát triển phần mềm mỗi năm nhưng chính phủ muốn tăng gấp đôi con số này vào trước năm 2020. Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Viện Khoa học Ấn Độ (IIS) được thừa nhận rộng rãi là nơi tốt nhất, nhiều người bạn Ấn Độ bảo tôi rằng họ có lẽ còn tốt hơn đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hay đại học Carnegie Mellon ở Mĩ. Bởi vì họ hấp dẫn những sinh viên giỏi nhất, người tốt nghiệp của họ được chờ đón bởi nhiều công ti phần mềm hàng đầu của Ấn Độ như Infosys, Wipro, TCS và HCL cũng như các công ti nước ngoài như Microsoft, Oracle, và Motorola.

Tới ngày nay, Ấn Độ đã có trên hai triệu người làm việc trong khu vực Công nghệ thông tin (CNTT). Nghề CNTT rất được mong muốn vì họ làm được lương tốt hơn, thậm chí còn hơn cả nghề bác sĩ y tế. Bạn tôi Chandra nói với tôi: “Ngày nay con gái trẻ muốn lấy kĩ sư phần mềm cho nên có bằng phần mềm là “giấy phép” cưới con gái giầu và đẹp. Ở Ấn Độ, chính gia đình cô gái phải trả tiền cho đám cưới và mọi chi tiêu, kể cả của hồi môn cho đàn ông. Cho nên học phần mềm là chọn lựa được ưa chuộng của nhiều nam thanh niên và có việc làm trong khu vực khoán ngoài, với cơ hội đi và sống ở nước ngoài, có lẽ là việc làm với giấc mơ đẹp nhất có thể có. Bởi vì phần lớn hôn nhân đều được thu xếp bởi gia đình, sinh viên nam trong kĩ nghệ phần mềm điển hình nhận được nhiều hứa hôn ngay trước khi họ tốt nghiệp. Nếu họ kiếm được việc với công ti khoán ngoài và có thể đi ra nước ngoài, vị thế của họ sẽ tăng cao đáng kể. Họ có thể đòi số tiền lớn, thậm chí cả xe hơi hay nhà từ những cuộc hứa hôn của mình.” Khó mà tin được rằng kĩ nghệ phần mềm lại là “việc làm nóng” thế ở đó vì ở Mĩ nó được goi là việc làm dành cho loại người cắm đầu vào làm việc “Geeks và Nerds” (người biết rộng và người biết sâu) và nhiều kĩ sư phần mềm khó có thời gian hẹn hò với bạn gái.

Mặc cho nhiều người đang học về kĩ nghệ phần mềm hay đã tốt nghiệp trong khu vực này, Ấn Độ bây giờ đang đối diện với thiếu hụt công nhân phần mềm. Tỉ lệ đổi người trong công nhân phần mềm là 30% và nhiều người có tài đang tìm kiếm việc làm ở Mĩ và các nước châu Âu. Chandra bảo tôi rằng khi nhu cầu vẫn còn đổ về, nhiều công ti Ấn Độ phải khoán ngoài công việc cho các nước khác hay bành trướng sang các nước khác ở châu Á để đáp ứng nhu cầu. Ngày nay, người Ấn Độ không muốn là người lập trình hay kiểm thử nữa, họ khoán ngoài phần lớn những việc này và giữ kiến trúc, thiết kế hay dự án CNTT qui mô lớn bởi vì chúng sinh lời hơn nhiều.

Ông ấy cũng bảo tôi rằng bởi vì có lỗ hổng lớn giữa chương trình hàn lâm và nhu cầu công nghiệp cho nên đào tạo tiếp sau việc thuê người là ưu tiên với nhiều công ti phần mềm. Người phát triển phần mềm điển hình nhận được từ 2 tới 4 tuần đào tạo mỗi năm để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Phần lớn các công ti đều có đào tạo ba tháng sau khi thuê người và đào tạo tại chỗ làm việc ba tháng thêm nữa cho nhân viên mới. Kĩ năng cốt yếu nhất được cần tới trong công nghiệp ngày nay là người quản lí dự án, kĩ sư lấy yêu cầu, và kĩ sư an ninh CNTT và hầu hết các công ti đều có đào tạo trong nhà riêng của họ cho các vị trí đó.

Tôi đã có vài cuộc gặp với các sinh viên trong đại học của họ. Đó là cuộc nói chuyện thân tình vì họ hỏi nhiều hơn là tôi có thể trả lời về xu hướng trong công nghiệp phần mềm. Tôi bảo họ rằng nếu các đại học của họ có thể hội tụ ít hơn vào lí thuyết mà nhiều hơn vào thực hành thì họ có thể cải tiến kĩ năng của mình để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp vì sinh viên có thể có năng suất ngay thay vì phải mất vào tháng trong đào tạo thêm. Tôi cũng tin rằng thay đổi nhanh chóng trong công nghiệp công nghệ yêu cầu đào tạo liên tục nhưng đây là vấn đề. Nhiều sinh viên tin rằng vì họ đã có bằng cấp và việc làm, không cần đào tạo thêm. Khái niệm “học cả đời” vẫn còn tương đối mới cho nhiều người trong số họ. Một sinh viên hỏi tôi: “Tôi đã có bằng và việc làm tốt, sao tôi cần trở lại trường? Chính bởi vì những người như thầy, người dạy để mà sống, mới cần sinh viên để giữ việc cho thầy chứ gì?” Các sinh viên khác bày tỏ ý kiến của mình: “Chúng tôi đã dành nhiều năm trong trường rồi, chúng tôi có việc tốt và bây giờ chúng tôi cần tận hưởng cuộc sống,” nhưng sinh viên khác cảnh báo bạn mình: “Đào tạo thêm có thể trở thành cần thiết khi công nghệ thay đổi cho nên chúng ta có thể xem xét điều đó khi nó tới.”

Về toàn thể, tôi có thể cảm thấy bầu không khí tin tưởng trong các sinh viên về sức mạnh kinh tế mới của họ mà đất nước họ đã đạt được. Khi hỏi về sắp hạng phần mềm của họ, phần lớn họ đều đánh giá “Ấn Độ là số 2, sau Mĩ,” nhiều người bảo tôi vấn đề chỉ là thời gian thôi, họ sẽ là số một.

—-English version—-

Indian Software Engineer

Last week, I was in India and had a chance to discuss software education and training with many friends there. There are approximately over 250 universities in India, most are state-owned but private training institutions owned by software companies are beginning to flourish as they have better training programs. Indian universities graduate about 350,000 software developers each year but the government wants to double this number by 2020. The Indian Institutes of Technology (IIT) and the Indian Institute of Science (IIS) are widely considered to be the best, many Indian friends told me that they are probably even better than Stanford University, Massachusetts Institute of Technology (MIT) or CarnegieMellonUniversity in the U.S. Because they attract the very best students, their graduates are highly desirable by top software Indian companies such as Infosys, Wipro, TCS and HCL as well as foreign companies such as Microsoft, Oracle, and Motorola.

To date, India has about over two million people working in Information Technology (IT) areas. An IT career is highly desirable as they make better salaries, even more than Medical doctors. My friend Chandra told me: “Today young girls want to marry software engineers so having software degrees is a “license” to wed beautiful and rich girl. In India, it is the girl family that have to pay for the wedding and all expenses, including dowry for the man”. So study software is the prefer choice of many young man and having working in the outsourcing area, with the opportunities to travel and live oversea, is probably the best dream jobs possible. Because most marriages are arranged by family, a male students in software engineering typically receive several marriage propositions even before they graduate. If they get jobs with outsourcing companies and could travel oversea, their status will increase significantly. They could demand a large sum of money, even cars or houses from their marriage proposals”. It is hard to believe that software engineering is such a “Hot job” there since in the U.S it is considered as jobs for “Geeks and Nerds” and many software engineers have hard time getting dates with girls.

Despite many people are studying software engineering or already graduated in this area, India is now facing a software worker shortage. The turn over rate among software workers is about 30% and many talented people are seeking employment in the United States and other Western countries. Chandra told me that as demands are still pouring in, many Indian companies have to outsource works to other countries or expand to other countries in Asia to meet demands. Today, Indian does not want to be programmers or testers anymore, they outsource most of these works and keep the architect, design or large scale IT projects because they are much more profitable.

He also told me that because there are significant gaps between academic program and industry needs so training after hiring is a priority for many software companies. A typical software developer receives between 2 to 4 weeks of training each year to keep up with technology changes. Most companies have three months training after hiring and an additional three months of on-the-job training for new employee. The most critical skill needed in the industry today is project managers, requirements engineers, and IT security engineers and most companies have their own in-house training programs to for those positions.

I had several meetings with software students in their university. It was a friendly conversation as they were asking more than I can answered about trends in software industry. I told them that if their universities could focus less on theories but more on practices then they could improve their skills to meet the industry’s needs as students can be productive right away rather than having to spend several months in additional trainings. I also believe that the rapid change in the technology industry requires continuing education but this is an issue. Many students believe that since they already have degrees and jobs, there is no need for additional trainings. The “lifelong learning” concept is still relatively new to many of them. A student told me: “I have a degree and a good job, why do I need to go back to school? Is it because people like you, who teach for a living, need students to keep your jobs?” Another students voiced his opinion: “We spent many years in school, we have good jobs and now we need to enjoy life” but another student cautioned his friends: “Additional training may becomes a necessity when technologies change so we may consider it when it comes”.

Overall, I can feel a confident atmosphere among students on their new economic power that their country has achieved. When asking about rating their software, most of them rated “India as number 2, after the U.S” several told me that it is just a matter of time, they will be number one.